Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Vậy bác cho mình hỏi xe tải trên 3.5T hoặc xe khách 40-50 chỗ trên cao tốc LT-DD được chạy tốc độ tối đa là bao nhiêu?
Thớt này không nói đến tốc độ trên cao tốc nhé.
Điều 9, Thông tư 31 có quy định tốc độ trên cao tốc.
 
Hạng D
30/12/18
1.382
33.859
193
34
Cãi làm gì rõ ràng là ko được, còn chạy là do thích thì chạy, chuyện bị phạt thì ráng chịu khỏi cãi
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Bác chủ thớt cho tui hỏi mấy câu:
1- Đường Phạm Văn Đồng nằm trong khu đông dân cư. Theo TT khỉ gió gì đó, xe ô tô con chỉ được phép chạy với tốc độ 60km/h. Nhưng có biển giới hạn tốc độ tối đa 80km/h dành cho xe con. Tui chạy tốc độ 79km/h có vi phạm các quy định về tốc độ k?
2- Đoạn hầm Hải Vân có biển giới hạn tốc độ tối đa 70km/h dành cho xe cơ giới. Vậy chỉ ô tô con được chạy đến 70 lm/h, hay xe kéo rơ móc cũng được chạy đến 70 km/h? Vì xe kéo rơ móc, theo TT khỉ gió kia chỉ đc chạy đến 60km/h.
3- Tại hầm Đèo cả, có BB giới hạn tối đa 80km/h. Vậy xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo.... có được chạy với tốc độ 80 km/h hay không, hay vẫn chỉ được chạy 70km/h theo cái NĐ khỉ gió kia?
4- Các biển báo giới hạn tốc độ có phải dành cho xe cơ giới đang tham gia giao thông không? Khi đang lưu thông, gặp BB giới hạn tốc độ, tất cả các loại xe cơ giới đêif phải chấp hành hay chỉ một vài loại? Xe mô tô có phải là xe cơ giới không?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Chào các bác trên các diển đàn về giao thông hiện nay đang có tranh luận khá sôi nỗi về câu hỏi.

Khi gặp biển P127, hạn chế tốc độ 80 thì xe máy có được chạy 80 km/h hay không?

View attachment 2730676


Dĩ nhiên là đa số trong cộng đồng mạng đều cho là không được vì theo quy định xe máy chỉ được chạy tốc độ tối đa 70km/h ở đường ngoài khu dân cư, (Điều 7, thông tư 31/2019-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ).

Tuy nhiên vẫn có 1 thiểu số trong cộng đồng mạng với cách đọc hiểu có vấn đề và cố tình soi mói câu chữ để lách luật, đã lập luận rất phi logic khi cho rằng theo điều 4 thông tư 31/2019 thì chỉ khi không có biển báo hiệu thì xe máy mới chạy theo quy định này (Khoản 2, điều 4), còn nếu có biển thì xe máy được phép chạy theo tốc độ trên biển, vì xe máy cũng là xe cơ giới (khoản 1, điều 4).

View attachment 2730503

View attachment 2730504


Bằng cách cố tình dẩn dắt người đọc (gạch đỏ các ý “….chấp hành quy định về tốc độ…” và “…được ghi trên biển báo hiệu đường bộ” để cố tình hiểu sai ý “được ghi trên biển báo hiệu đường bộ” là số tốc độ tối đa cho phép nên các bạn này đã diễn giải khoản 1, điều 4 của TT31/2019 theo cách hiểu là xe cơ giới, bao gồm cả xe máy, “được phép” chạy tốc độ tối đa quy định trên biển P127, cụ thể trong case này là 80km/h.

View attachment 2730749

Vậy để làm rõ hơn lập luận của thiểu số này đúng hay sai mình xin phân tích để phản biện như sau:

A. Đầu tiên chúng ta cần hiểu Luật giao thông đường bộ quy định tốc độ thế nào khi tham gia giao thông

Theo khoản 1, điều 12 , Luật GTĐB 2008 ta có:

Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

Như vậy tại điều 12 Luật GTĐB này khi tham gia giao thông thì các loại phương tiện phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường phải giữ khoảng cách an toàn.

Quy định về tốc độ xe chạy trên đường được chi tiết hóa bằng thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

Thêm một lưu ý là điều 12 này tách biệt rõ ý sau dấu chấm phẩy ; “ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe”, vậy phải hiểu “số ghi trên biển báo” phải là số khoảng cách tối thiểu của 2 xe chứ không phải là số tốc độ tối đa ghi trên biển.

View attachment 2730806

B. Kế tiếp ta tìm hiểu về biển P127 “Biển tốc độ tối đa cho phép”

Trích Quy chuẩn 41/2019 ta có:
Điều 25. Tác dụng của biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.

