Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
18/2/11
406
4
18
- Về mặt luật pháp thì nhà nước không công nhận loại hợp đồng mua bán này.
- Ở khía cạnh kinh doanh thì loại mua bán này cực kỳ rủi ro và rất phiền phức.
- Nếu ta biết trước được quy hoạch và chủ sở hữu thực sự (người đứng tên trên giấy đỏ) là người đáng tin cậy (?) thì có thể mua được.
 
Hạng B2
18/2/11
406
4
18
vankhanhktpn nói:
Nếu là giấy tay thì đất đó phải là chưa 1 lọai có giấy tờ gì hết ,chơi luôn nếu rẻ.

Em hiểu như này đúng không bác? Nếu là giấy tay thì đất đó phải là 1 lọai: chưa có giấy tờ gì hết
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
6/7/10
224
7
0
Hiện tại các vùng ven đang mua bán giấy tay theo phương thức sau:
. Hợp đồng chuyển nhượng tay (người mua và bán) không có tính pháp lý gì hết, nên giờ đa phần là chơi chiêu: công chứng vi bằng là xác nhận giao dịch tại thời điểm đó có xảy ra giao dịch mua bán này với ông bà A + ông bà B có sự chứng kiến của văn phòng thừa phát lại. Nhưng khi có nghị định nhà nước thay đổi cái gì mà liên quan đến tính pháp lý của việc mua bán này thì họ cũng phủi tay.
. Bản sao công chứng bản đồ hiện trạng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
. Cam kết ngừơi bán không xâm phạm, sử dụng phần đất đã bán chuyển nhượng trái phép cho người khác....
Thủ tục cơ bản Hóc Môn, quận 12, Bình Tân hay làm như vậy, trường hợp này là áp dụng cho bác nào mua nền phân lô. Hay nhất là các bác mua nhà đã có trên đất vì xác xuất đất này đã chuyển mục đích và có giấy phép xây dựng phù hợp với quy hoạch hiện trạng.
Rủi ro cái này cao nhất là chủ đất cầm sổ đi cắm ở ngân hàng để xoay vốn thì khi phá sản là toi, thêm nữa đất diện tích nhỏ không đủ diện tích tách thửa theo quyết định 19 thì khó làm chủ quyền sau này.
 
Hạng C
29/3/11
794
10
18
thekyrealestate.com.vn
tuandaigia nói:
Hiện tại các vùng ven đang mua bán giấy tay theo phương thức sau:
. Hợp đồng chuyển nhượng tay (người mua và bán) không có tính pháp lý gì hết, nên giờ đa phần là chơi chiêu: công chứng vi bằng là xác nhận giao dịch tại thời điểm đó có xảy ra giao dịch mua bán này với ông bà A + ông bà B có sự chứng kiến của văn phòng thừa phát lại. Nhưng khi có nghị định nhà nước thay đổi cái gì mà liên quan đến tính pháp lý của việc mua bán này thì họ cũng phủi tay.
. Bản sao công chứng bản đồ hiện trạng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
. Cam kết ngừơi bán không xâm phạm, sử dụng phần đất đã bán chuyển nhượng trái phép cho người khác....
Thủ tục cơ bản Hóc Môn, quận 12, Bình Tân hay làm như vậy, trường hợp này là áp dụng cho bác nào mua nền phân lô. Hay nhất là các bác mua nhà đã có trên đất vì xác xuất đất này đã chuyển mục đích và có giấy phép xây dựng phù hợp với quy hoạch hiện trạng.
Rủi ro cái này cao nhất là chủ đất cầm sổ đi cắm ở ngân hàng để xoay vốn thì khi phá sản là toi, thêm nữa đất diện tích nhỏ không đủ diện tích tách thửa theo quyết định 19 thì khó làm chủ quyền sau này.
anh có thể nói rõ thêm tại sao họ có thể phủi tay thế nhỉ?
Đúng là khi giao dịch người mua cuối nắm đầy đủ giấy tờ bản chính.
Khả năng nguy hiểm nhất là người đứng tên trên giấy tờ có lòng bất chính thì nguy!

