Hạng D
30/3/05
2.352
16.151
113
Chuẩn.
Hình chụp bên trong chỉ thấy kết cấu ngay chổ bung ra nhiều nhất hơi khác lạ so với chung quanh và có vài vết đen phía trên 1 tý.
View attachment 1534695
NN 2: nếu chủ xe thực sự bị như thế thì có ai ngờ được vành sẽ bị nổ để thay vành mới ngay? Và xe nào, vành nào cũng sẽ bị nổ khi gặp tình huống như thế??
NN 1 : sẽ rất nguy hiểm cho những vành chung lô sản xuất. Có cần thiết để rà soát lại sản phẩm của lô sản xuất đó?
Qua hình này cho thấy vết tét hướng từ trong ra ngoài, nếu vỏ mềm, cấn vật lạ trên đường thì phần vành mâm sẽ méo mó và ngay chổ bị cấn sẽ có dấu vết va chạm, trầy sướt chứ đâu có vết tét gọn thế.
 
Chỉnh sửa cuối:
QQT confirmed
Hạng B1
14/1/17
74
54
18
51
Kết luận không thể tin nổi!
Từ trước tới nay chưa nghe nói bao giờ
lazzang cùng lắm thì méo khi va chạm thôi,còn rách như vậy,đường lại đẹp,không ổ voi ổ gà gì chắc chắn do chất lượng của hợp kim đúc lazzang rồi
Coi thường khách hàng quá
 
Hạng B2
30/6/15
370
241
43
HCM
xigavip.com
Em cũng theo dõi vụ này trên face. Ý của các chủ là Nissan phải trả lời trung thực và đi kiểm định cái lazang đó nguyên nhân chính xác do đâu và có biện pháp đảm bảo an toàn cho những người mua xe xtrail trước đó.
Cái này là vì sự an toàn của người tiêu dùng chứ không phải là bắt đền 4 cái lazang mới đâu bác. Trong khi đó Nissan lại trốn tránh nhiệm vụ và đổi lỗi cho khách hàng. Như vậy là không tôn trọng người tiêu dùng và không trung thực.
P/S: Em cũng kết Xtrail lắm nhưng mà qua 2 vụ: 1 là vụ này, 2 là vụ thử xe bị bắt đền + xe taxi mà sơn lại bán cho khách hàng ở miền trung nữa nên xin kiếu.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
mâm này dỏm dữ!?!?

xe em, lúc mới mua, bánh sau cán 1 miếng sắt - như mãnh bom ngày xưa: dài tầm 5-6cm, dầy khoảng 1cm, nhọn 2 đầu, đâm 1 phát tét vỏ dài tầm 5cm, đứt luôn cả bố thép của vỏ; xẹp lép;
non kinh nghiệm + đường không chổ vá => em quất tiếp với tốc độ ~50km/h, xa khoảng 3km - mâm có bị gì đâu :D :D vô vá ép kiểu vá xe ben (chổ vá bị phù lên), mấy đứa vá bảo a về thay gấp đi => vẫn để chạy tiếp 3-4 tháng sau :D :D
Á ...! Bác này gan cùng đường!
 
Hạng D
4/11/16
1.802
3.931
113
untitled-png.1534695

Hình này thể hiện rõ có nhiều bọt khí bên trong đoạn mâm bị bể (đoạn giữa) trong khi phần bên trái thấy kết cấu đồng nhất. Nếu mâm xe có rỗ khí nghĩa là bị lỗi rồi.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Cái này là vì sự an toàn của người tiêu dùng chứ không phải là bắt đền 4 cái lazang mới đâu bác. Trong khi đó Nissan lại trốn tránh nhiệm vụ và đổi lỗi cho khách hàng. Như vậy là không tôn trọng người tiêu dùng và không trung thực.
P/S: Em cũng kết Xtrail lắm nhưng mà qua 2 vụ: 1 là vụ này, 2 là vụ thử xe bị bắt đền + xe taxi mà sơn lại bán cho khách hàng ở miền trung nữa nên xin kiếu.
E hoàn toàn nhất trí cao với bác.
Lúc đầu anh chủ xe tính zậy, nhưng, sau đó bị hãng phản kèo, chơi luôn!
 
Hạng D
4/10/15
1.435
2.514
113
37
Nissan từng có phốt vụ bán xe taxi cho khách cá nhân thì phải, vụ đó cũng ko biết thực hư thế nào. Công nhận xứ thiên đường nên cư xử thường điên
 
  • Like
Reactions: nta139
Hạng D
28/7/16
1.690
2.417
113
Hay là do vụ này http://m.dantri.com.vn/o-to-xe-may/...ung-thep-kem-chat-luong-20171013074007293.htm
Rúng động thế giới: Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản dùng thép kém chất lượng

07:42 ngày 13/10/2017
Dính đòn oan vì nhà cung cấp thép Kobe Steel (Nhật Bản) không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hàng loạt “ông lớn” ngành ôtô Nhật Bản đang trở thành tâm điểm của vụ bê bối do dùng thép không đạt chuẩn, những cái tên được nhắc tới có Toyota, Mazda và Nissan…

