Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

profi nói:
gentledog nói:
[*] Vì vậy các bác tránh rà phanh liên tục, nhất là tại các con dốc dài... Chuyện mất phanh do phanh nóng quá cá nhân tui đã trải qua, rất khủng khiếp !
Em đọc tiếng Anh chẳng hiểu gì:D:D:D
Tránh rà phanh thì đúng rồi. Vào số thấp thì xe chạy cũng chậm rồi, nên cũng ko phải rà phanh làm gì cho mỏi chân. :D:D:D.
Chuyện bác trải qua là do bác đi xe buýt hả bác?
Chiếc xe đầu tiên của tui là 1 chiếc Daihatsu, do phanh gấp bị bó phanh 1 bánh (phía truớc bên phụ), chạy thêm 1 đoạn ngắn nữa thì thấy mất phanh, đạp ko tác dụng gì hết, may buổi trưa đường vắng, tấp vào lề từ từ dừng lại, rồi lại chạy thử (chậm thôi), đạp phanh thấy lại ăn, chay tiếp thì lại mất phanh. May là gần đó có1cơ sở sửa xe ô tô bên đường, thì ra phanh hơi bị bó nên gây nóng quá (overheating đấy), nên phanh dầu mất tác dụng luôn. Phải tháo tuy-ô dầu phanh của bánh đó thì lại có phanh lại (chỉ ăn tại 3 bánh thôi), đi tạm đc nhưng xe có xu hướng nhao ra giữa đường mỗi khi đạp phanh vì bánh trên bêb phụ ko có phanh. Nhớ lại cảm giác xe đang chạy đạp phanh ko thấy ăn rất đáng sợ, đến giờ tui vẫn ớn lạnh mỗi khi nhớ lại. Nếu đường lúc đó đông xe hay đang đổ đèo chắc là tèo hết cả nhà (7mạng) rồi!
 
Hạng C
13/2/08
557
11
18
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

xe nhỏ e k biết thế nào... chứ xe khách , xe tải... thì mấy pác tài ớn vụ mất phanh này lắm.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

TYOT nói:
Xe mình 1.6, số tự động. Trên bảng số ngoài vị trí đậu và de còn có ba số: D3, 1, 2. Đi loanh quanh thì dĩ nhiên D3 rồi nhưng chưa bao giờ dùng tới số 1 và 2.

Cho mình hỏi vậy khi xuống đèo (giả sử đèo Bảo Lộc) thì mình nến 1. để D3 + nhắp thắng, hay 2. sang số 2 ?


Xe đang chạy chuyển từ D3 qua số 2 như thế nào (Mình không dám thử vì không hiểu nếu không có côn chuyển như vậy có sao không? Tốc độ ra sao thì thích hợp?

Trước đây chỉ chạy số tay, rất gà mong các bác kiên nhẫn giải thích giùm nha. Thanks các bác

thường thì số AT sẽ là P-R-N-D-3-2-1 (L) chứ bác?

xe bác D và 3 cùng chỗ à?
 
Hạng B2
12/4/09
205
7
18
47
HCM
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

Tốt nhất nên sử dụng cả thắng số cả thắng chân bác ah.

Khi thấy tốc độ hơi nhanh thì thắng, mỗi lần đạp thắng không nên quá 10 giây, thời gian giữa 2 lần thắng là để không khí làm mát bố thắng. Không nên rà thắng quá lâu làm cho bố thắng quá nóng dẫn đến cháy bố thắng và mất thắng.

Danh sách tai nạn đường đèo dốc do mất thắng rất dài rồi, mình không nên điền tên mình vào danh sách này nữa.

Chúc các bác lái xe an toàn
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

Việc "tuyệt đối không dùng phanh" khi đổ đèo là không đúng, khi nào xe trôi nhanh quá thì cũng phải phanh chứ. Nhưng theo kinh nghiệm của em cần lưu ý những việc sau khi sử dụng phanh xe lúc đổ đèo dài :
1. Hạn chế tối đa việc tăng tốc khi thấy xe chạy hơi chậm, cứ chờ 1 tí là nó khắc chạy nhanh ngay thôi.
2. Như đa số các bác đã biết, lợi dụng tối đa sức hãm động cơ.
2. Nếu phải dùng thắng (phanh) thì tận dụng tối đa các quãng đường thẳng tuy có ngắn.
3. Nếu xe lỡ vẫn hơi nhanh khi vào cua thì thà lấy lái còn hơn đạp phanh, có thể xe hơi "drift" 1 chút nhưng vẫn ổn định hơn việc đang cua mà thắng gấp. Việc thắng gấp khi vào cua này có thể khiến mất lái do tăng gia tốc hướng tâm quá lớn, xe rất dễ bị trượt xéo xuống vực hay vào vách núi
 
Hạng D
6/7/09
1.950
1.046
113
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

