Không phải chỉnh thước lái chỉ để đi cao tốc.
Lý do là cao tốc mới có đường thẳng để nhận ra độ nhao lái. Chứ chạy trong phố chưa được 100m đã tới giao lộ rồi thì sao có cơ hội bỏ vô lăng + đạp ga lên 120km/h.
Đến cái sân đá banh cũng phải làm dốc qua hai bên đường biên ngang để thoát nước, nói chi cái đường cao tốc chạy tới 120km/h.
Trời ơi, cái thời đại này, ai cũng cắm mặt vào smartphone, suốt ngày online nên không nhận ra những thứ "offline" quanh mình nữa...
Anh
@long-ruoi-voxethanhlong nên lên tiếng giải thích cho có khoa học kỹ thuật một chút, để bác chủ giải thích kiểu này vài lần nữa chắc AE OS không dám tới chỗ anh làm đâu!
PS. đã ghé TL vá vỏ vài lần (cơ sở bên BX Miền Đông), đánh giá anh em thợ làm nghiệt tình và chuyên nghiệp.
Dạ kính chào các bác , em xin lỗi vì đã hồi âm khác chậm dẫn đến tình trạnh các bác hiểu lầm ý nhau trong quá trình tranh luận ạ.
Em xin mạn phép được chia sẻ như sau:
Quy trình CÂN CHỈNH GÓC ĐẶT BÁNH XE bao gồm 2 bước: bước đầu tiên là cân bằng động(cân mâm bấm chỉ) xếp vỏ 4 bánh - bước thứ 2 sẽ là cân chỉnh góc đặt bánh xe bằng máy Huntẻ - Hoa Kỳ
Theo nguyên tắc thì người sử dụng nên kiểm tra góc đặt bánh xe sau mỗi 10.000km hoặc từ 6 thắng tới 1 năm. Vì trong quá trình sử dụng , do điều kiên đường xá,hỏng hóc của xe hoặc do kĩ năng lái xe thì xe của mình sẽ bị thay đổi góc đặt bánh xe( đường xấu , ổ gà , cấn lề , mâm bị wan...). theo thời gian , các góc đặt bánh xe sẽ thay đổi , sẽ gây ra các hiện tường có thể cảm nhân bằng mắt thường như sau : vô lăng bị lệch về 1 bên , xe chạy bị xỉa lái , vỏ mòn không đều và nhanh hơn , vô lăng bbij rung khi lên tốc độ cao nhất định...)
Khi cân bằng động bằng máy Hunter, máy sẽ sắp xếp vị trí để xe chạy cân đối nhất, vì có bản trên mỗi lốp xe có độ nhao nhất định. Độ nhao này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình vận hành của xe. Tuỳ hệ thống treo của từng dòng xe có cho cân chỉnh được độ nhao hay không, thì quá trình xếp lốp sẽ phát huy hết tác dụng của nó. Vì cơ bản trong lúc vận hành xe, tuỳ đk đường xá và cách lái, mỗi lốp xe sẽ có 1 độ mòn nhất định, mà độ mòn này ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhao lái của xe. Nên khi cân chỉnh thước lái máy sẽ tự sắ xếp vị trí lốp 1 cách tối ưu nhất. Các bác cứ để ý lốp xe để vị trí trước h vẫn chạy bình thường , nhưng khi các bác đảo vỏ thì độ nhao sẽ thay đổi.
Còn về vấn nhao lái khi đi trên đường cao tốc như các bác thảo luận trước đây, em xin giải thích như sau:
Về cơ bản , sau khi xe được cân chỉnh góc đặt bánh xe về thông số chuẩn của nhà sản xuất,về nguyên tắc xe sẽ chạy thẳng và không bị nhao , không bị xỉa. Tuy nhiên, do điều kiện mặt đường , điều kiện đường sá , và còn tùy thuộc vào hệ thống treo , hệ thống dàn gầm mà các bác chủ xe có bảo dưỡng thường xuyên hay không , thì mặc dù đưa hết về thông số chuẩn của nhà sản xuất thì xe vẫn sẽ bị nhao nhẹ về 1 phía ( do các góc camber , caster bị sai lệch - các góc này thông thường các dòng xe seđan các nhà sản xuất không thiết kế để chỉnh) , hoặc do rotuyn bị rơ , thước lái bị lỗi cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nhao lái. Thì lúc này đây việc cân mâm xếp lốp sẽ phát huy hết tác dụng của nó để dùng độ nhao của VỎ triệt lại độ nhao của xe( những góc không thiết kế để chỉnh)
Vì thế , sau khi chỉnh về thông số của nhà sản xuất , các kĩ thuật viên của Vỏ Xe Thanh Long sẽ chạy thử xe với tốc độ cao (>100km/h) trên mọi mặt đường ( đường nghiêng phải - đường thẳng) để kiểm tra lại lần cuối trước khi giao xe cho khách.
Còn tùy thuộc vào cảm giác lái của mỗi người khác nhau , tư thế ngồi lái khác nhau thì sẽ có cảm nhận cảm giác lái khác nhau. Vì thế nên không phải Cân Chỉnh Thước Lái chỉ để chạy cao tốc không đâu các bác ạ , Việc CÂN CHỈNH THƯỚC LÁI là để giúp cho đưa các góc đặt bánh xe về thông số chuẩn của nhà sản xuất ( thông thường bị sai lệch do đường xấu , xe bị sụp ổ gà , là do cách vận chuyển xe từ nhà máy về đại lý sai cách ...) , lợi ích thứ 2 là tiết kiệm chi phí cho việc sữa chữa , bảo trì bào dưỡng hệ thống treo sau này. Giúp vỏ có độ mòn cơ học bình thường, có cảm giác lái tốt hơn , đảm bảo an toàn hơn trên mọi hành trình.
Em xin hết ạ.