Còm hay super charge làm được hết, tuy nhiên nó lại khá khó khăn vì động lực cung cấp cho 2 cái máy nén khí đó, Còm thì được cung cấp trực tiếp từ trục động cơ thì đễ, nó trích công suất của động cơ ra là xong, nhưng supercharge hơi khó vì nó dùng động cơ điện để kéo, dẫn đến cồng kềnh cho khối động cơ. Hiện nay họ xài turbo vì turbo khá nhỏ gọn, lại sử dụng áp suất khí nạp làm động lực nên cũng là một cách tận dụng năng lượng nhiệt của khí xả, nhằm nâng cao hiệu suất của động cơ, làm tiết kiệm năng lượng hơn.
Nếu vật liệu không tốt, tỷ số nén khoảng 8-9/1, áp suất đầu vào khoảng 100PSi thì áp suất đầu ra khoảng 800-1000PSi. Lúc đó chuyện nổ xi lanh là bình thường. Em đã chứng kiến 1 động cơ nổ xi lanh khi đang thực hiện đo thông số trên dàn Dyno.
Việc đưa áp suất đầu vào lớn để số mol không khí được nạp vào xi lanh lớn, lúc đó lượng xăng lớn bơm vào sẽ được cháy hoàn toàn, sẽ sinh công lớn trong mỗi chu kỳ nổ. đó là nguyên lý cơ bản của nhiệt động lực học thôi. không có gì là lớn lao hết bác. Quan trọng là ngày xưa họ không làm được bởi công nghệ vật liệu ngày đó không đáp ứng được yêu cầu. giờ công nghệ đáp ứng được thì họ sẽ có cách làm khác để tiết kiệm vật liệu cũng như thuế, phí khi bán ra.
View attachment 2711619