em mù màu về vấn đề này, Bác có thể nói rõ hơn không ạ ?bachly nói:Đúng ra là Tịnh xá Ngọc Phương, trụ trì thời đó là Ni sư Huỳnh Liên. Tịnh xá Ngọc Phương ở bên ngoài đầu hẻm, muốn vào Già Lam phải đi ngang qua đó. Pre 75 nơi này bị nghi ngờ là có cán bộ nằm vùng. Giờ Ni sư Huỳnh Liên được đặt tên đường ở Tân Bình còn Ngọc Phương trở thành di tích lịch sử văn hóa quốc gia. <span style=""color: #ff0000;"">Nghi ngờ hồi xưa có lẽ là thật. </span>BANH_TET nói:chùa Già Lam :
- pre75 nghe nói toàn VC
Còn đây là hình Thượng tọa Trí Quang năm 1966.
Đặc sản Cà Mau nói:
.. .... ....
em mù màu về vấn đề này, Bác có thể nói rõ hơn không ạ ?
Thế này nè bạn. Trước 75 chính quyền nghi ngờ ni sư Huỳnh Liên và chư ni ở Ngọc Phương là thiên tả nhưng chưa đủ bằng chứng. Sau 75 nhà nước chính thức công nhận Tịnh xá Ngọc Phương là cơ sở cách mạng, là nơi che dấu nhiều cán bộ CS, ni sư Huỳnh Liên là người có công với cách mạng, được vào quốc hội, mất đi được đặt tên đường. Điều này chứng tỏ "nghi ngờ" của chính quyền trước 1975 là "có thật". Nhưng thực hư thế nào cũng chỉ người trong cuộc biết thôi, vì vậy mình thêm vào 2 chữ "có lẽ"
Các bác ơi, bác Bánh Tét nữa ạ, nói rõ thêm về các chùa Khmer đi ạ. Nhất là cái gì Thùy Chân Lạp, Lục Chân Lạp đi ạ.
Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang phía Đông bằng 2 con đường, một đường qua TQ gọi là Đại Thừa hay Bắc Tông, một đường qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia gọi là Tiểu Thừa hay Nam Tông. Các chùa Khmer thuộc hệ phái Tiểu Thừa nên kiến trúc có phần khác so với chùa Việt. Nếu ko có dịp ghé thăm chùa Khmer ở miền Tây có thể đến chùa Miên ở gần cầu Trương Minh Giảng cho biết
Ngày xưa Phật Giáo vào VN qua đường TQ nên người Việt chỉ theo Đại Thừa, khoảng những năm 30, 40 thế kỷ trước một nhóm sư sãi sang Nam Vang học đạo rồi về truyền bá Tiểu Thừa ở VN, còn được gọi là Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Trụ sở chính của Phật giáo nguyên thủy đặt tại chùa Kỳ Viên nằm tại góc Nguyễn Đình Chiểu - Bàn Cờ quận 3. Một số chùa Nguyên Thủy ở SG khác như chùa Bửu Quang ở Quốc lộ 1, Thủ Đức, chùa Giác Quang trên đường Lương Văn Can quận 8. Cùng Tiểu thừa nhưng kiến trúc chùa Việt vẫn khác chùa Miên.
Xuất phát từ Phật Giáo Tiểu Thừa còn có phái Khất Sĩ. Tổ sư là ngài Minh Đăng Quang cũng học đạo bên Campuchia rồi về VN sáng lập cách đây gần 70 năm. Tịnh xá Ngọc Phương tôi nói ở trên cũng thuộc hệ phái này.
Chân Lạp là quốc gia thời tiền trung cổ, sau chia thành Lục Chân Lạp nằm ở khoảng Nam Lào, Campuchia hiện nay, Thủy Chân Lạp ở đồng bằng sông Cửu Long ở VN. Kế tục nó là vương quốc Khmer. Thời VN vừa thoát khỏi Bắc thuộc là thời thịnh trị của 2 vương quốc Khmer và Chiêm Thành. Hai nước này đánh nhau suốt mấy trăm năm rốt cuộc đều kiệt quệ. Tộc Việt nhân đó đã Nam tiến mở rộng bờ cõi như hiện nay
Ngày xưa Phật Giáo vào VN qua đường TQ nên người Việt chỉ theo Đại Thừa, khoảng những năm 30, 40 thế kỷ trước một nhóm sư sãi sang Nam Vang học đạo rồi về truyền bá Tiểu Thừa ở VN, còn được gọi là Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Trụ sở chính của Phật giáo nguyên thủy đặt tại chùa Kỳ Viên nằm tại góc Nguyễn Đình Chiểu - Bàn Cờ quận 3. Một số chùa Nguyên Thủy ở SG khác như chùa Bửu Quang ở Quốc lộ 1, Thủ Đức, chùa Giác Quang trên đường Lương Văn Can quận 8. Cùng Tiểu thừa nhưng kiến trúc chùa Việt vẫn khác chùa Miên.
Xuất phát từ Phật Giáo Tiểu Thừa còn có phái Khất Sĩ. Tổ sư là ngài Minh Đăng Quang cũng học đạo bên Campuchia rồi về VN sáng lập cách đây gần 70 năm. Tịnh xá Ngọc Phương tôi nói ở trên cũng thuộc hệ phái này.
