RIP nạn nhân!
Bom đặt bên đường chờ xe chở du khách mẽo, ai ngờ lỗi kỹ thuật làm nó nổ ngoài ý muốn.
Bom đặt bên đường chờ xe chở du khách mẽo, ai ngờ lỗi kỹ thuật làm nó nổ ngoài ý muốn.
Y hệt India, mẹ kiếp tiến độ công việc thì chạy muốn tắt thở vì phải làm theo con nước. Nếu không kịp thì qua thời điểm nước ròng min trong năm chỉ có khóc, ngồi chờ năm sau mới có lại. Vậy mà hỏi nhà thầu phụ : Tại sao mày không chuẩn bị cho công việc? Trả lời : Vì ý ông trời chưa muốn làm.Dân bên này cũng làm biếng, cứ hai người làm sẽ thêm một đốc công và một kỹ sư. Mọi việc tiến trình rất chậm chạp. Lương ngày nào ăn ngày đó. “In sha ahlla” tuỳ ý trời là câu cửa miệng. Đồ em đặt mai lấy, mà họ cứ tuỳ ý trời là thấy bực. Buôn bán với người ngoại đạo là một ân huệ chứ không phải là giao dịch hai bên. Sáng thì em tiếp xúc với tầng lớp nghèo của ai cập. Chiều thì em lại phục vụ cho những người giàu. Đã bao phen em làm cho tụi nhân viên xanh mặt vì dám đuổi khách. Tụi quản lý thấy em đàn bà cứ chèn ép em, em đóng cửa nhà hàng bỏ về vn bên ngoài đề “ It’s closed because it’s not openned. Em điên mà. Em ko cần méc, để cho khách méc. Sau vụ đó thì ko ai dám gây chuyện với em nữa.
Douma, cái truyền thống kỳ lạ!?Egypt có truyền thống tấn công du khách rồi
Nhưng đây là lần đầu tiên trúng du khách Việt Nam
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Terrorism_and_tourism_in_Egypt
Tính ra tụi Thái khôn, làm gì làm chứ ko đụng tới du khách.Douma, cái truyền thống kỳ lạ!?
Làm du lịch lấy tiền chứ đụng tới người khác làm gì, sợ phá thì ra luật khách nó tởn, như Thái đâu có cho đụng nhà sư.Tính ra tụi Thái khôn, làm gì làm chứ ko đụng tới du khách.
Quân đội làm kinh tế và chính phủ giàu có nhờ nghành công nghiệp không khói này. Muốn nội chiến phải làm suy yếu quân đội. Nghĩa là đánh vào nguồn tài chính cung cấp cho quân đội.Tính ra tụi Thái khôn, làm gì làm chứ ko đụng tới du khách.
Dạ không anh, họ rất quý ng Vietnam mình. Nói ng Việt Nam họ sẽ bảo good good, đánh được Mỹ. Dân họ rất thật thà dễ bị kích động và lôi kéo. Đó là em nhìn thấy bề nổi của tảng băng. Còn chìm dưới đó họ ghét người ngoại quốc. Tầng lớp của họ được cho là thượng đẳng, không thích văn hoá phương Tây du nhập vào để bảo vệ nền văn hoá hồi giáo truyền thống. Bên này đạo hồi có ba nhánh. Người Châu á bị xem là dân cấp thấp. Phụ nữ thì ko đc cầm quyền đàn ông. Người trẻ phải tôn trọng người lớn tuổi dù người đó là người lạ hay là nhân viên của mình. Phụ nữ ăn mặc hở hang sẽ được cho là làm gái, nghĩa là cơ thể cô này ai cũng có thể chạm vào. Chổ của em thì khác. Nó là một resort khép kín, ngoài các khách sạn hạng sang nó còn có bao gồm trường học, đại học, trường nghề, bệnh viện. Có hệ thống xử lý rác thải, tự cung cấp nước. Sắp tới sẽ là năng lượng mặt trời và thêm trường học quốc tế Đức- Thuỵ sỹ. Có sân bay riêng và ba bến cảng. Nó là một Châu Âu thu nhỏ của giới nhà giàu Ai cập. Nếu nói em là người thành đạt, thì ở chốn này thân phận em rất bèo bọt.
Bước ra khỏi resort là một ai cập khác, nhếch nhát, đầy rác, những khu nhà nghèo được đắp bằng bùn đất. Ruồi bu kín mắt những đứa trẻ tèm lem kều kều em ra dấu. Máu bò cừu do cắt tiết chảy lên láng . Những miếng bánh mì được xếp trên vĩ tre dưới lòng đường đầy bụi đất. Những con cá đã tanh ương vẫn còn có người mua. Bàn tay bám đầy cáu bẩn vội bốc bánh mì vừa ăn vừa làm rồi chìa cho em một mẩu tươi cười mời ăn. Những người đàn ông mặt khắc khổ ôm những cái cuốc xẻng, búa tạ ngồi bệt ở chợ người. Em sống giữa hai tầng lớp cách rất xa nhau.
Vậy mà nó thân quen lắm. Đi xa vẫn đau đáu nhớ về.
Hai tuần đầu năm em sẽ ở Ai cập. Hy vọng em sẽ chụp được những khoảng khắc đời thường.Tuyệt !!
Cảm ơn @David le !!
Giá như bây giờ có riêng một thớt viết về Ai Cập như thế này để át đi mùi tanh của một vài thớt khác thì tốt quá !!