Hãng túi khí lớn nhất thế giới phá sản

kobe-steel3-1507819697473.jpg

Hiroya Kawasaki lãnh đạo cấp cao của Kobe Steel trong buổi công bố thông tin bê bối tại tập đoàn này.
Vụ bê bối đang làm rúng động ngành công nghiệp Nhật Bản khi vừa qua Tập đoàn sản xuất thép Kobe Steel thừa nhận đã chuyển giao các sản phẩm không đáp ứng được những quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu.
Vụ bê bối giả mạo số liệu của Kobe Steel đang ảnh hưởng đến một loạt các ngành công nghiệp tại Nhật Bản. Ngày càng nhiều nhà sản xuất thông báo đã sử dụng các sản phẩm nhôm của tập đoàn trên trong sản xuất ô tô, tàu hỏa, tên lửa và thậm chí thiết bị quốc phòng.
kobe-steel2-1507819697470.jpg

Kobe Steel đã gây ra một vụ bê bối trên bình diện toàn cầu, với các ngành nghề khác nhau. Đoàn tàu sản xuất cho Anh Quốc sử dụng thép của công ty này.
Một cuộc điều tra nội bộ cho thấy dữ liệu đã được làm giả cho khoảng 19.300 tấn sản phẩm nhôm, 2.200 tấn sản phẩm đồng và 19.400 sản phẩm đúc nhôm và được giao cho các khách hàng từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2017.
Và tình hình này trở nên càng nghiêm trọng hơn khi mà có tới 6 trong số các nhà sản xuất ô tô nổi tiếng nhất của "xứ Mặt Trời mọc" bao gồm Toyota, Mitsubishi Motors, Subaru, Mazda, Nissan và Honda cho biết đã sử dụng vật liệu đầu vào bị làm giả dữ liệu từ Kobe Steel.
Nissan cho biết đã sử dụng các sản phẩm nhôm của Kobe Steel trong cấu trúc mui xe. Mới tuần trước, hãng cũng đã phải công bố một đợt triệu hồi xe quy mô lớn sau khi bị nhà chức trách phát hiện sử dụng nhân viên kiểm soát chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn trong quá trình kiểm tra chất lượng xe.
kobe-steel6-1507819697480.jpg

Ít nhất cả sáu ông lớn của ngành công nghiệp ôtô Nhật Bản và các thương hiệu khác đều sử dụng thép của Kobe Steel.
Trong khi đó, Toyota đã phát hiện thấy vật liệu bị giả mạo dữ liệu của Kobe được sử dụng cho mui xe, cửa xe và một số bộ phận ngoài của xe do hãng sản xuất.
Thậm chí, Subaru còn sử dụng những sản phẩm không đạt chuẩn trên trong máy bay của hãng. Được biết, Subaru đã sản xuất máy bay huấn luyện cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDP) và cánh cho máy bay Boeing như Boeing Dreamliner.
kobe-steel5-1507819697478.jpg

Cổ phiếu của Kobe Steel rơi đáy sau khi thông tin vụ bế bối được công bố.
Honda cũng báo cáo tình trạng tương tự. Mazda xác nhận đã sử dụng nhôm được Kobe Steel cung cấp còn Suzuki và Mitsubishi vẫn đang kiểm tra xem xe của họ có chịu ảnh hưởng không.
Trước tình hình nghiêm trọng này, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã yêu cầu các nhà sản xuất ô tô tiến hành kiểm tra khẩn cấp để xem liệu có cần tiến hành các chiến dịch thu hồi xe hay không.

kobe-steel4-1507819697475.jpg

Lãnh đạo Kobe Steel trong cuộc gặp với các quan chức chính phủ Nhật Bản tại Tokyo.
Vụ giả mạo số liệu của Kobe Steel còn lan sang cả ngành công nghiệp quốc phòng của “đảo quốc Mặt trời mọc”. Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết các nhà sản xuất lớn như Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries và IHI Corp đã sử dụng các sản phẩm nhôm không đạt chuẩn của Kobe Steel. Tuy nhiên, cơ quan này không tiết lộ tên của các thiết bị quốc phòng bị ảnh hưởng.
Vụ bê bối của Kobe đe dọa làm suy giảm thêm niềm tin vào quản lý chất lượng của ngành sản xuất Nhật Bản và quản lý nhà nước. Gần đây nhất, hãng sản xuất túi khí đã phá sản Takata là nguyên nhân dẫn tới cuộc triệu hồi xe lớn nhất lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới. Chất lượng túi khí không đảm bảo của Takata được cho là có liên quan đến cái chết của 17 người trong các vụ tai nạn xe hơi trên toàn cầu.
Gia Bảo
Theo Kyodo, AFP, Reuters
 
Hạng D
4/11/16
1.802
3.931
113
Hay là do vụ này http://m.dantri.com.vn/o-to-xe-may/...ung-thep-kem-chat-luong-20171013074007293.htm
Rúng động thế giới: Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản dùng thép kém chất lượng