Trích tiếp Phụ lục B của QC41:
B.27 Biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”

a) Để báo tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy, đặt biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”;

b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người điều khiển phương tiện căn cứ vào điều kiện cụ thể khác như khí hậu thời tiết tình trạng mặt đường, tình hình giao thông, phương tiện, điều kiện sức khỏe để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, an toàn và không quá giá trị ghi trên biển.

Như vậy qua các định nghĩa và diễn giải này ta có thông tin:

- Biển P127 là biển cấm.
- Biển này có hiệu lực cấm chạy quá tốc độ tối đa chứ không phải là được phép chạy dưới tốc độ tối đa ghi trên biển.

Ngoài ra mục b, của khỏan B.27 trên ta thấy có quy định rõ là “”căn cứ vào điều kiện cụ thể khác” như….“phương tiện”…” để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp”…

Vậy “phương tiện” trong case này là xe máy phải căn cứ vào điều kiện cụ thể khác là “quy định về tốc độ xe chạy trên đường”, mà xe máy được quy định tốc độ trên đường tối đa là 70km/h, nên phải “điều khiển tốc độ phù hợp” là 70km/h thôi, không được phép chạy quá tốc độ này.

C. Vậy đến đây chúng ta tạm chốt là:
  • Tham gia giao thông trước tiên là phải tuân thủ quy định tốc độ xe chạy trên đường.
  • Tốc độ quy định xe chạy trên đường là tốc độ tối đa các loại xe được phép, cụ thể quy định cho từng loại xe theo các điều 5,6,7,8,9…thông tư 31/2019.
  • Khi có biển báo cấm P127, biển tốc độ tối đa cho phép thì phải hiểu là tốc độ tối đa cho phép của biển cấm này nhằm hạn chế tốc độ quy định trên đường ở một số nơi, cho nên người điều khiển phương tiện vẫn phải chấp hành tốc độ quy định, chỉ khi tốc độ quy định của phương tiện lớn hơn tốc độ hạn chế của biển thì phải tuân theo tốc độ của biển, chứ không phải là được phép bỏ qua tốc độ quy định để chấp hành tốc độ theo biển P127.
  • Số ghi trên biển báo là số khoảng cách tối thiểu của biển P121 - Cự ly tối thiểu giữa 2 xe.
D. Tiếp tục đối chiếu với Thông tư 31/2019, khoản 1, điều 4 :

Điều 4. Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ

  1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
  2. Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư này.
Khoản 1, điều 4 thông tư cũng ghi rõ là:
- Phải chấp hành quy định về tốc độ như khoản 1, điều 12 Luật GTĐB là phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường.
- Dấu phẩy trước chữ “khoảng cách” đã tách biệt 2 vế và được hiểu là số “được ghi trên biển báo hiệu đường bộ” chỉ bổ sung cho vế sau tức là bổ sung cho biển báo khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe, không phải là số tốc độ tối đa.

Như vậy khoản 1, điều 4 thông tư 31 này đã rất rõ ý là:
- Xe máy phải tuân thủ tốc độ quy định trên đường (tối đa chỉ là 70km/h)
- Và nếu có biển cấm P127 hạn chế tốc độ thì xe máy chỉ phải tuân theo tốc độ hạn chế này nếu số trên biển nhỏ hơn tốc độ quy định trên đường của xe máy.
- Các biển cấm tốc độ tối đa cho phép (P127) có trị số lớn hơn tốc độ quy định tối đa cho xe máy,(>70km/h) mặc nhiên sẽ không hiệu lực đối với xe máy, như case này biển 80 sẽ không có hiệu lực với xe máy.

Khoản 2 điều 4 này chỉ để làm rõ thêm ý là
- Nếu không có biển báo hạn chế tốc độ thì phải tuân theo tốc độ quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư này.
- Nếu không có biển báo khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe thì phải tuân theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

Có chăng chỉ 1 lưu ý nhỏ ở khoản 1 điều 4 này là nên dùng dấu “;” như Điều 12 Luật GTĐB thay cho dấu ”,” để tách 2 vế là sẽ rõ nghĩa hơn.

Tuy nhiên đến đây chúng ta hoàn toàn có thể hiểu rõ là điều 4, thông tư 31 vẫn phù hợp với quy định của điều 12 Luật GTĐB, hơn nữa thông tư là văn bản dưới luật, không thể phủ định với luật và phải phù hợp với Luật như phân tích trên.

Và cũng thật xấu hổ và đáng lên án thiểu số nào đó đang cố tình hiểu sai để chỉ cách lách luật như vậy, cách hiểu sai này đã cổ xúy cho xe máy khi hiểu sai sẽ vi phạm tốc độ quy định trên đường và chạy theo biển P127 khi tham gia giao thông và chắc chắn việc hiểu sai và vi phạm này sẽ làm bất ổn cho giao thông trên đường cũng như góp phần cho tai nạn giao thông ngày càng tăng thêm.

