Hạng B2
9/8/12
339
144
43
Thủ Đức
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

Xem qua clip thấy bác chủ hành động như vậy thật nguy hiểm cho người đi đường và dễ dính đến hệ lụy không đáng có nếu sự việc diễn ra theo tình huống khác. Điều này có thể giải thích do bác chủ tinh thần bị kích động mạnh (Hai tên cướp cạn giữa thanh thiên bạch nhật và thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.)
Kịch bản có thể theo tình huống xấu như sau:
1. Sau cú đâm xe có người đi đường bị thương hoặc tử vong: Bác chủ sẽ là người bị chịu trách nhiệm trực tiếp cho người đi đường bị nạn.
2. Sau cú đâm xe. Hai tên cướp bị thương hoặc tử vong. Bác chủ sẽ bị khép vào tội cố ý giết người (Vì đâm xe có chủ đích và mong muốn tên cướp bị té ngã thôi nhưng khi ra đến tòa thì tốn bao nhiêu công sức và tiền bạc để giải thích và chứng minh rằng chủ đích của bác chủ chỉ cho 2 tên cướp té ngã trong khi hậu quả rành rành tên cướp đang bị thương hoặc tử vong. Mặc dù 2 tên này củng sẽ bị định tội cướp nhưng tội đó nhẹ xìu
Rất may mọi việc đã diễn ra theo chiều hướng tốt nhất. Chúc mừng bác chủ!

Qua phân tích như trên tôi thấy không nên hành động như bác chủ vì chẳng có lợi gì cả. Nếu có là để thỏa mãn sự bực mình tột độ lúc đó mà thôi.

Đáng trách ở đây có nhiều người cổ vũ cho việc làm của bác chủ bất chấp hậu quả ra sau. Có người còn xem đó là anh Hùng. Việc làm như vậy đã phạm sai lầm cơ bản mà có lần tôi được đọc trên diễn đàn này "Cho dù bất cứ lý do gì củng không được lấy cái sai để đè bẹp cái sai"

Ủng hộ với ý kiến bác nào trên đây rằng "Chạy song song với tên cướp rồi ép vào lề để buộc chúng dừng lại. Và nhờ sự hỗ trợ của quần chúng.
 
Hạng D
25/11/09
1.990
30
48
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

Bác tin tin hay quá, mà sao camera bác không nhận được sóng GPS à.
 
Hạng C
2/2/09
616
36
28
Re: Ai biểu đeo hột xoàn, đi Mercedes chi cho nó cướp!!!

TOPTEN nói:
@NuiSam_ChauDoc nói:
TOPTEN nói:
Chà, chưa biết ai là người ko chịu đọc luật lệ đây ?
Thớt có vẻ căng thẳng.
Các bác bình tĩnh lại đi.

Cá nhân em , dù là số ít trong thớt này , em vẫn phải ủng hộ nhất trí với tư duy của bác Cu 7 một cách kịch liệt , vào forum chúng ta nên học thói quen bỏ ngoài tai nhiệt độ của ngôn từ mà chắt lọc tinh hoa của nội dung, có vậy thì thấy đời nhẹ thở hơn nhiều, chả mất công giận dữ hay cuốn vào vòng xoáy sân si.

Chúng ta chỉ là dân đen chứ không phải anh cảnh sát có chức năng và nhiệm vụ, do đó mọi phản ứng trên đường cần phải biết kìm chế chứ ko nên bản năng.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói " Tấm huân chương nào cũng có mặt trái"
Vật chất hay danh hiệu, thói tự mãn hay hành động anh hùng...đều đáng quý cả....
Nhưng trên hết vẫn là mạng sống của con người.

Không phải ngẫu nhiên mà Quốc Hội ban hành bộ luật hình sự đề rất rõ :
Khoản 1, điều 202 Bộ luật Hình sự về những vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Không biết các tỉnh phía Bắc ra sao chứ trong Nam đã có trải nghiệm này, anh ta hơn mức dân thường chúng ta một chút : là hiệp sĩ bắt cướp hẳn hoi - Hiệp sĩ Thạch Đạt
Và vừa rồi hiệp sĩ đã bị bắt giam !

