RE: Xiên Vịt cùng Bọ Xuân Mậu Tí
Xin phép hầu các bác phóng sự ảnh hội Bọ HN du xuân tại Làng gốm Bát Tràng ngày hôm qua.
Đoàn gồm 8 xe, tập trung tại Nhà hát lớn Hà Nội lúc 8h sáng. Trời lất phất mưa bụi. Một xe Transit chở đầy khách du lịch nước ngoài tò mò dừng lại mở cửa hỏi thăm và chụp ảnh. Tiếc là bác Lâm không ra được và bác Lộc (thứ tư từ phải sang) cũng bận công việc nhưng không quên chạy xe máy ra tiễn ae lên đường
Trời mưa lất phất, giá lạnh làm cóng đầu ngón tay các bác tài:
Đoàn dừng chụp ảnh trên bờ đê Sông Hồng. Các xe cộ qua lại thỉnh thỏang lại tò mò nhìn reo lên: 'A! rước dâu! rước dâu!'
Bắt đầu vào làng nghề. Mưa xuân vẫn thấm ướt lá nhưng không khí của những con đường trong làng vẫn có cái ấm áp thân thương như bao làng quê Bắc Bộ:
Sản phẩm gốm men lam
Tặng rượu cho bác Mạnh, chủ lò gốm nơi đoàn viếng thăm
Bác chủ lò liền tặng lại chai rượu 'Việt Nam Quốc Tửu', thân bình 2 Lít làm bằng gốm Bát Tràng, có hoa văn nổi họa tiết Trống Đồng Ngọc Lũ. Trong Nam chỉ có quốc lủi thôi, không có 'quốc tửu' thứ dữ này đâu
Rượu quốc tửu vị tương tự như vodka Lò Đúc, nhưng lại phảng phất hương bùn của đồng quê Bắc Bộ. Rượu cất từ nếp cái hoa vàng.
Thử nhấm nháp tí nhé:
Bọ trong làng gốm
Cái gì trông giống cái ô tô thế nhẩy?
Một công đoạn của làng gốm:
Và sản phẩm hòanh tráng đây nè:
Trong làng là rất nhiều cơ sở làm gốm cũng như cửa hàng kinh doanh đồ gốm. Đoàn đi thăm khu chợ đồ gốm. Bác nào bước vào đây bảo đảm sẽ hoa mắt chóng mặt vì cơ man các sản phẩm 'cái gì cũng có thể nặn được tất'. Từ các con giống sắc màu rực rỡ đến bát đĩa, đồ gia dụng. Các khách nữ nhanh chóng biến mất sau các gian hàng giá kệ như một đại siêu thị. Muốn tìm đựơc bà cả chỉ còn cách a lô thui.
Một góc sân là nơi cho du khách có thể thử tài nghịch đất, vặn vẹo cục đất sắc trắng tươi, dẻo qụeo thành đủ thứ mình thích, rồi gửi lại cho lò nung. Các thợ gốm sẽ tự khoét rỗng sản phẩm để nó có thể chín đều và khi nung không bị nứt nẻ. Một tháng sau khi sản phẩm hoàn tất, họ sẽ gửi bưu điện cho khách về đến tận nhà.
Thử nặn một em bọ ở làng gốm. Khó phết các bác ạ. Làm thế này thì quanh năm chả đủ đút miệng chỉ ăn đất thôi!
Sau khi tham quan là ăn trưa tại quán Lan Anh đối diện chợ gốm. Món đặc sản đắt khách nhất hôm nay là mấy đĩa cua đồng ram vàng trộn với lá chanh xắt nhỏ, ăn giòn tan và đậm đà hương vị ruộng đồng quê, ngon ngất ngây con gà tây:
Ác quỉ Dra-cua-ram nè:
Giao lưu văn nghệ trong đòan. Nhạc sĩ Huy Thông đang hát bài hát do ông sáng tác.
Đoàn bọ lại lũ lượt kéo về. Tạm biệt Làng gốm.
Gần tới cầu Chương dương thì có thêm tiết mục viếng Đền Ghềnh. Máy em mượn của bác Geotracker cũng vừa hết pin. Nhờ các bác HN có hình ảnh post tiếp cho ae cùng theo dõi nhé. Ở Đền Ghềnh đường vào ngoằn ngoèo hàng quán, hàng nào cũng đủ loại nhang đèn, hương hoa và đặc biệt là Khế. hình như nhà nào ở làng này cũng trồng khế thì phải. Đoàn viếng đền xong, là đến tiết mục ăn ngô luộc và uống nước ngô tại sân đình.
Trên đường về, các xe dần chia tay nhau. Hẹn gặp lại các bác nhé!
Ngày mai sẽ có thể là chuyến viếng thăm Bắc Ninh, ghé Hội Lim làng quan họ. Em sẽ trở lại với các bác soon!
