Tập Lái
6/6/20
19
1.523
78
48
Không rõ Mía Gim chỉ đạo gì ?






Chuyện marketing để bán sản phẩm là chuyện bình thường ... chỉ tiếu lâm là thánh @Johnnie371 tự hào về bí ẩn công nghệ đá nhựa - tự hào đó là new technology by Vietnamese

Vì chủ tịch tuando lăn lộn rằng nếu VinFast thất bại, rốt cuộc sau bao nhiêu năm xứ Đông Lào đốt bao nhiêu tiền bạc, rốt cục không có cái vẹo gì.
Em có cái * beep* gì mà chỉ đạo, chẳng qua cả 2 dữ liệu về công nghệ và nguyên liệu anh đưa ra đều sai, thế thôi!
Còn thế nào là đúng thì anh search Phenikaa, Vico, Breton.
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.857
113
Em có cái * beep* gì mà chỉ đạo, chẳng qua cả 2 dữ liệu về công nghệ và nguyên liệu anh đưa ra đều sai, thế thôi!
Còn thế nào là đúng thì anh search Phenikaa, Vico, Breton.
Đá VICOSTONE được sản xuất bởi công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới Breton (Ý). Công nghệ tiên tiến kết hợp với bí quyết độc đáo riêng đã tạo nên sản phẩm hàng đầu. Đá thạch anh nhân tạo của VICOSTONE được làm với :khoảng 90% cốt liệu thạch anh tự nhiên. Do vậy, đá VICOSTONE có độ cứng rất cao (7/10 so với kim cương theo thang Mohs). Các phụ liệu khác đều được kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt chất lượng đầu vào để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng hoàn thiện nhất.

Nghe hoang mang quá :D:D:D:D

In the early-1970s Marcello Toncelli,[5] founder of Breton, started developing the Bretonstone system, which allows to produce a solid surfacesimilar to granite, using small stone aggregates and stone-like materials. The composite material is manufactured in slabs, which can be worked as natural stone, instead of blocks that should have been cut.

Basically the vibro-compression vacuum technology,[6][7] used by Bretonstone system, consists of blending the natural aggregate of stone with a polymer mix (usually unsaturated polyester resin),[8] taking away air with a vacuum, and catalyzing the molded product whilst vibrating and applying pressure to this mix. Then the mixture is heated, and the output is a slab of non-porous and quite stable engineered stone.



:3dcuoigif:
 
Hạng F
2/3/14
12.223
128.442
113
Không rõ Mía Gim chỉ đạo gì ?






Chuyện marketing để bán sản phẩm là chuyện bình thường ... chỉ tiếu lâm là thánh @Johnnie371 tự hào về bí ẩn công nghệ đá nhựa - tự hào đó là new technology by Vietnamese

Vì chủ tịch tuando lăn lộn rằng nếu VinFast thất bại, rốt cuộc sau bao nhiêu năm xứ Đông Lào đốt bao nhiêu tiền bạc, rốt cục không có cái vẹo gì.
tôi nói new cái gì
tôi nói là
công nghệ Ý breton, thằng breton bán cho nhiều nhà sx
sau đó Vicostone có tinh chỉnh thêm làm ra tấm mỏng nhất thế giới mà đủ cứng
có chỗ nào anh không hiểu?
 