07:42 ngày 13/10/2017
Dính đòn oan vì nhà cung cấp thép Kobe Steel (Nhật Bản) không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hàng loạt “ông lớn” ngành ôtô Nhật Bản đang trở thành tâm điểm của vụ bê bối do dùng thép không đạt chuẩn, những cái tên được nhắc tới có Toyota, Mazda và Nissan…

Hãng túi khí lớn nhất thế giới phá sản

kobe-steel3-1507819697473.jpg

Hiroya Kawasaki lãnh đạo cấp cao của Kobe Steel trong buổi công bố thông tin bê bối tại tập đoàn này.
Vụ bê bối đang làm rúng động ngành công nghiệp Nhật Bản khi vừa qua Tập đoàn sản xuất thép Kobe Steel thừa nhận đã chuyển giao các sản phẩm không đáp ứng được những quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu.
Vụ bê bối giả mạo số liệu của Kobe Steel đang ảnh hưởng đến một loạt các ngành công nghiệp tại Nhật Bản. Ngày càng nhiều nhà sản xuất thông báo đã sử dụng các sản phẩm nhôm của tập đoàn trên trong sản xuất ô tô, tàu hỏa, tên lửa và thậm chí thiết bị quốc phòng.
kobe-steel2-1507819697470.jpg

Kobe Steel đã gây ra một vụ bê bối trên bình diện toàn cầu, với các ngành nghề khác nhau. Đoàn tàu sản xuất cho Anh Quốc sử dụng thép của công ty này.
Một cuộc điều tra nội bộ cho thấy dữ liệu đã được làm giả cho khoảng 19.300 tấn sản phẩm nhôm, 2.200 tấn sản phẩm đồng và 19.400 sản phẩm đúc nhôm và được giao cho các khách hàng từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2017.
Và tình hình này trở nên càng nghiêm trọng hơn khi mà có tới 6 trong số các nhà sản xuất ô tô nổi tiếng nhất của "xứ Mặt Trời mọc" bao gồm Toyota, Mitsubishi Motors, Subaru, Mazda, Nissan và Honda cho biết đã sử dụng vật liệu đầu vào bị làm giả dữ liệu từ Kobe Steel.
Nissan cho biết đã sử dụng các sản phẩm nhôm của Kobe Steel trong cấu trúc mui xe. Mới tuần trước, hãng cũng đã phải công bố một đợt triệu hồi xe quy mô lớn sau khi bị nhà chức trách phát hiện sử dụng nhân viên kiểm soát chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn trong quá trình kiểm tra chất lượng xe.
kobe-steel6-1507819697480.jpg

Ít nhất cả sáu ông lớn của ngành công nghiệp ôtô Nhật Bản và các thương hiệu khác đều sử dụng thép của Kobe Steel.
Trong khi đó, Toyota đã phát hiện thấy vật liệu bị giả mạo dữ liệu của Kobe được sử dụng cho mui xe, cửa xe và một số bộ phận ngoài của xe do hãng sản xuất.
Thậm chí, Subaru còn sử dụng những sản phẩm không đạt chuẩn trên trong máy bay của hãng. Được biết, Subaru đã sản xuất máy bay huấn luyện cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDP) và cánh cho máy bay Boeing như Boeing Dreamliner.
kobe-steel5-1507819697478.jpg

Cổ phiếu của Kobe Steel rơi đáy sau khi thông tin vụ bế bối được công bố.
Honda cũng báo cáo tình trạng tương tự. Mazda xác nhận đã sử dụng nhôm được Kobe Steel cung cấp còn Suzuki và Mitsubishi vẫn đang kiểm tra xem xe của họ có chịu ảnh hưởng không.
Trước tình hình nghiêm trọng này, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã yêu cầu các nhà sản xuất ô tô tiến hành kiểm tra khẩn cấp để xem liệu có cần tiến hành các chiến dịch thu hồi xe hay không.

kobe-steel4-1507819697475.jpg

Lãnh đạo Kobe Steel trong cuộc gặp với các quan chức chính phủ Nhật Bản tại Tokyo.
Vụ giả mạo số liệu của Kobe Steel còn lan sang cả ngành công nghiệp quốc phòng của “đảo quốc Mặt trời mọc”. Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết các nhà sản xuất lớn như Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries và IHI Corp đã sử dụng các sản phẩm nhôm không đạt chuẩn của Kobe Steel. Tuy nhiên, cơ quan này không tiết lộ tên của các thiết bị quốc phòng bị ảnh hưởng.
Vụ bê bối của Kobe đe dọa làm suy giảm thêm niềm tin vào quản lý chất lượng của ngành sản xuất Nhật Bản và quản lý nhà nước. Gần đây nhất, hãng sản xuất túi khí đã phá sản Takata là nguyên nhân dẫn tới cuộc triệu hồi xe lớn nhất lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới. Chất lượng túi khí không đảm bảo của Takata được cho là có liên quan đến cái chết của 17 người trong các vụ tai nạn xe hơi trên toàn cầu.
Gia Bảo
Theo Kyodo, AFP, Reuters
Mâm xe đúc bằng hợp kim nhôm bác à. Mà đúng là hàng Nhật bây giờ thấy chất lượng đi xuống hẳn so với khoảng 10 năm trước.