Chân Lạp là quốc gia thời tiền trung cổ, sau chia thành Lục Chân Lạp nằm ở khoảng Nam Lào, Campuchia hiện nay, Thủy Chân Lạp ở đồng bằng sông Cửu Long ở VN. Kế tục nó là vương quốc Khmer. Thời VN vừa thoát khỏi Bắc thuộc là thời thịnh trị của 2 vương quốc Khmer và Chiêm Thành. Hai nước này đánh nhau suốt mấy trăm năm rốt cuộc đều kiệt quệ. Tộc Việt nhân đó đã Nam tiến mở rộng bờ cõi như hiện nay
Last edited by a moderator:
Chắc là em lạc đề nhưng em có nghe nói Chế Mân hoặc Chế Bồng Lai gì đó cưới công chúa nhà Nguyễn và dâng 3 tỉnh ở Nam Trung Bộ. Các bác có thể nói rõ vụ này được không ạ. Em gà quá, không liên kết các sự kiện được về mặt thời gian tốt lắm.
Năm 1306 vua Trần Anh Tông gả em gái là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Để cưới được vợ vua Chiêm phải nộp sính lễ là 2 châu Ô và châu Lý tức Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế hiện nay. Nhà Trần đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Sau này Nguyễn Hoàng thủy tổ nhà Nguyễn xin trấn thủ Thuận Hóa rồi dựng nên cơ nghiệp cũng từ vùng đất này.
Chế Mân lấy vợ chưa được một năm thì mất. Theo tục của Chiêm hoàng hậu cũng phải lên giàn hỏa để thiêu chung. Vua Anh Tông sợ bèn cho Trần Khắc Chung giả đi điếu tang rồi lén mang Huyền Trân trở về Đại Việt. Mấy chục năm sau vua Chiêm là Chế Bồng Nga nhiều lần mang quân đánh Đại Việt chắc cũng tại vua tôi Việt không giữ chữ tín.
Trong LSVN công chúa Huyền Trân, công chúa Ngọc Vạn, công chúa An Tư thực sự là người có công với nước. Riêng công chúa Ngọc Hân nếu gọi việc lấy Quang Trung Nguyễn Huệ là công thì chẳng thấy đóng góp gì hơn
Chế Mân lấy vợ chưa được một năm thì mất. Theo tục của Chiêm hoàng hậu cũng phải lên giàn hỏa để thiêu chung. Vua Anh Tông sợ bèn cho Trần Khắc Chung giả đi điếu tang rồi lén mang Huyền Trân trở về Đại Việt. Mấy chục năm sau vua Chiêm là Chế Bồng Nga nhiều lần mang quân đánh Đại Việt chắc cũng tại vua tôi Việt không giữ chữ tín.
Trong LSVN công chúa Huyền Trân, công chúa Ngọc Vạn, công chúa An Tư thực sự là người có công với nước. Riêng công chúa Ngọc Hân nếu gọi việc lấy Quang Trung Nguyễn Huệ là công thì chẳng thấy đóng góp gì hơn
Last edited by a moderator:
Bác có thể diễn giải được không ạ.SANG DANG nói:CƯ TRẦN LẠC ĐẠO THẢ TÙY DUYÊN
CƠ TẮC SAN HỀ KHỐN TẮC MIÊN
GIA TRUNG HỮU BẢO HƯU TẦM MỊCH
ĐỐI CẢNH VÔ TÂM MẠC VẤN THIỀN
MÔ PHẬT . THIỆN TAI THIỆN TAI
Mô phật ...
http://nld.com.vn/2012071812138869p0c1002/tphcm-chay-rui-chanh-dien-chua-co-hoi-son.htm
<h1>TPHCM: Cháy rụi chánh điện chùa cổ Hội Sơn</h1> Thứ Tư, 18/07/2012 12:13
<h3>(NLĐO) - Vụ cháy xảy ra lúc 22 giờ 30 phút ngày 17-7 tại chùa Hội Sơn ở số 1A1 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, TPHCM.</h3>
10 phút sau, ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn nhưng toàn bộ chánh điện của ngôi chùa bị cháy rụi; 30 tượng phật, 15 bàn thờ, hàng chục bộ kinh kệ cùng nhiều vật dụng vô giá bị thiêu rụi.
Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được công an điều tra, làm rõ.
http://nld.com.vn/2012071812138869p0c1002/tphcm-chay-rui-chanh-dien-chua-co-hoi-son.htm
<h1>TPHCM: Cháy rụi chánh điện chùa cổ Hội Sơn</h1> Thứ Tư, 18/07/2012 12:13
<h3>(NLĐO) - Vụ cháy xảy ra lúc 22 giờ 30 phút ngày 17-7 tại chùa Hội Sơn ở số 1A1 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, TPHCM.</h3>
Chùa Hội Sơn khoảng 300 tuổi
Theo Đại đức Thích Thiện Hảo, trụ trì chùa Hội Sơn kể lại: “Lúc đó, tôi nghe ở khu vực chánh điện có tiếng la lên cháy, cháy. Khi tôi chạy tới thì ngọn lửa bùng lên dữ dội kèm theo khói đen nghi ngút. Mọi người trong chùa cùng chạy tới dùng nước dập lửa nhưng không thành do khu vực chánh điện có nhiều vật dụng bằng gỗ dễ bắt lửa”.Chánh điện của chùa Hội Sơn cùng nhiều kinh kệ, tượng phật bị lửa thiêu rụi
Nhận tin báo, lực lượng PCCC Công an quận 9 huy động 5 xe cứu hỏa cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường dập lửa.10 phút sau, ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn nhưng toàn bộ chánh điện của ngôi chùa bị cháy rụi; 30 tượng phật, 15 bàn thờ, hàng chục bộ kinh kệ cùng nhiều vật dụng vô giá bị thiêu rụi.
Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được công an điều tra, làm rõ.