Hạng C
25/11/21
635
15.506
93
Lụm trên mạng

Giang Le


Một số bạn đặt câu hỏi liệu Vinfast có "được" IPO ở Mỹ hay không, một số khác hỏi liệu Vinfast có IPO thành công ở Mỹ hay không?
Luật chứng khoán của Mỹ không đòi hỏi một công ty phải đạt điều kiện gì để IPO (chính xác hơn là trở thành công ty đại chúng bởi IPO chỉ là một cách going public). Bất kỳ công ty nào cũng có thể đăng ký với SEC (Ủy ban Chứng khoán Mỹ) và SEC chỉ quan tâm những thông tin mà công ty đó cung cấp đã đủ chưa rồi "bật đèn xanh"(*). Công ty nội địa phải đăng ký theo form S1, công ty nước ngoài dùng form F1 như trường hợp Vinfast Auto Ltd (là công ty Singapore). Nếu hiểu Vinfast là công ty VN thì câu hỏi có "được" IPO ở Mỹ không là câu hỏi cho luật VN chứ không phải luật Mỹ.
Còn liệu Vinfast có IPO "thành công" không thì phải định nghĩa thế nào là thành công, hay ngược lại thế nào là thất bại. IPO thường có 2 dạng: fixed price vs book building. Loại thứ nhất thường cho các công ty không (thực sự) cần huy động vốn mà chỉ cần xác định giá trị cổ phiếu (giá trị công ty). Họ định giá rồi chào bán cổ phiếu với mức giá đó (fixed price), do đó sẽ không biết sẽ thu về bao nhiêu tiền (vì không biết số lượng bán được). Đổi lại họ biết chính xác giá trị công ty (market capitalization) ở thời điểm bán. Ví dụ Vinfast có gần 2.5 tỷ cổ phần, nếu IPO fixed price $40 thì dù chỉ bán được 1 cổ phần (thu về 40 đô) Vinfast sẽ có market cap là 100 tỷ USD. Nếu Vinfast IPO fixed price thì thành công rất dễ, nhưng Vinfast không chọn cách này vì đang thực sự cần vốn.
Cách thứ hai book building phổ biến hơn khi công ty muốn huy động một số vốn nhất định. Ví dụ nếu Vinfast muốn huy động 1 tỷ USD thì phải bán 10% cổ phần khi thị trường định giá $4/cổ phiếu nhưng sẽ chỉ phải bán 1% cổ phần nếu giá cổ phiếu là $40. Trong trường hợp này IPO bị cho là "thất bại" nếu thị trường định giá thấp hơn nhiều kỳ vọng của Vinfast (thậm chí bằng không, i.e. từ chối tham gia mua IPO). Ở đây tôi sẽ giải thích thêm về quá trình book building.
Các công ty muốn IPO theo cách book building sẽ phải thuê các investment bank tư vấn (thuật ngữ chuyên môn là underwriting bao gồm nhiều nghiệp vụ rộng hơn là advising). Vinfast thuê 10 underwriter trong đó có những cái tên lớn như Citigroup, Morgan Stanley, Credis Suisse, JP Morgan, BNP Paribas, HSBC, Nomura, ... Những underwriters chính sẽ giúp Vinfast viết prospectus và nộp form F1, sau đó định giá sơ bộ để ước lượng Vinfast phải bán bao nhiêu % cổ phần mới đạt được mục tiêu huy động vốn. Việc định giá nghe "to tác" nhưng thực ra các analysts chỉ sử dụng một vài mô hình đơn giản (DCF, ratio...) với các biên độ dữ liệu đầu vào dao động rất lớn.
Vai trò quan trọng nhất của các underwriters là bước tiếp theo: dắt Vinfast đi chào hàng (thuật ngữ chuyên môn là roadshow). Các underwriters có quan hệ rất rộng với các nhà đầu tư lớn (và biết ai quan tâm đến cổ phiếu EV hay thị trường VN) sẽ giới thiệu Vinfast đến thuyết trình (pitching). Nếu nhà đầu tư quan tâm họ sẽ đặt mua một lượng cổ phiếu với một mức giá nào đó mà họ cho là hợp lý. Họ sẽ dựa vào dữ liệu trong prospectus và giá (các underwriters) dự tính trong pitchbook để tự đánh giá. Với các underwriter tên tuổi như trên thì các nhà đầu tư không lo ngại chất lượng dữ liệu đầu vào, nhưng không có nghĩa họ chấp nhận giá do các underwriter cung cấp vì họ sẽ có các giả định của riêng họ. Các đơn đặt hàng mua cổ phiếu IPO sẽ được ghi vào (order) book nên quá trình này gọi là book building.
Nếu sau khi hoàn thành roadshow số tiền dự kiến huy động được từ IPO thấp hơn số dự định (vì giá đặt mua thấp hơn giá các underwriter dự tính và/hoặc số lượng đăng ký quá thấp) thì book building thất bại (thuật ngữ chuyên môn là book building bị undersubscribed). Trong trường hợp này Vinfast và các underwriters sẽ phải ngồi tính lại giá và/hoặc giảm mực tiêu huy động rồi thực hiện lại roadshow, hi vọng sẽ build được một book khác "to hơn". Trừ các vụ IPO đình đám quá trình roadshow này diễn ra âm thầm nên khó có thể biết Vinfast có phải "giảm giá" hay không.
Nếu thành công chắc chắn Vinfast và các underwriter sẽ khoe book building được "oversubscribed". Sau đó ngày IPO lên sàn chỉ là vấn đề thủ tục để Mr Vượng lên gõ kẻng và thu tiền. Các underwriter sẽ được trả phí tư vấn (và lợi nhuận bán cổ phiếu "greenshoe" - tôi sẽ giải thích vào dịp khác). Sau đó hàng năm Vinfast sẽ phải nộp form 20-F cho SEC để công bố kết quả kinh doanh và những vấn đề corporate liên quan.
Tóm lại đánh giá IPO có thành công hay không không dễ bởi không biết mục tiêu ban đầu của Vinfast là gì (định giá cổ phiếu bao nhiêu và định huy động bao nhiêu). Chỉ có thể nói chắc chắn IPO thất bại khi kế hoạch niêm yết bị hủy vì book building bị undersubscribed. Năm ngoái có tin đồn Vinfast định listing qua con đường SPAC, có lẽ họ đã chậm chân (hoặc không làm kịp) vì hiện tại SPAC đã thoái trào. Con đường IPO thời điểm này cũng khá gai góc, không kể chất lượng, giá xe và dự kiến tăng trưởng sẽ bị soi rất kỹ, rồi khả năng recession trong năm sau, chỉ riêng việc Fed tăng lãi suất đã làm giá tính theo DCF giảm rất nhiều. Mà Vinfast đang cần rất nhiều tiền.
(*) Đây là disclaimer của SEC trong form F1 của Vinfast: "Neither the Securities and Exchange Commission nor any other regulatory body has approved or disapproved of these securities or passed upon the accuracy or adequacy of this prospectus. Any representation to the contrary is a criminal offense."
Dân chuyên nghiệp tài chính CK có khác, viết rất rõ ràng, dễ hiểu.

Năm ngoái, Vin còn nhá hàng trị giá vốn hóa Vinfast 50tỷ $, nghĩa là cao hơn giá trị thị trường của BMW, Honda, Ford, Hyundai, GM, Nissan, ko biết năm nay sao, có được 5 tỷ ko ?!?? :D
CB5BAFA6-95BB-4DF4-9F25-E91C7B11AD12.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
2/6/07
42
1.451
83
Copy từ FB

VinFast, đỏ nhưng còn lâu mới chín
(Nhà báo Mạnh Kim, từ Mỹ)
VinFast đang dính vào một cuộc khủng hoảng truyền thông quốc tế với bài viết của Kevin Williams trên trang Jalopnik đăng ngày 14-12-2022 (cùng một số bài khác, trong đó bài của hai nhà báo Katrina Nicholas và Anurag Kotoky của Bloomberg News, cũng được mời trong cùng chuyến đi).
Không như mạng xã hội và truyền thông Việt Nam khi VinFast có thể thao túng và bịt miệng ý kiến chỉ trích, trận hỏa hoạn mà các nhà báo Mỹ đang châm lửa hoàn toàn không thể dập tắt. VinGroup tiền muôn bạc vạn nhưng họ ngày càng cho thấy họ không biết xài tiền. Ngân sách cho khoảng 100 người nước ngoài, từ báo chí đến YouTuber, Tiktoker… đến Việt Nam vào tháng 9-2022 là một màn đốt tiền của loại trọc phú muốn được nổi tiếng chơi sang chứ không phải là tính toán chiến lược của dân làm ăn.
Lý do thất bại của chiến dịch truyền thông nói trên có thể khiến bất kỳ đối thủ nào (trong thực tế, VinFast không đáng là đối thủ của gần như bất kỳ hãng xe nào trên thế giới) cười vào mặt VinGroup là VinFast bán một thứ sản phẩm chưa tồn tại, một sản phẩm chưa thật sự tồn tại xét về mặt hoàn thiện cần và đủ để đưa ra thị trường và đủ khả năng cạnh tranh. Buôn nước bọt là tình thế hiện nay của VinFast. Mượn đầu heo nấu cháo là thực trạng hiện tại của VinFast (VOA cho biết, bản cáo bạch VinFast nộp cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ ngày 6-12-2022 cho thấy họ có tổng tài sản hơn 4,4 tỉ USD trong khi nợ xấp xỉ 8,8 tỉ USD và bị lỗ lũy kế gần 4,7 tỉ USD).
Bốn năm sau khi xuất hiện tại cuộc triển lãm Mondial de l'Auto (Paris, Pháp) ngày 2-10-2018, xe VinFast vẫn chưa lăn bánh vào thị trường thế giới. Tại sự kiện Los Angeles Auto Show (11-2021), VinFast khẳng định họ sẽ bán xe hơi điện (EV) tại Mỹ vào năm 2022. Tại cuộc triển lãm Los Angeles, Michael Lohscheller, với tư cách CEO VinFast, nói rằng VinFast dự tính mở nhà máy tại Mỹ vào nửa năm sau của 2024 và khai trương ít nhất 60 showroom tại riêng California. Tuy nhiên, ngày 27-12-2021, Michael Lohscheller đã rời khỏi ghế CEO VinFast...
VinFast chưa bao giờ công bố ngân sách quảng cáo nhưng chắc chắn là nhiều triệu đôla. Mức độ xả láng cho chiến dịch quảng cáo của VinFast phải nói là “khủng”. Tại Paris Show 2018, họ “mua đứt” David Beckham chỉ để Beckham đứng cạnh một mẫu xe VinFast (việc mua Beckham thật ra không khó khăn gì vì nhân vật này luôn sẵn sàng đóng quảng cáo, như từng nhiều lần quảng cáo cho các công ty Trung Quốc). Tại Los Angeles Show 2021, VinFast “mượn” Nguyễn Cao Kỳ Duyên giới thiệu. Họ thậm chí bao trọn gói vài nhân vật làm truyền thông trong cộng đồng người Việt ở Nam California (Phố Bolsa TV) về Việt Nam quay phim chụp hình quảng cáo cho họ…