Xin phép hầu các bác phóng sự ảnh hội Bọ HN du xuân tại Làng gốm Bát Tràng ngày hôm qua.
Đoàn gồm 8 xe, tập trung tại Nhà hát lớn Hà Nội lúc 8h sáng. Trời lất phất mưa bụi. Một xe Transit chở đầy khách du lịch nước ngoài tò mò dừng lại mở cửa hỏi thăm và chụp ảnh. Tiếc là bác Lâm không ra được và bác Lộc (thứ tư từ phải sang) cũng bận công việc nhưng không quên chạy xe máy ra tiễn ae lên đường
Trời mưa lất phất, giá lạnh làm cóng đầu ngón tay các bác tài:
Đoàn dừng chụp ảnh trên bờ đê Sông Hồng. Các xe cộ qua lại thỉnh thỏang lại tò mò nhìn reo lên: 'A! rước dâu! rước dâu!'
Bắt đầu vào làng nghề. Mưa xuân vẫn thấm ướt lá nhưng không khí của những con đường trong làng vẫn có cái ấm áp thân thương như bao làng quê Bắc Bộ:
Sản phẩm gốm men lam
Tặng rượu cho bác Mạnh, chủ lò gốm nơi đoàn viếng thăm
Bác chủ lò liền tặng lại chai rượu 'Việt Nam Quốc Tửu', thân bình 2 Lít làm bằng gốm Bát Tràng, có hoa văn nổi họa tiết Trống Đồng Ngọc Lũ. Trong Nam chỉ có quốc lủi thôi, không có 'quốc tửu' thứ dữ này đâu
Rượu quốc tửu vị tương tự như vodka Lò Đúc, nhưng lại phảng phất hương bùn của đồng quê Bắc Bộ. Rượu cất từ nếp cái hoa vàng.
Thử nhấm nháp tí nhé:
Bọ trong làng gốm
Cái gì trông giống cái ô tô thế nhẩy?
Một công đoạn của làng gốm:
Và sản phẩm hòanh tráng đây nè:
Trong làng là rất nhiều cơ sở làm gốm cũng như cửa hàng kinh doanh đồ gốm. Đoàn đi thăm khu chợ đồ gốm. Bác nào bước vào đây bảo đảm sẽ hoa mắt chóng mặt vì cơ man các sản phẩm 'cái gì cũng có thể nặn được tất'. Từ các con giống sắc màu rực rỡ đến bát đĩa, đồ gia dụng. Các khách nữ nhanh chóng biến mất sau các gian hàng giá kệ như một đại siêu thị. Muốn tìm đựơc bà cả chỉ còn cách a lô thui.
Một góc sân là nơi cho du khách có thể thử tài nghịch đất, vặn vẹo cục đất sắc trắng tươi, dẻo qụeo thành đủ thứ mình thích, rồi gửi lại cho lò nung. Các thợ gốm sẽ tự khoét rỗng sản phẩm để nó có thể chín đều và khi nung không bị nứt nẻ. Một tháng sau khi sản phẩm hoàn tất, họ sẽ gửi bưu điện cho khách về đến tận nhà.
Thử nặn một em bọ ở làng gốm. Khó phết các bác ạ. Làm thế này thì quanh năm chả đủ đút miệng chỉ ăn đất thôi!
Sau khi tham quan là ăn trưa tại quán Lan Anh đối diện chợ gốm. Món đặc sản đắt khách nhất hôm nay là mấy đĩa cua đồng ram vàng trộn với lá chanh xắt nhỏ, ăn giòn tan và đậm đà hương vị ruộng đồng quê, ngon ngất ngây con gà tây:
Ác quỉ Dra-cua-ram nè:
Giao lưu văn nghệ trong đòan. Nhạc sĩ Huy Thông đang hát bài hát do ông sáng tác.
Đoàn bọ lại lũ lượt kéo về. Tạm biệt Làng gốm.
Gần tới cầu Chương dương thì có thêm tiết mục viếng Đền Ghềnh. Máy em mượn của bác Geotracker cũng vừa hết pin. Nhờ các bác HN có hình ảnh post tiếp cho ae cùng theo dõi nhé. Ở Đền Ghềnh đường vào ngoằn ngoèo hàng quán, hàng nào cũng đủ loại nhang đèn, hương hoa và đặc biệt là Khế. hình như nhà nào ở làng này cũng trồng khế thì phải. Đoàn viếng đền xong, là đến tiết mục ăn ngô luộc và uống nước ngô tại sân đình.
Trên đường về, các xe dần chia tay nhau. Hẹn gặp lại các bác nhé!
Ngày mai sẽ có thể là chuyến viếng thăm Bắc Ninh, ghé Hội Lim làng quan họ. Em sẽ trở lại với các bác soon!
Last edited by a moderator: