Em đọc mấy dòng này mà ức cho VN quá đi :
BBC Online - Iskander Rehman :
Sự cứng rắn thấy rõ của Trung Quốc trong vùng đã ép các công ty đa quốc gia rút khỏi các dự án năng lượng ngoài khơi với Việt Nam, thu gom các ngư dân Việt vì ‘đánh cá trong lãnh hải Trung Quốc’, cùng với sự gia tăng hoạt động của hải quân Trung Quốc mà, trong vài trường hợp, dẫn tới đối đầu với hải quân Mỹ.
Sự tự tin trên biển của Trung Quốc làm lăn tăn những dợn sóng bất an ở Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam. Các quan chức Việt Nam, trong chốn riêng tư, thường xuyên than về điều mà họ xem là sự cô lập tương đối của nước mình trên trường ngoại giao, và lo ngại cho tương lai.
Gần đây tại Paris, khi thảo luận các vấn đề này với một người thân cận với ban lãnh đạo Việt Nam, tôi được nghe dự báo u ám: “Chúng tôi cho rằng người Trung Quốc sẽ thúc đẩy cho giải pháp chung cuộc cho tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa trong 10, 20 năm tới. Nếu đến khi đó, Việt Nam chưa thiết lập được các quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời củng cố lực lượng hải quân, Trung Quốc sẽ có thể cướp các đảo mà không nước nào buồn nhấc tay, hay chớp mắt, để phản đối.”
......
Thiết bị quân sự của hải quân và không quân Việt Nam có cùng nguồn gốc Nga giống như Ấn Độ. Điều này cho phép quân lực Ấn thường xuyên giúp Việt Nam giải quyết khó khăn bằng việc cung cấp phụ tùng thay thế, và dịch vụ trùng tu và sửa chữa. New Delhi đã sửa chữa, nâng cấp 125 máy bay Mig21 của Việt Nam. Phi công Ấn Độ cũng giúp đào tạo, và năm 2005, hải quân Ấn chuyển hơn 150 tấn phụ tùng tới Hà Nội để giúp tu bổ tàu Petya và OSA-11. Tuần duyên hai nước đã đi tuần chung, và hải quân hai bên đã tập trận chung năm 2007.
......
Hà Nội đặc biệt thất vọng vì Ấn Độ chưa phải là đối tác cung cấp vũ khí đáng tin cậy. Họ bực bội vì New Delhi dè dặt trong cung cấp các hệ thống tên lửa mà ban đầu đã hứa hẹn. Năm 2000 và nhiều lần trong thời gian đảng BJP cầm quyền, Ấn Độ hứa sẽ chuyển giao hệ thống tên lửa Prithvi và BrahMos.
Prithvi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn khoảng 200-350 cây số, trong khi BrahMos, được Ấn sản xuất chung với Nga, là tên lửa chống tàu rất hiện đại, dựa trên tên lửa Yakhent của Nga, có thể bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh. Nếu Việt Nam có hệ thống đó, họ sẽ là thách thức lớn cho sự thống trị trên Biển Đông của hải quân Trung Quốc.
Đã có nhiều diễn giải vì sao Ấn Độ không cấp Prithvi và BrahMos cho Việt Nam. Có người nói chính phủ đảng Quốc đại (ngày càng tập trung cho hợp tác kinh tế, thay vì quốc phòng, với Việt Nam) không muốn làm Trung Quốc bực tức. Người khác lại quy lỗi cho bộ máy hành chính Ấn Độ, hoặc lại có người, trong trường hợp BrahMos, cho rằng hệ thống này phải được gắn kết đầy đủ trong quân lực Ấn Độ trước khi có thể giao cho các nước thân thiện như Việt Nam. Đa số phân tích gia đồng ý rằng Việt Nam, về lâu dài, có thể có được Prithvi. Nhưng không chắc như thế trong trường hợp BrahMos.
Người ta tin rằng chính vì sự bực bội này, cùng nhiều lần chậm trễ khi chuyển giao quân trang, mà Việt Nam đã mua súng bán tự động và súng bắn tỉa từ Pakistan năm 2007. Ấn Độ thì cũng hơi thất vọng khi triển vọng hải quân của họ có chỗ lâu dài tại Vịnh Cam Ranh ngày càng xa vời. Đa số phân tích gia cho rằng Cam Ranh là lá bài chiến lược của Việt Nam, rằng họ sẽ thỉnh thoảng đem ra để trêu ngươi Trung Quốc nhưng sẽ không nhượng cho nước ngoài, trừ phi trong tình hình khẩn cấp lắm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/09/090917_india_viet_partnership.shtml
BBC Online - Iskander Rehman :
Sự cứng rắn thấy rõ của Trung Quốc trong vùng đã ép các công ty đa quốc gia rút khỏi các dự án năng lượng ngoài khơi với Việt Nam, thu gom các ngư dân Việt vì ‘đánh cá trong lãnh hải Trung Quốc’, cùng với sự gia tăng hoạt động của hải quân Trung Quốc mà, trong vài trường hợp, dẫn tới đối đầu với hải quân Mỹ.
Sự tự tin trên biển của Trung Quốc làm lăn tăn những dợn sóng bất an ở Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam. Các quan chức Việt Nam, trong chốn riêng tư, thường xuyên than về điều mà họ xem là sự cô lập tương đối của nước mình trên trường ngoại giao, và lo ngại cho tương lai.
Gần đây tại Paris, khi thảo luận các vấn đề này với một người thân cận với ban lãnh đạo Việt Nam, tôi được nghe dự báo u ám: “Chúng tôi cho rằng người Trung Quốc sẽ thúc đẩy cho giải pháp chung cuộc cho tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa trong 10, 20 năm tới. Nếu đến khi đó, Việt Nam chưa thiết lập được các quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời củng cố lực lượng hải quân, Trung Quốc sẽ có thể cướp các đảo mà không nước nào buồn nhấc tay, hay chớp mắt, để phản đối.”
......
Thiết bị quân sự của hải quân và không quân Việt Nam có cùng nguồn gốc Nga giống như Ấn Độ. Điều này cho phép quân lực Ấn thường xuyên giúp Việt Nam giải quyết khó khăn bằng việc cung cấp phụ tùng thay thế, và dịch vụ trùng tu và sửa chữa. New Delhi đã sửa chữa, nâng cấp 125 máy bay Mig21 của Việt Nam. Phi công Ấn Độ cũng giúp đào tạo, và năm 2005, hải quân Ấn chuyển hơn 150 tấn phụ tùng tới Hà Nội để giúp tu bổ tàu Petya và OSA-11. Tuần duyên hai nước đã đi tuần chung, và hải quân hai bên đã tập trận chung năm 2007.
......
Hà Nội đặc biệt thất vọng vì Ấn Độ chưa phải là đối tác cung cấp vũ khí đáng tin cậy. Họ bực bội vì New Delhi dè dặt trong cung cấp các hệ thống tên lửa mà ban đầu đã hứa hẹn. Năm 2000 và nhiều lần trong thời gian đảng BJP cầm quyền, Ấn Độ hứa sẽ chuyển giao hệ thống tên lửa Prithvi và BrahMos.
Prithvi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn khoảng 200-350 cây số, trong khi BrahMos, được Ấn sản xuất chung với Nga, là tên lửa chống tàu rất hiện đại, dựa trên tên lửa Yakhent của Nga, có thể bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh. Nếu Việt Nam có hệ thống đó, họ sẽ là thách thức lớn cho sự thống trị trên Biển Đông của hải quân Trung Quốc.
Đã có nhiều diễn giải vì sao Ấn Độ không cấp Prithvi và BrahMos cho Việt Nam. Có người nói chính phủ đảng Quốc đại (ngày càng tập trung cho hợp tác kinh tế, thay vì quốc phòng, với Việt Nam) không muốn làm Trung Quốc bực tức. Người khác lại quy lỗi cho bộ máy hành chính Ấn Độ, hoặc lại có người, trong trường hợp BrahMos, cho rằng hệ thống này phải được gắn kết đầy đủ trong quân lực Ấn Độ trước khi có thể giao cho các nước thân thiện như Việt Nam. Đa số phân tích gia đồng ý rằng Việt Nam, về lâu dài, có thể có được Prithvi. Nhưng không chắc như thế trong trường hợp BrahMos.
Người ta tin rằng chính vì sự bực bội này, cùng nhiều lần chậm trễ khi chuyển giao quân trang, mà Việt Nam đã mua súng bán tự động và súng bắn tỉa từ Pakistan năm 2007. Ấn Độ thì cũng hơi thất vọng khi triển vọng hải quân của họ có chỗ lâu dài tại Vịnh Cam Ranh ngày càng xa vời. Đa số phân tích gia cho rằng Cam Ranh là lá bài chiến lược của Việt Nam, rằng họ sẽ thỉnh thoảng đem ra để trêu ngươi Trung Quốc nhưng sẽ không nhượng cho nước ngoài, trừ phi trong tình hình khẩn cấp lắm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/09/090917_india_viet_partnership.shtml
Last edited by a moderator: