Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Tí dê nói:
xecanghai nói:
Ở đây em không có ý nói rẳng Cụ Kim ngu muội gì mà lại d'accord với Tên Tướng Nhật nhưng lời kể của một nhà sử học có thể nói là number one của lịch sử cận và hiện đại thì không phải là đơm đặt
Trong mẩu đối thoại này chúng ta có thể thấy 2 ý nghĩ
- Của tên tướng Nhật: nhìn xa, thấy rõ nguy cơ của VM ( thực chất là XXX) với hậu thế
- Của Cụ Kim : biết là như vậy nhưng không thể để bàn tay ngoại bang can thiệp
Nếu bác nào đọc đến đoạn cụ Kim thấy những người làm CMT8 đốt thư viện sách tại nhà của cụ ở HN ( mà cụ đã dày công sưu tầm bao nhiêu năm và toàn những tài liệu lịch sử về VN có một không hai) thì mới biết cụ đã nhìn thấy tai hoạ của red revolution như thế nào
Sau này Lý Quang Diệu khi viết hồi ký cũng có những đánh giá tương tự khi nhìn về phong trào du kích Malaixia do XXX cầm đầu. Chính vì lẽ đó Lý Quang Diệu ra sắc lệnh cấm XXX hoạt động ( thailand cũng làm tương tự)


Hehe, rõ ràng cái bác thấy không phải là cái em thấy. :D
Đầu tiên là nhận định cụ Trần Trọng Kim là nhà sử học number one, theo em biết thì Việt Nam sử lược được đánh giá là có giá trị là do cách viết rất súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu, nghĩa là có tính phổ thông, còn về mặt học thuật thì chưa chắc đã nổi trội, thậm chí có những lỗi rất cơ bản. Giới sử học vẫn hay truyền miệng về giai thoại nổi nhất trong VNSL khi cụ giải thích chữ Kỳ Hòa và Chí Hòa. :D
Vấn đề thứ 2 là việc người Nhật có tầm nhìn xa về hiểm họa tại VN thì em nghĩ là họ hơi "thừa cơm", nếu thật sự họ lo cho dân mình như vậy. Xin lỗi lúc họ còn đang mạnh, còn để mặc cho dân Việt chết đói cả triệu người thì khi họ đang hấp hối mà còn nghĩ đến chuyện "nhìn xa" cho Đế Quốc VN thì chắc là lão Nhật này không bại não thì cũng có vấn đề về thị giác. Do đó em nghĩ nhiều khả năng người ta chỉ đãi bôi về ngoại giao, và cụ Kim có lẽ cũng biết tỏng là nếu cụ có gật thì người Nhật cũng chả dại mà dây dưa với VM, nếu VM không gây hấn với họ.
Còn việc ảnh hưởng của cơm sườn thì em hẹn dịp khác, bữa nay em bận. :D

Bác Tý quả là trí tuệ và miệng lưỡi đều sắc cả !
033102beer_1_prv.gif


Em đang mong cái dịp khác mà bác hứa sẽ đến sớm !
 
Hạng D
8/3/10
1.299
5.687
113
Hai Yen nói:
Đơn giản là vì người ta biết làm giàu :)

Bên ta cũng có nhiều người biết làm giàu vậy??? Sinh viên mà đã đứng tên mấy căn biệt thự triệu đô...
 
Hạng B1
11/9/10
62
936
83
Các bác nhận định nhiều về việc tại sao Nhật nó giàu rồi , giờ mình bàn đến tại sao Việt Nam vẫn nghèo ?