Chiến lược quảng cáo VinFast tập trung vào ba “mũi nhọn”:
1/ Đánh tổng lực trên mặt trận truyền thông bằng cách mua bài trên báo chí trong nước lẫn mua đứt những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội;
2/ Đánh vào “niềm tự hào dân tộc”, bằng cách xây dựng hình ảnh như là một hãng xe hơi đầu tiên mang thương hiệu Việt, do người Việt làm chủ, xe được lắp ráp tại Việt Nam…;
3/ Xóa tất cả thông tin tiêu cực về các sự cố liên quan lỗi xe VinFast.
Xét ở góc độ nào đó, VinFast thực hiện tốt ba yếu tố trên, ít ra là đối với thị trường trong nước. Tuy nhiên, cả ba chiến lược này chẳng có ý nghĩa gì khi VinFast “đánh” trên sân nước ngoài. Ở thị trường thế giới, chẳng ai quan tâm đến “niềm tự hào dân tộc” của VinFast. Dân Mỹ xài xe Toyota không phải vì niềm tự hào dân tộc của người Nhật. Hơn nữa, cách mà VinFast nuôi một nhóm dư luận viên để vừa xây dựng hình ảnh vừa xóa vết tích những thông tin tiêu cực cũng không thể thực hiện ở thị trường nước ngoài.
Trong khi đó, hai chiến lược quan trọng - cốt lõi và có tính căn bản hơn - thì chưa thấy VinFast thể hiện. Đó là yếu tố cạnh tranh giá bán; và yếu tố cạnh tranh dựa trên đặc tính vượt trội hơn các đối thủ (VinFast luôn tự so sánh họ với Tesla nhưng chưa bao giờ chứng minh cụ thể bằng những thông số kỹ thuật cụ thể cho thấy xe của họ “ngon” hơn Tesla chỗ nào).
Xét về giá, bảng giá xe điện (EV) 2023 cho thấy, VinFast VF9 có giá 76.000 USD; VinFast VF8 57.000 USD. Trong khi đó, Mercedes-Benz EQB-Class là 52.400 USD; Toyota bZ4X là 42.000 USD; Tesla Model Y là 65.990 USD… Ngay cả Hyundai IONIQ 5 đang bán rất chạy tại thị trường Mỹ cũng chỉ 41.450 USD!
Việc VinFast háo hức thâm nhập thị trường Mỹ thoạt nhìn là “thời cơ vàng”, khi mà EV đang là xu hướng, đặc biệt khi Tổng thống Joe Biden khuyến khích phát triển EV. Tuy nhiên, đâu phải chỉ VinFast mới thấy xu hướng EV ở Mỹ. Cần biết, tính đến cuối năm 2022 – thời điểm mà VinFast định “tấn công tổng lực” vào thị trường Mỹ, người tiêu dùng Mỹ có đến hơn 100 mẫu EV khác nhau để chọn. Chỉ riêng đại gia General Motors đã dự kiến tung ra 30 mẫu EV mới vào trước năm 2025, trong đó có Cadillac Lyriq SUV và xe tải Silverado chạy hoàn toàn bằng điện.
Chưa kể Ford. Hãng này dự kiến tăng sản lượng EV lên 600.000 unit cho thị trường toàn cầu vào trước năm 2030. Ford và SK Innovation tuyên bố chi 11,4 tỉ USD để dựng nhà máy mới tại Tennessee và Kentucky chuyên sản xuất EV và bình điện cho EV… Ngoài chiếc bán tải F-150 Lightning được đích thân Tổng thống Joe Biden quảng bá, Ford sẽ đưa ra mẫu xe điện cho dòng SUV Explorer và Lincoln Aviator vào năm 2023. Đó là chưa kể Toyota.
Cam kết chi 17,6 tỉ USD để sản xuất 30 mẫu EV vào trước năm 2030, Toyota đã loan bố mở một nhà máy sản xuất bình điện EV trị giá 1,29 tỉ USD tại North Carolina trong khuôn khổ kế hoạch đầu tư 13,6 tỉ USD cho công nghệ bình điện trong một thập niên tới. Các hãng xe sang đều có EV, từ Porche Taycan, Mercedes-Benz EQS-Class đến Audi e-Tron. Tesla so với ba anh này chỉ là hàng “tương đối bình dân”. VinFast thì hạng nào?