Nhưng để chắc chắn đối với trường hợp này thì mình cầm sổ đỏ, giấy tờ đi lên cơ quan chúc năng có thẩm quyền để đăng ký (em ko nhớ dùng từ gì cho chính xác nhưng khi cầm cố ngân hàng, kê biên thì người ta hay làm điều này), nhưng có lẽ luật pháp ko cho phép nhỉ?
 
Hạng D
21/12/08
2.706
45.953
113
MaiHanh nói:
Tình hình là e đang muốn mua 850m2 đất luá xã tân túc bình chánh. Đất do A đứng tên sổ đỏ đất lúa, sau đó A bán cho B, rồi B bán cho C ( C đã xây nhà cấp 4 có xin được số nhà) và C sẽ bán cho D ( là em). E có hỏi thì được trả lơì do diện tích dưới 1000m2 đất lúa nên không công chứng mua bán ở xã được, Chỉ có thể mua bán giấy tay và đất vẫn do A đứng tên. Vậy có cách nào để chuyện mua bán được rõ ràng hơn không ? Cày cả chục năm gôm tiền mua miếng đất mãi đứng tên ngươì khác thấy không an tâm ! Bác nào có cao kiến hay kinh nghiệm cho xin đi ạ. Xin chân thành đa tạ .
Liều ăn nhiều :D.
Đùa bác vậy thôi chứ nếu như mấy bác đã nói thì dư dả, bác cũng rành đường đi nước bước, quá rẻ thì chơi chứ bình thường là tài sản rồi thì kg nên.
cái lớn nhất là chủ cũ nó nói mất giấy, nó làm cái phó bản khác bác cũng kg biết hay có lý do gì đó nó mới kg chuyển quyền đc chứ làm gì có chuyện dưới 1000m2 kg công chứng mua bác ở xã đc (trước 1/6/2011 nha, sau ngày này phải ra Phòng Công chứng hay Văn phòng công chứng hoặc dưới hạn mức theo quy định của Quuye61t định 19 kg cho tách thửa).
Tuy nhiên nếu rành luật tí mà rẻ chơi mấy mối này ngon lắm. Quan trọng là bác thấy cái sổ chưa, biết quy hoạch chỗ này chưa. nếu thật sự kg tranh chấp, quy hoạch thì mấy chuyện này binh cũng dễ, cùng lắm cho thu hồi phần đất trên giấy ông A, ghi thời gian mua bán "hợp lý" với C để hợp thức hóa :D
Điều 8. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI "về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991", Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991";
đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở.
Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; trường hợp mua nhà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) thì ngoài hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);
e) Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
g) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó;
h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
6/7/10
224
7
0
Dinh.REAL nói:
tuandaigia nói:
Hiện tại các vùng ven đang mua bán giấy tay theo phương thức sau:
. Hợp đồng chuyển nhượng tay (người mua và bán) không có tính pháp lý gì hết, nên giờ đa phần là chơi chiêu: công chứng vi bằng là xác nhận giao dịch tại thời điểm đó có xảy ra giao dịch mua bán này với ông bà A + ông bà B có sự chứng kiến của văn phòng thừa phát lại. Nhưng khi có nghị định nhà nước thay đổi cái gì mà liên quan đến tính pháp lý của việc mua bán này thì họ cũng phủi tay.
. Bản sao công chứng bản đồ hiện trạng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
. Cam kết ngừơi bán không xâm phạm, sử dụng phần đất đã bán chuyển nhượng trái phép cho người khác....
Thủ tục cơ bản Hóc Môn, quận 12, Bình Tân hay làm như vậy, trường hợp này là áp dụng cho bác nào mua nền phân lô. Hay nhất là các bác mua nhà đã có trên đất vì xác xuất đất này đã chuyển mục đích và có giấy phép xây dựng phù hợp với quy hoạch hiện trạng.
Rủi ro cái này cao nhất là chủ đất cầm sổ đi cắm ở ngân hàng để xoay vốn thì khi phá sản là toi, thêm nữa đất diện tích nhỏ không đủ diện tích tách thửa theo quyết định 19 thì khó làm chủ quyền sau này.
anh có thể nói rõ thêm tại sao họ có thể phủi tay thế nhỉ?
Cái này nó sẽ nói như thế này:
TPL Nguyễn Năng Quang, Trưởng Văn phòng TPL quận Tân Bình, cho biết văn phòng của ông vẫn lập vi bằng cho những trường hợp này nhưng xác định rõ với hai bên là vi bằng chỉ ghi nhận thỏa thuận ban đầu, không thể thay thế văn bản công chứng. “Hiện tại không có văn bản nào quy định rõ việc lập vi bằng như trên là đúng hay sai. Nếu sau này có văn bản quy định là được làm hay không được làm thì chúng tôi sẽ tuân thủ” – ông Quang nói.
Ngược lại, TPL Lê Mạnh Hùng, Trưởng Văn phòng TPL quận Bình Thạnh, nói rằng ông từ chối lập vi bằng cho những trường hợp trên vì hai lý do: hợp đồng mua bán nhà đất cần phải qua công chứng, chứng thực, vi bằng không thể thay thế được; hơn nữa những trường hợp đất dưới chuẩn tách thửa, đất không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận… thì không đủ điều kiện để giao dịch, mua bán.
Đồng tình, Trưởng Văn phòng TPL quận 5 Phạm Quang Giang phân tích: “Nếu người dân mua bán nhà đất mà không qua công chứng, chứng thực, chỉ nhờ TPL lập vi bằng là làm trái các quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Giữa hai bên chỉ có giấy tay với nhau, dù có TPL chứng kiến đi nữa thì hợp đồng mua bán đó vẫn vô hiệu về mặt hình thức”.
 