Nguyên do về việc “hiệp sĩ” gây tai nạn giao thông cho người đi đường khi truy đuổi hai đối tượng tình nghi là trộm cướp.




"Hiệp sĩ" Thạch Đạt
Tuy nhiên, theo giám định, chị phải mang thương tật trên 31% (đủ mức khiến hiệp sĩ Thạch Đạt bị truy tố tội “Vi phạm Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1, điều 202 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông làm chết 1 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Tóm lại, việc làm Lục Vân Tiên là điều đáng khen, nhưng sự dốt nát về luật lệ khiến chúng ta sẽ gây hậu quả khủng khiếp hơn.
Luật đề ra cũng là để bảo vệ tính mạng cho cộng đồng, ko ai có thể biện bạch vì thế này thế nọ mà làm người dân vô tội lĩnh thảm họa được.

Đã có clip, đã có số xe thì nên quăng cho cảnh sát làm việc giống như clip bác tài quay được cướp ở chân cầu Sài Gòn.
Giả sử cảnh sát quan liêu ko giải quyết thì cũng chẳng nên tiếc gương hay liều mình vì những hậu quả đang chờ phía trước.
Chúng ta là những nhân vật quá nhỏ bé, ko thể thay đổi XH này được, và em nghĩ gia đình và tính mạng chúng ta ,tính mạng cộng đồng ....quan trọng hơn là những lời có cánh tạm thời.

1/. Dân đen thì không có quyền nói đóng góp cho XH hay sao??? không được phòng vệ chính đáng hay sao??? Có những trường hợp nhờ cái lòng tốt của dân đen khi gặp mấy chú ngỗ ngáo tông xe rồi bỏ chạy, mà bắt được thủ phạm thi sao hả, chính cái thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của XH mà dẫn đến nhiều hậu quả còn đáng tiếc hơn là những vụ truy bắt tội phạm tự phát gây tai nạn.

Hơn nữa, trách nhiệm phòng chống tội phạm không phải là trách nhiệm của người dân sao????

2/. Có những cá nhân không trực thuộc các đơn vị thực thi pháp luật, đã dũng cảm truy bắt tội phạm, có được bằng khen của CQ chức năng, chính phủ. Vậy là, CQ chức nẵng sai khi khen thưởng các đối tượng này à.

3/. Vấn đề không phải chỉ có người dân, mà ngay cả những người đang thực thi nhiệm vụ, nếu đã có những hành động dẫn đến mất an toàn cho XH, ảnh hưởng, thiệt hại XH, thì cũng bị xử lý hay được bỏ qua???
Thấy bác viết em cảm giác một không khí hừng hực của những ngày cách mạng tháng 8:)
Tất nhiên là bác tha hồ đóng góp, vấn đề là có thằng nào nghe đóng góp của bác hay ko?:D
Vừa rồi tốn cả ngàn tỷ đóng góp hiến pháp ....à mà thôi em ứ nói nữa. Tự hiểu.:)

Bác muốn bắt cướp thì bác phải biết luật và tùy tình huống nữa, ko phải bạ đâu lao đầu vào bắt.
Mà leo lên xe phóng đuổi theo thằng cướp là việc làm dại dột nhất.
Bác xem lại mấy cái post em vừa gửi trên nhé.
"Nhiệt tình cách mạng" là tốt, nhưng cần phải khôn ngoan hơn vì môi trường chúng ta đang sống không thuận lợi cho cái nhiệt tình ấy nhiều đâu. Thậm chí có nhiều trường hợp cực tệ hại.


Bác đã từng sống ở thời kỳ CMT8 hả, có thể hiểu được "nhiệt tình cách mạng T8"???

Những vđề e lỡ nói không thuộc về: cái nhiệt tình cách mệnh, mà là người dân có được quyền phòng & chống tội phạm trong những giới hạn, khả năng của mình hay không??? nó có được luật pháp hiện tại chấp nhận hay không??? Đó là những nguyên tắc cơ bản, nếu bác đã đủ tự tin để phán: "sự dốt nát về luật lệ" chắc chắn sẽ hiểu, còn đằng này cũng thuộc loại chả bít gì về điện cứ thích trích dẫn cái đao to búa lớn nào là "khoản 1, điều 202" cũng giống như bọn trẻ trâu trộm được câu kết luận của ông thánh nào đó trong một án văn rất dài.

