BOTHOC nói:
phanleco nói:
BOTHOC nói:
Em đồng tình với cmt của bác bvy, làm cái này sợ nhất nhà sát vách đào hầm làm mất áp lực đất phía dưới mấy cục nấm. Phương pháp này nếu làm nhà tách biệt và độ sâu lớp đất yếu nông thì ổn, lớp đất yếu sâu như mé xã Bình Hưng có lẽ topbase giống phương pháp nổi của lá sen ở trong ao...!!!
Em cũng như pak, đồng tình với cmt của pak bvy, nhưng không đồng tình với cmt của pak
Nhà cạnh bên làm hầm thì phải có biện pháp chắn đất (tường vây, cọc vây, larsen ...) chứ pak, không có thì pak không sử dụng topbase nhà pak cũng bị ảnh hưởng như thường. Khuyến cáo của pak là đúng nhưng 2 vấn đề này không liên quan pak ợ
Mới có lời khuyên chân tình của pak KTS cổ đông nhỏ và từng làm cho Licogi rùi đó pak chủ
Bác nói chí phải, em là em sợ giùm bác chủ thui, nói chung cẩn tắc vô ưu bác ạ. Em có gặp 1 trường hợp cũng sêm sêm, nhà bên mình móng băng, đã ổn định, nhà hàng xóm xây mới làm hầm, có cọc vây nhưng do bơm vữa không cẩn thận nhà bên mình lún, phát sinh vết nứt. Dù gì thì nhà trên móng cọc khi hàng xóm làm hầm vẫn yên tâm hơn bác ạ, lúc đấy 110tr không mua lại được cảm giác yên tâm.
Nói chung là pak rất cẩn thận, và có ý tốt với mọi người. Nhưng em cũng lanh chanh nhắc các pak là móng cọc cũng chỉ liên quan một phần (là tránh sử dụng móng nông, đáy móng cao hơn cao trình đào đất nhà bên cạnh) nếu biện pháp chắn đất là cọc vây (cọc khoan nhồi tiết diên nhỏ). Về biện pháp cọc vây, em cũng không rõ từ đâu mà các CĐT rất chuộng biện pháp chắn đất dở ẹt này, bất kể địa chất và mực nước ngầm hiện trạng. Em mạn phép liệt kê vài cái dở :
1. Kích thước hình học, hướng tim trục và chất lượng bê-tông cực kỳ thiếu ốn định (do thiết bị, do tiết kiệm bentonite ...).
2. Do chỉ có thể đổ BT đà giằng đầu cọc nên gần như không cùng làm việc theo hệ mà các cọc chỉ làm việc độc lập, riêng rẽ.
3. Từ nhược điểm kích thước hình học, hướng tim trục thiếu ổn định nêu trên dẫn đến khe hở giữa các cọc nhiều và lớn, không kín nước.
Túm lại là biện pháp này chỉ làm an tâm CĐT chứ không hoàn thành nhiệm vụ biện pháp chắn đất, đặc biệt ở vùng đất yếu, mực nước ngầm cao. Có lẽ do giá thành tương đối rẻ hơn và dễ thi công hơn so với các biện pháp khác.
Quay lại việc lún, nứt do nhà bên cạnh thi công tầng hầm. Ngoài lý do nhà mình sử dụng hệ móng nông và nhà cạnh bên có biện pháp chắn đất thiếu hữu hiệu nêu trên, em thấy còn có thể do nhà mình xem nhẹ hệ đà kiềng nếu xảy ra hiện tượng lún lệch gây nứt tường. Một số nhà thầu tay ngang, tự binh kết cấu theo cảm tính, thường xem đà kiềng chỉ có tác dụng đỡ tường, bỏ qua chuyện khống chế lún lệch. Về hiện tượng lún nền, em thấy biện pháp khắc phục đơn giản là làm sàn trệt, tốn thêm không bao nhiêu nhưng nhiều CĐT cũng tiết kiệm, đến lúc khắc phục thì tốn nhiều hơn nhưng khó giải quyết triệt để. Nói đơn giản nhưng thực ra hồi xưa khi mới làm KCX Tân Thuận, các nhà thầu VN cũng trầy da tróc vảy với việc khắc phục lún nền (đất khu vực đó >30m bùn). Khi các nhà thầu (thiết kế - thi công) Nhựt bổn đưa giải pháp sàn trệt vào áp dụng, mọi việc mới trở nên đơn giản.
Pak chủ có quyết định cuối cùng chưa ợ ???