Hạng D
21/12/08
2.706
45.953
113
hay theo Nghĩ định 84
Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp <span style=""color: #ff0000;"">đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định </span>
1. Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi là người nhận chuyển quyền) trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của bên chuyển quyền <span style=""color: #ff0000;"">(không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển quyền) </span>thì không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 135 hoặc khoản 1 Điều 136 Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP.
2. <span style=""color: #ff0000;"">Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất ở mà các bên đã lập xong hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền nhưng người chuyển quyền sử dụng đất không nộp Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (gọi là giấy tờ về quyền sử dụng đất) để làm thủ tục chuyển quyền thì thực hiện như sau: </span>
a) Người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ gồm đơn xin cấp Giấy chứng nhận và hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất để được cấp Giấy chứng nhận; nơi nộp hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 122 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP;
b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ vào hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất, thông báo bằng văn bản cho người chuyển quyền, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển quyền và việc hủy các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng chưa được giao cho người nhận chuyển quyền đối với trường hợp chuyển quyền toàn bộ diện tích đất; về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển quyền và việc chỉnh lý hoặc cấp mới Giấy chứng nhận đối với trường hợp chuyển quyền một phần diện tích đất; trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên báo địa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng báo do người xin cấp Giấy chứng nhận trả);
c) Sau thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên báo địa phương về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển quyền mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 135 hoặc Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở; <span style=""color: #ff0000;"">Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyết định huỷ Giấy chứng nhận đã cấp cho bên chuyển quyền nếu bên chuyển quyền không nộp Giấy chứng nhận</span>; nếu bên chuyển quyền nộp Giấy chứng nhận thì chỉnh lý hoặc cấp mới Giấy chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 135 và Điều 136 của Luật Đất đai.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/12/08
2.706
45.953
113
VuSao95 nói:
vankhanhktpn nói:
Nếu là giấy tay thì đất đó phải là chưa 1 lọai có giấy tờ gì hết ,chơi luôn nếu rẻ.