Có những vấn đề to tát đương thời: " vừa rồi tốn cả ngàn tỷ, ... hiếp pháp..." e không dám lạm bàn, nhưng cũng thiết nghĩ lở mấy thằng như bác mà đóng góp lỡ mà có người nghe theo thành hiện thực, chắc cái XH mình chẳng bít nó sẽ về đâu giống kiểu " Quay đầu là bờ, ai ngờ là biển".
 
Hạng F
20/1/10
5.847
7.309
113
www.viettranyen.com
Re: Ai biểu đeo hột xoàn, đi Mercedes chi cho nó cướp!!!

Rồi, giờ các luật sư tính tranh cãi sao đây với mấy ông tòa Tối cao, viện kiểm sát v.v... trong bài này đây??? Em hóng ạ.
24.gif

[blockquote]
http://phapluattp.vn/2013123010393686p1063c1016/tong-xe-bat-cuop-giat-co-pham-toi.htm

Tông xe bắt cướp giật, có phạm tội?
Xung quanh tình huống tài xế xe Mercedes đuổi theo và tông xe máy của hai kẻ bẻ kính chiếu hậu, một vấn đề pháp lý được đặt ra:
Hành vi của tài xế có vi phạm pháp luật? Nếu hai kẻ cướp giật bị thương hoặc chết thì sao?Ngày 28-12, Công an quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho biết đã tung nhiều trinh sát truy lùng hai tên cướp giật bẻ kính chiếu hậu xe Mercedes xảy ra tại khu vực vào sân bay Tân Sơn Nhất trưa 25-12.[/blockquote][blockquote]Được truy bắt người phạm tội quả tangTrước đó, trên một tờ báo mạng xuất hiện đoạn video clip phản ánh tình huống chiếc xe Mercedes đang dừng chờ đèn đỏ tại giao lộ Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận) thì bị hai thanh niên đi xe Attila áp sáp bẻ kính chiếu hậu bên cửa tài xế (trị giá khoảng 30 triệu đồng). Tài xế xe Mercedes đã đuổi theo, mở cửa kính xe tri hô rồi húc vào đuôi xe máy của hai kẻ cướp giật. Hai tên cướp ngã xuống đường, bỏ xe chạy thoát cùng tang vật…Tình huống này đã gây nhiều tranh cãi: Có người ủng hộ hành động của tài xế ô tô. Có người phản đối, bảo hành vi của tài xế có thể phạm tội cố ý gây thương tích, thậm chí là giết người nếu hậu quả xảy ra. Còn tài xế ô tô phân trần: “Đụng vào xe của bọn cướp có thể làm tôi bị thiệt hại nhiều hơn do ô tô bị móp phần đầu. Nhưng vì muốn bắt chúng giao công an để góp phần giảm những vụ cướp giật tương tự trên đường nên tôi đã quyết định làm như vậy”.
8-chot-1c97b.jpg
Chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia pháp luật để có cái nhìn chính xác về vụ việc.Theo Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM), Điều 82 BLTTHS quy định bất cứ người nào cũng có quyền bắt, giải ngay người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt hoặc người đang bị truy nã đến cơ quan công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt...Như vậy, trường hợp bẻ kính ô tô là hành vi phạm pháp quả tang và tài xế ô tô hoàn toàn có thể đuổi bắt bằng nhiều phương tiện có thể. Việc dùng ô tô đuổi theo của tài xế trên là phù hợp bởi không lẽ bỏ xe chạy bộ đuổi theo. Hành vi trên là bắt người phạm tội quả tang nên không thể xem là phạm tội. Nếu có gây thương tích cũng là chuyện khó tránh, không thể dựa vào đó nói tài xế ô tô phạm tội. Việc nói tài xế ô tô có thể phạm tội cố ý gây thương tích hoặc giết người là không chuẩn bởi các yếu tố cấu thành tội phạm từ khách thể bị xâm hại, hành vi khách quan và ý thức chủ quan đều không có. “Tôi cho là hành vi của tài xế ô tô là rất dũng cảm và hoàn toàn hợp pháp” - Thẩm phán Hùng nói.