Nên nhớ rằng trước 1975 thì hoàn cảnh 2 nước VN và Hàn giống nhau, cũng chia đôi đất nước với 2 thế lực quốc cộng đối nghịch nhau . VN ta may mắn thống nhất đất nước năm 1975 thì đáng lẽ ra phải giàu lên vượt bức xa tụi Hàn mới đúng chứ ? Ta có mỏ dầu, mỏ than, mỏ bauxite và nhiều mỏ khác còn tụi Hàn có mỏ gì, tài nguyên tụi nó có gì mà tụi nó vẫn còn trong tình trạng chiến tranh dù là chiến tranh lạnh nhưng sao tụi Hàn Quốc lại giàu và phát triển hơn ta rất nhiều . Ngay cả Bắc Hàn nó có nghèo đi chăng nữa nó cũng sản xuất ra được vũ khí đáng gườm .

Lỗi tại đâu ? Lỗi tại ai ?

Lỗi tại vì cơ chế , tại vì lãnh đạo dỏm hay tại vì dân ta không biết làm ăn ?

Nhân tài Việt Nam có tâm huyết với quốc gia dân tộc không ít, ngay cả nhân tài trong nước cũng không thiếu nhưng tại sao họ lại không được sử dụng và trọng dụng đúng mức ? Lấy thí dụ như nhân tài Lê Bá Khánh Trình một thời nổi tiếng, học xong lấy bằng tiến sĩ trường đại học nổi tiếng Lomonoxop về nước chỉ kiếm nổi được công việc còm là dạy trường trung học mà vốn dĩ toàn là dân có bằng cử nhân hay vài thạc sĩ dạy thôi , mãi sau này nhiều người phê phán quá LBKT mới được cho dạy ở đại học . Thử hỏi nếu LBKT được một trường đại học nước ngoài mời qua dạy thì liệu LBKT có bám lại dạy hay dứt áo bỏ đi như Lê Tự Quốc Thắng hay Ngô Bảo Châu đã làm ?

Mình chỉ mong rằng người Việt mình nên đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên tất cả, bỏ qua sự bất đồng về ý thức hệ , đảng phái . Hãy để những người có thực tài , có tâm với nhân dân, có tâm huyết với dân tộc lên lãnh đạo, bất kể anh ở đảng phái nào , vì dù sao mục đích của cách mạng là đem lại sự hạnh phúc và tự do cho người dân .

Hồi còn học trung học mình tâm đắc câu nói của cụ Nguyễn Công Trứ : “Làm trai đứng ở trong trời đất - Phải có danh gì với núi sông” nhưng sau này khi thế giới quan mình được mở rộng, nhân sinh quan mình được bồi đắp thì mình ước gì lúc đó cụ Hy Văn đã nói “Làm trai đứng ở trong trời đất - Phải đóng góp gì với núi sông

QTQH
 
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
Nên nhớ rằng trước 1975 thì hoàn cảnh 2 nước VN và Hàn giống nhau,
----------------------------------------------------------------------------------------
Hàn vẫn hơn Sài Gòn 1 bậc bác ui
Nhưng còn bác hỏi sao giờ mình thụt lùi xa so với nó cả thế kỷ ? Bác tưởng tượng 1 chiếc xe chạy tới 35 năm và 1 chiếc chạy lùi 35 năm ,vậy là 2 xe cách nhau... 70 năm rồi nhé.
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
75.938
113
sau năm 75 VN còn bị bao vây kinh tế, cô lập với thế giới, chỉ chơi với mấy nước XHCN lúc bấy giờ. Nói cho cùng thì VN cho đến nay vẫn chưa hội nhập hoàn toàn với TG.
Thời kỳ Nhật, Hàn qua rồi, thời buổi khắc phục hậu quả chiến tranh tạo ra 1 lượng công ăn việc làm khổng lồ, nay bình diện thế cục đang về thế cân bằng TQ lại đang thâu tóm gần hết mọi công việc chân tay của TG, do vậy việc toàn cầu hóa mà Vn đang bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh. Nói chung là rất khó khăn
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.861
113
Miền Không Xác Định
bravia nói:
sau năm 75 VN còn bị bao vây kinh tế, cô lập với thế giới, chỉ chơi với mấy nước XHCN lúc bấy giờ. Nói cho cùng thì VN cho đến nay vẫn chưa hội nhập hoàn toàn với TG.
Thời kỳ Nhật, Hàn qua rồi, thời buổi khắc phục hậu quả chiến tranh tạo ra 1 lượng công ăn việc làm khổng lồ, nay bình diện thế cục đang về thế cân bằng TQ lại đang thâu tóm gần hết mọi công việc chân tay của TG, do vậy việc toàn cầu hóa mà Vn đang bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh. Nói chung là rất khó khăn

