Kamalot thì không biết chắc có làm cho tuyên giáo không nhưng khi không biết chắc thì coi như là không có đi . Cái yếu kém của Kamalot là khi tranh luận , bị hỏi những câu khó trả lời được, thì đem chuyện khác vô nói rồi đánh trống lãng câu hỏi của người khác . Lấy thí dụ khi được hỏi là nếu Tây Lông báo gia đình có người bị mất tích thì liệu công an có nhảy vào làm việc ngay không hay lờ đi rồi cho là "hoang báo" như vụ gia đình Điện Biên kia thì không trả lời mà đánh trống lãng qua chuyện khác . Vào khu Phạm Ngủ Lão và Đề Thám hỏi dân ở đó đi, họ sẽ kể cho nghe khi người dân Việt bị cướp đồ, bị giựt đồ thì vào đồn công an sẽ bị đối xử như thế nào ? Phải mất bao lâu mới có công an ra truy lùng ? Rồi so sánh cùng trường hợp như vậy nhưng xảy ra với Tây lông là biết ngay liền . Ngay cả khi Tây lông tới đồn công an báo mất thì công an ở đó tận tình giúp đở, giúp điền đơn luôn, không như đồng bào người Việt vào thì quăng cho tờ đơn, lo điền đi, rồi ...."để mai tính" .
Trong vụ án ở Điện Biên, gia đình tự thân tới báo công an là con mình đi giao gà rồi mất tích, gọi không trả lời . Gia đình cũng cung cấp giao gà cho ai, giao ở đâu, gọi tới số điện thoại nào nhưng sự thờ ơ vô lương tâm của công an ở đó làm cho con người ta chết tức tưởi . Đến khi báo chí dồn dập thì rốt ráo tìm để xoa dịu dư luận . Sau vụ Điện Biên thì công an làm việc có vẻ tích cực hơn ở các vụ khác nhưng từ từ tình hình lắng dịu lại thì chứng nào tật đó . Có người bảo "do lương thấp" nên mới thiếu tích cự như vậy ... thì quả là tào lao . Hồi xưa, thời bao cấp, lương công an ít hơn rất nhiều nhưng hội đó họ làm việc tích cực hơn bây giờ nhiều lắm . Thời kháng chiến, lính đi chiến đấu đâu có bao nhiêu tiền, thậm chí chả có đồng lương nào nhưng họ làm việc rất tích cực vì sao ?