Đồng tình, Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) cũng nói việc tài xế ô tô truy bắt, đụng xe máy của kẻ cướp giật không phạm tội, chỉ loại trừ trường hợp tài xế có hành vi nguy hiểm quá mức cần thiết, có ý thức tước đoạt sinh mạng của hai kẻ cướp.[/blockquote][blockquote]Nhưng phải cân nhắc hậu quảBàn thêm, luật sư Nguyễn Minh Thuận (Đoàn Luật sư TP.HCM) băn khoăn: Dù BLTTHS cho phép mọi công dân bắt người phạm tội quả tang… nhưng BLTTHS và các văn bản hướng dẫn lại chưa quy định cụ thể rằng người dân được sử dụng các hành vi nào tương xứng để trấn áp tội phạm. Liệu người dân có được sử dụng tất cả biện pháp để truy bắt, trấn áp tội phạm cho bằng được hay không? Mặt khác, việc bắt người phạm tội quả tang… đối với người dân là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Do đó, người truy bắt người phạm tội quả tang… cần cân nhắc, so sánh giữa một bên là giá trị tài sản bị chiếm đoạt và một bên là tính mạng, sức khỏe của người phạm tội quả tang.Ở góc nhìn này, kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Phó Viện trưởng Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao) cũng cho biết mọi công dân đều có quyền truy bắt tội phạm. Trong trường hợp cụ thể này thì cần phân tích hành vi truy đuổi có vượt quá mức cần thiết hay không. Nếu vượt quá mức cần thiết thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người đuổi bắt sẽ dựa trên hậu quả xảy ra.“Đường sá thành thị truy đuổi như thế thì không thể lường trước được mọi hậu quả. Xe hơi lại là nguồn nguy hiểm cao độ, dùng nó tông vào xe máy có thể gây hậu quả chết người. Vì vậy, lẽ ra tài xế chỉ cần mở kính xe tri hô để được hỗ trợ bắt cướp mà thôi, không cần thiết phải có hành vi nguy hiểm như vậy” - ông Thêm nói.
Phòng vệ chính đáng?Hai tên cướp giật có hành vi xâm phạm đến lợi ích chính đáng của chủ xe Mercedes. Hành vi cướp giật kính chiếu hậu trị giá 30 triệu đồng của chúng đã hoàn thành nhưng tội phạm chưa kết thúc. Hai tên cướp đang phải bỏ chạy, chưa thể tự do định đoạt chiếc kính chiếc hậu nên người bị hại vẫn có quyền thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.Theo BLHS, phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ví dụ: Lúc đuổi kịp, thay vì kiểm soát xe để chỉ tông nhẹ vào xe máy của kẻ cướp giật với mục đích làm chúng ngã ra đường, tài xế ô tô lại nhấn ga đụng mạnh, bất chấp hậu quả xảy ra…Một kiểm sát viên VKSND TP.HCM
HOÀNG YẾN

[/blockquote]
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
30/10/12
3.965
2.684
113
Re: Ai biểu đeo hột xoàn, đi Mercedes chi cho nó cướp!!!

NắngSG nói:
Rồi, giờ các luật sư tính tranh cãi sao đây với mấy ông tòa Tối cao, viện kiểm sát v.v... trong bài này đây??? Em hóng ạ.
24.gif

[blockquote]
http://phapluattp.vn/2013123010393686p1063c1016/tong-xe-bat-cuop-giat-co-pham-toi.htm

