Re:Xe điện Sài Gòn tiếp nối câu chuyện trên 1 thế kỷ
đường Tramway chạy dọc mép sông
đằng xa : nhà Rồng
cái Trụ sở Nha Phiến á phiện đã ngon lành bệ vệ chắc cạnh tranh với HongKong của Anh
ga Xuân Lộc (thiết lộ SG - Nha Trang)
nhân đây xin nói chút về đường xe hơi thời Thuộc địa từ SG ra Truing :
từ SG xe cộ đều theo Nguyễn Văn Học Gia Định đi chung cầu Bình Lợi với xe lửa => Gò Dưa => Thủ Đức => QL 1 cũ Linh Xuân ngang núi Châu Thới
khỏi Châu Thới thì xe hơi chui dưới cầu (xe lửa bên trên) giờ vẫn còn xài
hình chụp 14-05-2009
bên trái hình : lên Biên Hòa
lúc đó chưa có cầu Hóa An (khi khánh thành cầu này do Củ Sâm mần pre75 bằng tiền Mỹ thì gọi là "cầu mới" còn "cầu cũ" là 2 cái cầu Ghềnh)
... vừa chui khỏi cầu xe lửa kể trên thì xe hơi quẹo phải tiếp tục đi cặp đường sắt (giờ là đường nhựa nhỏ tên Nguyễn Tri Phương) rồi lại đi chung cầu Ghềnh đường sắt qua Cù lao Phố để vô Biên Hòa (vùng này rất sầm uất cực thịnh thời Nhà Nguyễn Đàng Trong)
hiện nay ngay chưn cầu Ghềnh vừa nói (phía đất liền) là cái ngã tư nhỏ : đường ngang dẫn ra Tân Vạn cầu Đồng Nai "xa lộ Hà Nội" - hiện xe cộ đã chui vòng gầm cầu Đồng Nai
sở dĩ đường đi cặp xe lửa có tên cụ NTP vì chỗ đường ngang vừa nói có Đền thờ cụ (hướng từ ngã tư cầu Ghềnh đi Tân Vạn) còn gần về Tân Vạn (cũng đường ngang này) là Đền thờ cụ Trương Công Định
từ bờ sông Đền thờ cụ NTP nhìn ra cầu Ghềnh (hay Gành) qua Cù lao Phố 25-03-2012 :
... khi đã vào Biên Hòa thì đường xe hơi chia 2 nhánh :
- nhánh thứ nhứt đi ngang nhà thương điên Biên Hòa ra Trung : đây vốn là nền "con đường cái quan" xuyên Việt thời Nguyễn - lúc Pháp chiếm Nam kỳ thì làm đường theo nền cũ luôn
- nhánh thứ nhì trổ ra Tam Hiệp đi Cấp (giờ là bên trái Long Bình)
tới lúc Mỹ mần Xa lộ SG - Biên Hòa + xây 2 cầu SG & cầu Đồng Nai + xây Căn cứ Long Bình thì xe hơi từ SG đi Cấp tắm biển mới đi ngõ này : QL 15 này lúc đó lại đi bên phải căn cứ Long Bình cho tới nay
lúc này thì cầu Bình Lợi + 2 cầu Ghềnh vẫn cho xe hơi đi cùng nhưng mật độ xe hơi SG đi Cấp đường này đã giảm nhiều
sau đó các chú Củ Sâm mới mần "cầu mới" Hóa An Biên Hòa + xây cầu Bình Triệu + xa lộ Đại Hàn (còn gọi là Xa lộ vành đai) : tất cả đều là tiền Mỹ