Hạng D
10/9/08
2.893
6.212
113
Việt Nam đang mắc bệnh áp dụng 412 tràn lan mà không hiểu ý nghĩa của làn đường dành riêng.
 
Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
Cái việc phân làn theo phương tiện cũng chính là 1 nguyên nhân gây ra chuyện không nhường đường.
Như QL1 từ Trung Lương về Mỹ Thuận, có 3 làn thì làn ngoài dành cho < 29c, làn giữa xe tải, khách nên nhiều bác xe con chạy làn ngoài cứ tà tà 60-70 mà không chịu cho xe sau vượt vì sợ chuyển vô làn giữa thì sai làn.
Cách hay nhất là đã là 4b trở lên thì không phân làn, chỉ phân làn giữa 2b và 4b thôi. Như xa lộ đại hàn đó, 2 làn cùng tốc độ, muốn chạy làn nào thì chạy.
 
  • Like
Reactions: iboss and ntt61
Hạng F
2/4/10
7.393
33.522
113
Khi mà lũ vẫn còn và chưa biết khi nào tốt hơn, lấy chữ nhẫn mà sống chung với lũ đi các bác. Ai muốn vượt thì cho vượt. Ai kg cho vượt thì mình cứ thong thả nghe nhạc đu theo...
 
  • Like
Reactions: poko
Hạng D
15/12/13
1.350
1.487
113
Ở VN chúng ta vượt và nhường là cơ chế xin - cho ( muốn vượt thì xin, tôi thấy an toàn thì cho hoặc ko tuỳ tâm trạng của tôi lúc đó) nên ko có khái niệm văn hoá nhường đường, ta thấy csgt chưa bao giờ phạt xe cản trở giao thông vì họ cũng ko biết khi nào và như thế nào là đang cản trở.... Chuyện dài ở xứ mình.
Lưu thông trên đường như dòng chảy liên tục, Văn hoá nhường đường ở xứ người được đưa vào đào tạo lái xe chỉ 1 câu rất ngăn gọn (bác chủ có 1 ảnh ở topic khác rấy hay mà chưa thấy cho vào đây), khi nào phải tự giác nhường đường, là khi : " NẾU SAU XE BẠN LÀ MỘT HÀNG DÀI NỐI ĐUÔI, PHÍA TRƯỚC BẠN LÀ KHOẢNG TRỐNG, THÌ BẠN NÊN CHUYỂN VÀO LANE TỐC ĐỘ THẤP HƠN" chúng ta có nên học theo ko, tuỳ các bác.
 
  • Like
Reactions: iboss and ntt61
Hạng D
16/10/12
3.069
6.354
113
Có nghĩa xe trên 16 chổ ko đc vượt hả bác?
Xe trên 16 chỗ thì chạy làn giữa, tốc độ tối đa vẫn như làn trái, đường ai nấy đi.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Nói về văn hóa thì đòi hỏi phải nhiều, rất nhiều năm mới có được. Văn hóa đó có thể là văn hóa đẹp, cũng có thể là văn hóa xấu đối với cách nhìn của 1 dân tộc khác, 1 nền văn hóa khác.
Văn hóa đẹp nó đòi hỏi phải đem lại nét đẹp, sự vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống cho mọi người.
Một nền giáo dục nhân bản đi kèm một nền pháp luật công minh và nghiêm khắc bền vững mới có thể đem lại văn hóa đẹp.
E thật sự thán phục nền văn hóa Nhật, ngay trong hoạn nạn trong vụ động đất, sóng thần vừa qua, ko hề có sự hôi của, cướp bóc, mọi người xếp hàng, nhường nhịn nhau khi nhận những bữa ăn cứu trợ.
Trở lại văn hóa nhường nhịn nhau trong giao thông, chắc chắn cần có một chương trình đào tạo, thi cử nghiêm túc cho lái xe, luật pháp cần thực thi nghiêm chỉnh việc xử phạt các vi phạm, chống tham nhũng triệt để.
Lý thuyết là thế, ai cũng biết, ai cũng hiểu, ai cũng nói đi nói lại, "khổ lắm biết rồi, nói mãi"! Nhưng buồn là không biết khi nào VN mới làm đc?
 
Hạng D
16/10/12
3.069
6.354
113
Điều 13. Sử dụng làn đường
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

+ Thực tế giao thông: Điều luật này hiện nay không còn phù hợp vì:
Xe thô sơ hiện nay rất ít nên làn trong cùng dành cho xe 2b gắn máy là xe cơ giới theo định nghĩa của luật thì đúng ra là phải đi trên làn bên trái đường.

Ngoài HN chạy đúng theo luật thì xe gắn máy chạy cả 2 làn cùng với xe thô sơ và xe 4b nên nhìn rất hỗn loạn:
Chắc có chứ, nhưng chổ nào ko có (biển 412) là 2b chạy thoải mái vì họ hiểu điều 13.

Do Điều 13 quy định chưa được rõ ràng, chi tiết. Tuy nhiên, xe 2b lợi dụng điều này để chạy trên làn ngoài cùng bên trái, chung với xe 4b là điều không nên làm vì:
- Hỗn loạn (như bác nêu);
- Nguy hiểm (nếu ngã trước đầu xe 4 bánh);
- Khoản 3. "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải".
Tốc độ tối đa cho phép của xe 2b luôn thấp hơn 4b =>> xe 2b phải đi về bên phải.