Tông xe bắt cướp giật, có phạm tội?
Xung quanh tình huống tài xế xe Mercedes đuổi theo và tông xe máy của hai kẻ bẻ kính chiếu hậu, một vấn đề pháp lý được đặt ra:
Hành vi của tài xế có vi phạm pháp luật? Nếu hai kẻ cướp giật bị thương hoặc chết thì sao?Ngày 28-12, Công an quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho biết đã tung nhiều trinh sát truy lùng hai tên cướp giật bẻ kính chiếu hậu xe Mercedes xảy ra tại khu vực vào sân bay Tân Sơn Nhất trưa 25-12.[/blockquote][blockquote]Được truy bắt người phạm tội quả tangTrước đó, trên một tờ báo mạng xuất hiện đoạn video clip phản ánh tình huống chiếc xe Mercedes đang dừng chờ đèn đỏ tại giao lộ Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận) thì bị hai thanh niên đi xe Attila áp sáp bẻ kính chiếu hậu bên cửa tài xế (trị giá khoảng 30 triệu đồng). Tài xế xe Mercedes đã đuổi theo, mở cửa kính xe tri hô rồi húc vào đuôi xe máy của hai kẻ cướp giật. Hai tên cướp ngã xuống đường, bỏ xe chạy thoát cùng tang vật…Tình huống này đã gây nhiều tranh cãi: Có người ủng hộ hành động của tài xế ô tô. Có người phản đối, bảo hành vi của tài xế có thể phạm tội cố ý gây thương tích, thậm chí là giết người nếu hậu quả xảy ra. Còn tài xế ô tô phân trần: “Đụng vào xe của bọn cướp có thể làm tôi bị thiệt hại nhiều hơn do ô tô bị móp phần đầu. Nhưng vì muốn bắt chúng giao công an để góp phần giảm những vụ cướp giật tương tự trên đường nên tôi đã quyết định làm như vậy”.
8-chot-1c97b.jpg
Chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia pháp luật để có cái nhìn chính xác về vụ việc.Theo Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM), Điều 82 BLTTHS quy định bất cứ người nào cũng có quyền bắt, giải ngay người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt hoặc người đang bị truy nã đến cơ quan công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt...Như vậy, trường hợp bẻ kính ô tô là hành vi phạm pháp quả tang và tài xế ô tô hoàn toàn có thể đuổi bắt bằng nhiều phương tiện có thể. Việc dùng ô tô đuổi theo của tài xế trên là phù hợp bởi không lẽ bỏ xe chạy bộ đuổi theo. Hành vi trên là bắt người phạm tội quả tang nên không thể xem là phạm tội. Nếu có gây thương tích cũng là chuyện khó tránh, không thể dựa vào đó nói tài xế ô tô phạm tội. Việc nói tài xế ô tô có thể phạm tội cố ý gây thương tích hoặc giết người là không chuẩn bởi các yếu tố cấu thành tội phạm từ khách thể bị xâm hại, hành vi khách quan và ý thức chủ quan đều không có. “Tôi cho là hành vi của tài xế ô tô là rất dũng cảm và hoàn toàn hợp pháp” - Thẩm phán Hùng nói.Đồng tình, Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) cũng nói việc tài xế ô tô truy bắt, đụng xe máy của kẻ cướp giật không phạm tội, chỉ loại trừ trường hợp tài xế có hành vi nguy hiểm quá mức cần thiết, có ý thức tước đoạt sinh mạng của hai kẻ cướp.[/blockquote][blockquote]Nhưng phải cân nhắc hậu quảBàn thêm, luật sư Nguyễn Minh Thuận (Đoàn Luật sư TP.HCM) băn khoăn: Dù BLTTHS cho phép mọi công dân bắt người phạm tội quả tang… nhưng BLTTHS và các văn bản hướng dẫn lại chưa quy định cụ thể rằng người dân được sử dụng các hành vi nào tương xứng để trấn áp tội phạm. Liệu người dân có được sử dụng tất cả biện pháp để truy bắt, trấn áp tội phạm cho bằng được hay không? Mặt khác, việc bắt người phạm tội quả tang… đối với người dân là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Do đó, người truy bắt người phạm tội quả tang… cần cân nhắc, so sánh giữa một bên là giá trị tài sản bị chiếm đoạt và một bên là tính mạng, sức khỏe của người phạm tội quả tang.Ở góc nhìn này, kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Phó Viện trưởng Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao) cũng cho biết mọi công dân đều có quyền truy bắt tội phạm. Trong trường hợp cụ thể này thì cần phân tích hành vi truy đuổi có vượt quá mức cần thiết hay không. Nếu vượt quá mức cần thiết thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người đuổi bắt sẽ dựa trên hậu quả xảy ra.“Đường sá thành thị truy đuổi như thế thì không thể lường trước được mọi hậu quả. Xe hơi lại là nguồn nguy hiểm cao độ, dùng nó tông vào xe máy có thể gây hậu quả chết người. Vì vậy, lẽ ra tài xế chỉ cần mở kính xe tri hô để được hỗ trợ bắt cướp mà thôi, không cần thiết phải có hành vi nguy hiểm như vậy” - ông Thêm nói.
Phòng vệ chính đáng?Hai tên cướp giật có hành vi xâm phạm đến lợi ích chính đáng của chủ xe Mercedes. Hành vi cướp giật kính chiếu hậu trị giá 30 triệu đồng của chúng đã hoàn thành nhưng tội phạm chưa kết thúc. Hai tên cướp đang phải bỏ chạy, chưa thể tự do định đoạt chiếc kính chiếc hậu nên người bị hại vẫn có quyền thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.Theo BLHS, phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ví dụ: Lúc đuổi kịp, thay vì kiểm soát xe để chỉ tông nhẹ vào xe máy của kẻ cướp giật với mục đích làm chúng ngã ra đường, tài xế ô tô lại nhấn ga đụng mạnh, bất chấp hậu quả xảy ra…Một kiểm sát viên VKSND TP.HCM
HOÀNG YẾN