Automatic nói:
Việc "tuyệt đối không dùng phanh" khi đổ đèo là không đúng, khi nào xe trôi nhanh quá thì cũng phải phanh chứ. Nhưng theo kinh nghiệm của em cần lưu ý những việc sau khi sử dụng phanh xe lúc đổ đèo dài :
1. Hạn chế tối đa việc tăng tốc khi thấy xe chạy hơi chậm, cứ chờ 1 tí là nó khắc chạy nhanh ngay thôi.
2. Như đa số các bác đã biết, lợi dụng tối đa sức hãm động cơ.
2. Nếu phải dùng thắng (phanh) thì tận dụng tối đa các quãng đường thẳng tuy có ngắn.
3. Nếu xe lỡ vẫn hơi nhanh khi vào cua thì thà lấy lái còn hơn đạp phanh, có thể xe hơi "drift" 1 chút nhưng vẫn ổn định hơn việc đang cua mà thắng gấp. Việc thắng gấp khi vào cua này có thể khiến mất lái do tăng gia tốc hướng tâm quá lớn, xe rất dễ bị trượt xéo xuống vực hay vào vách núi

Em nghĩ là lực LY TÂM thì đúng hơn chứ bác?
 
Hạng F
26/6/07
5.369
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

Xe với Cộ nói:
Automatic nói:
Việc "tuyệt đối không dùng phanh" khi đổ đèo là không đúng, khi nào xe trôi nhanh quá thì cũng phải phanh chứ. Nhưng theo kinh nghiệm của em cần lưu ý những việc sau khi sử dụng phanh xe lúc đổ đèo dài :
1. Hạn chế tối đa việc tăng tốc khi thấy xe chạy hơi chậm, cứ chờ 1 tí là nó khắc chạy nhanh ngay thôi.
2. Như đa số các bác đã biết, lợi dụng tối đa sức hãm động cơ.
2. Nếu phải dùng thắng (phanh) thì tận dụng tối đa các quãng đường thẳng tuy có ngắn.
3. Nếu xe lỡ vẫn hơi nhanh khi vào cua thì thà lấy lái còn hơn đạp phanh, có thể xe hơi "drift" 1 chút nhưng vẫn ổn định hơn việc đang cua mà thắng gấp. Việc thắng gấp khi vào cua này có thể khiến mất lái do tăng gia tốc hướng tâm quá lớn, xe rất dễ bị trượt xéo xuống vực hay vào vách núi

Em nghĩ là lực LY TÂM thì đúng hơn chứ bác?

Chính xác .
Và em đồng ý hoàn toàn với ý kiến của Bác Sỹ (trừ cái từ viết to :)) .
Riêng đoạn em vừa bold lên thì bản thân em đã từng gặp (xém chết!!!:confused:) khi mới cầm lái vài ba tháng và chạy trên đoạn đường đèo ven biển Nha Trang !!! [:O][:O][:O]
(Kinh nghiệm & trải nghiệm sau này vài chục ngàn km thì em cũng đã post bài chia xẻ nhiều tại box này)

Thực ra ở đây bác chủ thớt đã trích dẫn SAI thành ra là "hoàn toàn không dùng thắng" .

Em kể với các bác chuyện này :

Tết Nguyên Đán năm ngoái, em chạy dẫn đầu đoàn Xuyên Việt vượt cung đường Tây Trường Sơn và Cung Tây Bắc Hoàng Liên Sơn . (Các bác nào đã từng qua sẽ biết là đường hiểm trở thế nào).
Tất nhiên mọi kinh nghiệm đi đường đèo luôn được em nhắc thường xuyên qua bộ đàm.
Nhờ vậy đoàn xe đi về an toàn. Một thực tiễn là : khúc vượt đèo và xuống đèo tại Sơn La - đoàn xe vừa xuống chân đèo là gặp 1 chiếc KIA dừng bên đường và chủ xe đang hối hả tạt 2 xô nước vào 2 phanh trước của xe đang bốc khói mù mịt .
Ngay sau đó đoàn xe dừng gần 1 cây xăng để đổ xăng. Sau một lát nói chuyện thêm về kỹ thuật lái xe đường đèo, Em có "biểu diễn" là sờ tay vào vào đĩa thắng xe em vẫn chỉ thấy âm ấm . Chú em NNghia (CaravanViet Hà nội) sau đó quay sang thử xe Premercy của Bác Chim (nick Pigeon - OTC) !!! Thôi rồi ! Chú em đó đã bị bỏng ngón tay cấp độ 1 ! :confused:
(Các bác muốn kiểm chứng có thể liên hệ với bác Đào Thoát - OS Offroad )

Vấn đề chủ yếu là : Khi xuống dốc nhiều và dài - nhiều bác tài xế đã RÀ THẮNG LIÊN TUC (Kiểu như chạy trong Sì phố kẹt xe) - Điều này dẫn đến nguy hiểm là : BỐ THẮNG BỊ CHÁY BỀ MẶT (THAN HOÁ) - do vậy sau đó đạp thắng thì xảy ra hiện tượng "kém ăn thắng" (còn gọi là "mất thắng" (mất phanh) - hoặc do sau đó cố gắng đạp nhồi quá sức -> bể cup pen thắng - thường gặp với xe tải quá nặng.