Ngay ở California, nơi VinFast đặt tổng hành dinh, chiếc VF e35 của họ đã đụng độ ngay một hãng địa phương rành đường rành sá và rành luật Mỹ lẫn tâm lý người Mỹ hơn VinFast nhiều lần, và “anh” này đang rất nổi và xứng đáng là đối thủ thật sự của Tesla: EV Lucid Air của hãng start-up Lucid. Trong bối cảnh như vậy, “những chiến tướng được tỷ phú Phạm Nhật Vượng tin tưởng giao nhiệm vụ lèo lái VinFast ra thế giới”, như một bài báo trên VietnamBusinessInsider (27-12-2021) khen tụng lên đến đỉnh phù vân, sẽ làm gì?
Hãng tư vấn công nghiệp xe hơi Mỹ, Edmunds, cho biết thị trường Mỹ tiêu thụ trung bình 14-15 triệu xe mới/năm. Con số này cho thấy thị trường Mỹ lớn như thế nào. Trong khi đó, tính đến năm 2020, toàn thế giới mới chỉ tiêu thụ 2,2 triệu chiếc EV; và EV chỉ chiếm vỏn vẹn 2% thị trường xe hơi Mỹ. Điều này cho thấy thị trường EV vốn còn đang rất hẹp nhưng lại nóng hực không khí cạnh tranh giữa các hãng xe khổng lồ. Chẳng lẽ ban quản trị VinFast không nhìn thấy điều đó?
VinFast dự kiến (chính xác hơn là tiếp tục tạo ra cảm giác có thực cho một chuyện còn rất xa thực tế) họ sẽ đáp ứng được 65.000 đơn hàng đặt trước (pre-order) và có thể bán được trung bình 750.000 chiếc EV của họ mỗi năm (!) vào trước năm 2026. Báo chí Việt Nam cứ thế chép lại mà gần như hoàn toàn không có chút thắc mắc, ngay ở thời đại mà mọi thông tin đều có thể kiểm tra một cách dễ dàng. VinFast phải biết rằng, để đạt được con số 750.000 chiếc/năm, Tesla đã cần đến 18 năm!
Người Mỹ nào có thể bỏ ra 76.000 USD để mua VinFast VF9 chạy cà giật như Kevin Williams kể lại “trải nghiệm lái thử” của mình trên trang Jalopnik? Không chỉ là vấn đề giá. Có vẻ như VinFast và bà CEO Lê Thị Thu Thủy hoàn toàn mù tịt về “đời sống xe hơi” của người tiêu dùng trong một thị trường có “văn hóa xe hơi” như Mỹ. Họ dường như cũng không biết về nhiều thứ râu ria khác để một chiếc xe có thể lăn bánh một cách hợp pháp, từ chính sách bảo hiểm cho đến việc xây dựng hệ thống bảo trì và nguồn cung cấp phụ tùng thay thế.
Hãng bảo hiểm nào của Mỹ, từ State Farm, Geico, Allstate đến Progressive có thể bán bảo hiểm cho khách hàng sử dụng một chiếc xe mà độ an toàn của nó hoàn toàn là một dấu hỏi khổng lồ?! Và nếu không mua được bảo hiểm thì người sử dụng không bao giờ có thể đăng ký biển số để lái xe ra đường.
Chắc VinFast cũng thấy tất cả những vấn đề trên nhưng họ vẫn gạt gẫm dối trá và tạo ra những ảo tưởng về một thương hiệu Việt lớn đầu tiên ra biển lớn. Không chỉ đánh lừa công chúng, dường như VinFast cũng lừa phỉnh cả hệ thống chính trị chóp bu Việt Nam khi tạo ra một thứ niềm tin phi thực tế rằng họ có thể làm được chuyện to và mang lại cho quốc gia không chỉ doanh lợi mà còn danh tiếng. Nhà nước Việt Nam và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam, nơi có thể đang cho VinFast vay, nên thấy rằng, VinFast không phải là con hổ giấy. Nó là một con khủng long giấy.