[/blockquote]


Đề nghị mợ Nắng thay mặt tòa đưa ra phán quyết cuối cùng. Bị hại, bị cáo và các đương sự tranh cãi tại topic này theo phán quyết chấp hành!
32.gif
baby%20(41).gif

 
Hạng D
27/7/08
2.953
87
48
Saigon
Re: Ai biểu đeo hột xoàn, đi Mercedes chi cho nó cướp!!!

Tin Tin mà bị phạt thì em bảo đảm ai cũng sẽ chạy xe máy hết, và anh # thích điều này nhằm giảm ùn tắc giao thông. Thiệt là cái tình........

Ai thích Mỹ thì đi hoặc về Mỹ...
Ai đang ở VN và đang ủng hộ Tin Tin thì tiếp tục ở VN...
Ai thích Mỹ, đang ở VN và ủng hộ Tin Tin (như em) thì chờ vài ngày nữa xem hai thằng khốn đó sẽ được trinh sát còng đầu và xử lý ra sao. Nếu ngon lành như đại đa số anh em ủng hộ Tin Tin thì tiếp tục ở VN, không thì đi Mỹ, XONG !

Cải hoài............
 
Hạng C
2/2/09
616
36
28
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

Honda.Accord nói:
Đáng trách ở đây có nhiều người cổ vũ cho việc làm của bác chủ bất chấp hậu quả ra sau. Có người còn xem đó là anh Hùng. Việc làm như vậy đã phạm sai lầm cơ bản mà có lần tôi được đọc trên diễn đàn này "Cho dù bất cứ lý do gì củng không được lấy cái sai để đè bẹp cái sai"

Phạm sai lầm cơ bản là cái sai lầm gì vậy bác???
 
Hạng C
2/2/09
616
36
28
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

nguyenw2 nói:
Lam qua nay de theo xe co dung chuyen choi luon
16.gif

wok1315366471.jpg


Có cái này sẽ giúp người ta chứng minh, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nè
 
Hạng B2
9/8/12
339
144
43
Thủ Đức
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

@NuiSam_ChauDoc nói:
Honda.Accord nói:
Đáng trách ở đây có nhiều người cổ vũ cho việc làm của bác chủ bất chấp hậu quả ra sau. Có người còn xem đó là anh Hùng. Việc làm như vậy đã phạm sai lầm cơ bản mà có lần tôi được đọc trên diễn đàn này "Cho dù bất cứ lý do gì củng không được lấy cái sai để đè bẹp cái sai"

Phạm sai lầm cơ bản là cái sai lầm gì vậy bác???
Đó là Lấy cái sai để chống lại cái sai bác ạ!