Do đó : quy tắc khi đi (đổ) đường đèo và dốc dài là chủ động hãm tốc độ xe bằng số thấp (engine brake) trước khi dùng phanh . Khi thấy tốc độ vẫn còn nhanh thì xuống tiếp số thấp hơn nữa - cách này áp dụng cho cả 2 loại xe số AT hay MT. Và nếu cần thì NHẤP mạnh thắng để hỗ trợ giảm tốc độ.

Các bác có thể tham khảo thêm trong thớt : Kinh nghiệm khi đi đường đèo (cùng trong box này)
và một vài bài tương tự .

Lưu ý : Khi dùng phanh để giảm tốc độ thì phải dùng khi chủ động - tức là đạp phanh trong đoạn thẳng trước khúc cua - kể cả với xe có ABS và ESC/DSC (Hệ thống cân bằng chống trượt, lật) nếu không muốn xe mình bị dript ngoài ý muốn .

Và ... "độc chiêu" nữa là mớm thêm chút ga khi xe vào nửa (1/2) hay hơn (2/3) khúc cua để thấy xe ăn lái tốt hơn - hạn chế tối đa khả năng xe bị "drift" .

Vài dòng chia xẻ. Chúc các bác lái xe an toàn trên mọi nẻo đường .
080402cool_prv.gif
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

Xe với Cộ nói:
Automatic nói:
Việc "tuyệt đối không dùng phanh" khi đổ đèo là không đúng, khi nào xe trôi nhanh quá thì cũng phải phanh chứ. Nhưng theo kinh nghiệm của em cần lưu ý những việc sau khi sử dụng phanh xe lúc đổ đèo dài :
1. Hạn chế tối đa việc tăng tốc khi thấy xe chạy hơi chậm, cứ chờ 1 tí là nó khắc chạy nhanh ngay thôi.
2. Như đa số các bác đã biết, lợi dụng tối đa sức hãm động cơ.
2. Nếu phải dùng thắng (phanh) thì tận dụng tối đa các quãng đường thẳng tuy có ngắn.
3. Nếu xe lỡ vẫn hơi nhanh khi vào cua thì thà lấy lái còn hơn đạp phanh, có thể xe hơi "drift" 1 chút nhưng vẫn ổn định hơn việc đang cua mà thắng gấp. Việc thắng gấp khi vào cua này có thể khiến mất lái do tăng gia tốc hướng tâm quá lớn, xe rất dễ bị trượt xéo xuống vực hay vào vách núi

Em nghĩ là lực LY TÂM thì đúng hơn chứ bác?

Trong chuyển động tròn, gia tốc làm lệch phương véc tơ vận tốc (luôn thẳng) là gia tốc hướng tâm bác ạ.
Lực ly tâm là 1 lực có cách gọi qui ước để diễn giải hợp lực phát sinh do gia tốc hướng tâm gây ra, và lâu ngày được dùng cửa miệng thay cho cụm từ chính xác hơn là lực quán tính. Trong bất cứ bài giải vật lý hay Cơ học Lý thuyết nào, cụm từ "lực ly tâm" thường không được chấp nhận đâu bác. Thực chất khi xe bác đang chạy đường cong thì chính gia tốc hướng tâm sẽ tạo ra lực quán tính có xu thế trả xe về chuyển động thẳng, Gia tốc hướng tâm càng lớn thì dĩ nhiên là lực quán tính đó là càng lớn. Gia tốc này sẽ càng lớn hơn khi ta cộng thêm vào đó 1 lượng gia tốc (âm, ngược chiều chuyển động) khi đạp thắng, điều này sẽ khiến xe càng dễ mất quĩ đạo cong đang chạy hơn nữa.
Đây cũng là lời giải thích cho việc tại sao các Drifter chuyên nghiệp lại hay đạp ga cháy bánh khi vào cua, lúc đó gia tốc (+) cùng chiều chuyển động sẽ bù trừ 1 ít vào gia tốc hướng tâm, xe có phần ổn định hơn khi qua cua.
Các bác có thể tham khảo lai Giáo Khoa Vật lý lớp 10 về khái niệm gia tốc hướng tâm nhé.
 
Hạng D
14/9/05
2.651
137
63
MORRISON EXPRESS VN
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

Em tâm đắc với 2 bài của bác Haichien và Bác Sỹ. Khi đổ đèo không bao giờ đi với tốc độ quá nhanh (theo em thì tầm 50 hay 40km/h trở lại) và bản thân mình phải làm chủ được tốc độ xe. Xe AT cũng như MT, tốt nhất dùng số để hãm tốc độ và không được rê phanh.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Xe đổ dốc có cần nhấp hoặc rà thắng (phanh) hay không

Automatic nói:
Các bác có thể tham khảo lại Giáo Khoa Vật lý lớp 10 về khái niệm gia tốc hướng tâm nhé.

sách cũ đốt hay cho quách đi rồi, sách mới cải cách không biết lớp mấy nhỉ các bác? (j/k) :D