Em hiểu như này đúng không bác? Nếu là giấy tay thì đất đó phải là 1 lọai: chưa có giấy tờ gì hết

chuyện này dễ mà, kiếm ông cũ nhờ ổng làm cái đơn thu hồi giấy là mấy bữa sau miếng đất đó kg còn cái giấy nào :D.
Oải nhất là đất tranh chấp hay quy hoạch kg cho chuyển thành đất ở thì giá trị nó vẫn là nông nghiệp, còn lại binh đc hết.
 
Hạng B2
18/2/11
406
4
18
MaiHanh nói:
Tình hình là e đang muốn mua 850m2 đất luá xã tân túc bình chánh. Đất do A đứng tên sổ đỏ đất lúa, sau đó A bán cho B, rồi B bán cho C ( C đã xây nhà cấp 4 có xin được số nhà) và C sẽ bán cho D ( là em). E có hỏi thì được trả lơì do diện tích dưới 1000m2 đất lúa nên không công chứng mua bán ở xã được, Chỉ có thể mua bán giấy tay và đất vẫn do A đứng tên. Vậy có cách nào để chuyện mua bán được rõ ràng hơn không ? Cày cả chục năm gôm tiền mua miếng đất mãi đứng tên ngươì khác thấy không an tâm ! Bác nào có cao kiến hay kinh nghiệm cho xin đi ạ. Xin chân thành đa tạ .
Mua đất giấy tay có thể phân chia đất thành nhiều dạng khác nhau như:
- Dạng 1: Loại đất chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ (như bác vankhanhtpn: chưa có giấy tờ gì hết) hoặc phù phép cho nó thành đất chưa có GCN QSDĐ ( bác the kid) --> mục đích là làm cho người đi mua đất giấy tay có thể đứng tên trên GCN QSDĐ.
- Dạng 2: Là dạng tự phân lô (là loại mà chủ thread muốn hỏi và thảo luận). Ở dạng tự phân lô có thể chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1 là nhóm đất ở (đất đã chuyển mục đích sử dụng) nhưng do vì 1 lý do nào nó chưa thể tách thửa được như vướng quyết định 19 của UBNDTP, chưa có quy hoạch 1/500, hoặc chưa đóng thuế đất (còn ghi nợ thuế đất)...
+ Nhóm 2 là nhóm đất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm,...), nhóm này là nhóm có nguy cơ rủi ro cao nhất. Rủi ro từ chính sách của nhà nước (kế hoạch sử dụng đất của địa phương), nếu đất chỗ đó được quy hoạch là đất nông nghiệp, đất cây xanh, đất quân sự...thì chán lắm. Rủi ro từ người bán, người bán có thể bán cho mình sau đó lại bán cho người khác, nếu rơi phải tình huống này thì đắng cay lắm thay. Nếu may mắn miếng đất bạn mua thuộc khu vực được quy hoạch làm đất ở và thuộc khu dân cư hiện hữu chỉnh trang (= cải tạo, ổn định...) và người chủ đất thực sự (người đang đứng tên trong sổ đỏ) là người tốt thì bạn cũng rất rất vất vả để có thể đứng tên trên giấy chủ quyền mảnh đất mà bạn đã mua.
P/s: Nếu bạn mua đất giấy tay và bạn lại bán đất giấy tay (khi có lời) thì lại khác, nhưng nên nhớ: mua dễ bán khó.

Mình có vài ý sơ sài mong được các bác chỉ giáo thêm.
 
Last edited by a moderator:
12/10/07
2.603
10.462
113
Em bị một quả đắng từ thời mới chập chững bước vô BDS mà đến bây giờ vẫn chưa nuốt trôi đây nè. Tuỳ bác thôi chớ em là cạch tới già các BDS giấy tờ tay.
 
Status
Không mở trả lời sau này.