Cái đỏ đỏ mới đáng nói nha. Không ai ép.
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
75.938
113
Không ai ép?????????????
- Mình mới dựa vào khối XNCH và một vài nước ngoài khối XHCN để đánh Mỹ, nay chả lẽ trở mặt.
- Việc bao vây cấm vận là do Mỹ phát động toàn TG nhằm cô lập VN
- Mô hình XHCN của LX và các nước Đông Âu tại thời điểm đó vẫn còn chút thành tựu
- Việc "phản bội" sẽ "phải dạy cho VN bài học" mà TQ nó làm sau đó
- Sau khi đánh Mỹ xong liệu Mỹ nó dang tay đón VN nhập hội nó chắc
- Việc nhận viện trợ tái thiết đất nước sau CTranh hoàn toàn do các nước trong khối XHCN tài trợ.
- Trong CT tư tưởng về CNCS giúp Đảng lãnh đạo giành thắng lợi, vậy bây giờ nói ngược sao được.
- Cao điểm của chiến tranh lạnh chưa tới cao điểm

Do vậy việc đi theo mô hình XHCN là lẽ đương nhiên chứ
 
Hạng B1
11/9/10
62
936
83
bravia nói:
sau năm 75 VN còn bị bao vây kinh tế, cô lập với thế giới, chỉ chơi với mấy nước XHCN lúc bấy giờ. Nói cho cùng thì VN cho đến nay vẫn chưa hội nhập hoàn toàn với TG.
Thời kỳ Nhật, Hàn qua rồi, thời buổi khắc phục hậu quả chiến tranh tạo ra 1 lượng công ăn việc làm khổng lồ, nay bình diện thế cục đang về thế cân bằng TQ lại đang thâu tóm gần hết mọi công việc chân tay của TG, do vậy việc toàn cầu hóa mà Vn đang bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh. Nói chung là rất khó khăn

Bác tìm đọc Hồi Ký của cựu thứ trưởng Trần Quang Cơ (sau 1975) để biết thêm thông tin nhé . Sau đây là một đoạn trích trong hồi ký của bác ấy :

[
[<font]khi Jimmy Carter trúng cử tổng thống thay Gerald Ford năm 1977. Chính quyền mới của Đảng Dân chủ có quan điểm chiến lược khác và thái độ đối với Việt Nam mềm mỏng hơn. Nguyên nhân quan trọng khiến chính quyền Carter quan tâm ngay từ đầu đến việc thiết lập mối quan hệ mới với Việt Nam là lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đại sứ Mỹ tại LHQ, Andrew Young, đã nói rõ điều đó: ?oChúng tôi coi Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ? (tháng 1.77).

Ngày 6.1.77, thông qua Liên Xô, Mỹ lại đưa ra một kế hoạch 3 bước về bình thường hoá quan hệ với Việt Nam:

1.

Việt Nam cho biết tin về những ?ongười Mỹ mất tích trong chiến tranh? (MIA).
2.

Mỹ chấp nhận Việt Nam vào LHQ và sẵn sàng lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam.
3.

Mỹ có thể đóng góp khôi phục tại Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác kinh tế khai thác.

Ngày 3/3/1977 chính quyền Carter quyết định nới lỏng một phần cấm vận đối với ta, cho phép tàu thủy và máy bay nước khác chở hàng sang Việt Nam được ghé các cảng và sân bay của Mỹ để lấy nhiên liệu (nhưng vẫn cấm người Mỹ buôn bán với Việt Nam, cấm tàu Mỹ đến Việt Nam đến cảng và sân bay Mỹ). Ngày 9.3.77, Mỹ cho phép công dân Mỹ được đi thăm Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Campuchia kể từ ngày 18.3.77.