Cám ơn các bác đã theo dõi và nếu không đồng ý với phân tích này thì xin mời các bác cứ thoải mái phản biện với tinh thần hướng đến mục tiêu chung là An toàn giao thông là trên hết nhé.
Lập luận hài hước ghê. Không được chạy quá tốc độ tối đa cho phép và cũng ko được phép chạy dưới tốc độ tối đa cho phép. Vậy phải đứng im à Thánh?
 

Attachments

Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Lập luận hài hước ghê. Không được chạy quá tốc độ tối đa cho phép và cũng ko được phép chạy dưới tốc độ tối đa cho phép. Vậy phải đứng im à Thánh?
Sao hài hước, đọc không hiểu thì chịu khó hỏi nhé. Biển P127 thuộc nhóm biển gì?
Có hiểu "cấm" và "được phép" trong câu này nghĩa thế nào kg?
Câu nào nói không được phép chạy dưới tốc đa tối đa...?
Tiếng Việt rõ ràng vậy đọc không hiểu mà cứ đi cà khịa.

Phải thêm chữ "ĐẾN dưới tốc độ tốc đa cho phép" để mấy anh đừng bươi móc ni74a.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Bác chủ thớt cho tui hỏi mấy câu:
1- Đường Phạm Văn Đồng nằm trong khu đông dân cư. Theo TT khỉ gió gì đó, xe ô tô con chỉ được phép chạy với tốc độ 60km/h. Nhưng có biển giới hạn tốc độ tối đa 80km/h dành cho xe con. Tui chạy tốc độ 79km/h có vi phạm các quy định về tốc độ k?
2- Đoạn hầm Hải Vân có biển giới hạn tốc độ tối đa 70km/h dành cho xe cơ giới. Vậy chỉ ô tô con được chạy đến 70 lm/h, hay xe kéo rơ móc cũng được chạy đến 70 km/h? Vì xe kéo rơ móc, theo TT khỉ gió kia chỉ đc chạy đến 60km/h.
3- Tại hầm Đèo cả, có BB giới hạn tối đa 80km/h. Vậy xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo.... có được chạy với tốc độ 80 km/h hay không, hay vẫn chỉ được chạy 70km/h theo cái NĐ khỉ gió kia?
4- Các biển báo giới hạn tốc độ có phải dành cho xe cơ giới đang tham gia giao thông không? Khi đang lưu thông, gặp BB giới hạn tốc độ, tất cả các loại xe cơ giới đêif phải chấp hành hay chỉ một vài loại? Xe mô tô có phải là xe cơ giới không?
Ông còm cho lịch sự nhé, còm tào lao là không tiếp kiểu cà khịa như vậy nhé.
Thông tư của nhà nước ban hành mà gọi là TT khỉ gió?
Lúc ghi TT lúc ghi NĐ lung tung ? Tại sao gọi là TT khỉ gió? Đọc không hiểu thì chịu khó học hỏi nhé.
Mấy cái cơ bản như vậy mà cũng không hiểu thì có giải thích chắc cũng vô ích thôi.
Chịu khó đọc hết 22 trang đi nhé.
 
  • Like
Reactions: ntdieu
Hạng B1
25/9/20
82
205
33
46
Bác chủ thớt cho tui hỏi mấy câu:
1- Đường Phạm Văn Đồng nằm trong khu đông dân cư. Theo TT khỉ gió gì đó, xe ô tô con chỉ được phép chạy với tốc độ 60km/h. Nhưng có biển giới hạn tốc độ tối đa 80km/h dành cho xe con. Tui chạy tốc độ 79km/h có vi phạm các quy định về tốc độ k?
2- Đoạn hầm Hải Vân có biển giới hạn tốc độ tối đa 70km/h dành cho xe cơ giới. Vậy chỉ ô tô con được chạy đến 70 lm/h, hay xe kéo rơ móc cũng được chạy đến 70 km/h? Vì xe kéo rơ móc, theo TT khỉ gió kia chỉ đc chạy đến 60km/h.
3- Tại hầm Đèo cả, có BB giới hạn tối đa 80km/h. Vậy xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo.... có được chạy với tốc độ 80 km/h hay không, hay vẫn chỉ được chạy 70km/h theo cái NĐ khỉ gió kia?
4- Các biển báo giới hạn tốc độ có phải dành cho xe cơ giới đang tham gia giao thông không? Khi đang lưu thông, gặp BB giới hạn tốc độ, tất cả các loại xe cơ giới đêif phải chấp hành hay chỉ một vài loại? Xe mô tô có phải là xe cơ giới không?
Trả lời câu hỏi này đi chủ thớt.