Đến giữa tháng 3 ta nhận tiếp đón Léonard Woodcock, đặc phái viên của tổng thống Mỹ Carter sang Việt Nam. Ngày 17.3.77 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tiếp L. Woodcock và 4 thành viên trong đó có Thượng nghị sĩ Mansfield ?" tại Chủ tịch phủ ở Hà Nội. Ngày hôm đó, đoàn Mỹ cũng đã đến chào Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh.

Sau chuyến đi thăm mở đường này, hai bên đã thoả thuận mở cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tại Paris. Đoàn ta lúc đó do Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền dẫn đầu, thành viên có tôi, vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ, anh Vũ Hoàng, vụ trưởng vụ Lãnh sự và mấy cán bộ vụ Bắc Mỹ: (các) anh Bùi Xuân Ninh, Cương, Hà Huy Tâm, Lê Mai. Anh Lê Mai khi đó là cán bộ vụ Bắc Mỹ, làm phiên dịch cho trưởng đoàn. Sứ quán ta ở Pháp có anh Đỗ Thanh, bí thư thứ nhất, và anh Nguyễn Thiện Căn, tùy viên báo chí, tham gia đoàn. Phía Mỹ do R. Holbrooke làm trưởng đoàn. Cuộc đàm phán diễn ra khá lâu, phải qua 3 vòng đàm phán trong tháng 5, tháng 6 và tháng 12 năm 1977. Địa điểm luân phiên ở đại sứ quán ta và đại sứ quán Mỹ tại Pháp. Trong đàm phán vòng 1 (ngày 3-4.5.77), lập trường của Mỹ là hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác giữa hai bên để lại giải quyết sau; Mỹ sẽ không cản Việt Nam vào LHQ. Còn về điều 21 (của Hiệp định Paris về VN), Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận buôn bán và xét viện trợ nhân đạo. Theo chỉ thị đã nhận trước khi đi, ta kiên quyết đòi phải giải quyết ?ocả gói?9 3 vấn đề: ta và Mỹ bình thường hoá quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho Việt Nam như đã hứa hẹn trước đây. Trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hoá quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ 3,2 tỷ đô-la cho ta vì Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngày 2-3.6, đàm phán vòng 2, Mỹ nêu lại các đề nghị hồi tháng 5. Ngày 19.7.77, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ), Mỹ quyết định rút bỏ việc phủ quyết Việt Nam vào LHQ. Sau vòng 2, anh Phan Hiền đã phải bay về Hà Nội báo cáo và xin chỉ thị, thực chất là đề nghị trên nên có thái độ thực tế và đối sách mềm dẻo hơn, nhưng nghe nói cả 4 vị lãnh đạo chủ chốt của ta lúc đó đều nhất trí lập trường trên. Trước đòi hỏi kiên quyết của ta, tại vòng 3 (19-20.12.78), Mỹ đề nghị nếu chưa thoả thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền lợi10 ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được. Sau khi có Phòng quyền lợi thì sẽ tuỳ tình hình mà xét bỏ cấm vận, song ta vẫn giữ lập trường cũng nhắc đòi giải quyết ?ocả gói? 3 vấn đề.

Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ C. Vance, ngày 10.1.77 tuyên bố: ?o Việc tiến tới bình thường hoá quan hệ Mỹ ?" Việt nam phù hợp với lợi ích của hai nước? Năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hoá quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua. Trong khi đó, theo sự xúi dục của Bắc Kinh, chính quyền Polpot bắt đầu chiến tranh biên giới chống ta từ ngày 30.4.77 và đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta ngày 31.12.77. ]

(Trích từ mạng ttvnol chấm com/gdqp/1013392 )

QTQH






 
Last edited by a moderator: