Hạng B2
12/7/09
354
3.805
93
Trước hết, kính Mod của chuyên mục E-gara cho em nộp hồ sơ xin cho thớt này được đăng ký tạm trú trong chuyên mục E-gara một thời gian. Nếu sau 3 tháng mà em chưa gặp quới nhân nào trả lời giúp em 2 câu hỏi sau thì hẵng xóa thớt ạ. Trong thời gian 3 tháng tới, cho phép em được “up” thớt hằng ngày cho nó được lên trên cao để hy vọng các bác khác có thể thấy thớt mà giúp em ạ!
 
Câu 1: Độ “êm” của 1 chiếc xe được đánh giá bằng các chỉ tiêu nào?
(Tất cả chúng ta đều dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt rất rõ khi so sánh cảm giác lúc ta ngồi trên một chiếc ô tô VIP và lúc ta ngồi trên một chiếc xe tải lưu thông trên đường. Cá nhân em nghĩ rằng: khi ta ngồi trên xe, cơ thể ta phải chịu khá nhiều tác động từ bên ngoài vào, đó có thể là sự giằng xóc, va đập, gia tốc dao động ..v.v. Các hãng xe luôn cố gắng giảm thiểu các tác động trên, và khi các hãng xe khống chế giá trị của các tác động đó nhỏ hơn khả năng cảm nhận được của con người, thì ta gọi chiếc xe của hãng đó là “êm”. Vấn đề em cần hỏi chính là: Các tác động/các chỉ tiêu đó là gì? Giới hạn cho phép của các chỉ tiêu đó là bao nhiêu? Tài liệu nào (bên y tế hay bên ô tô) quy định những giới hạn đó?)
 
Câu 2: Người kỹ sư thiết kế xe hơi giả thiết điều kiện đường sá như thế nào khi tính toán độ “êm” của xe lúc vận hành?
(Ta biết rằng có sự khác nhau rất lớn khi xe chạy trên mặt đường bằng phẳng/gồ ghề; trên mặt đường bê tông xi măng/bê tông nhựa nóng; mặt đường cứng ổn định/mặt đường trên nền đất yếu dập dềnh đàn hồi; vận tốc cao/vận tốc thấp; trọng tải xe lớn/trọng tải xe nhỏ..v.v.. Những khác biệt này chắc chắn có liên quan rất nhiều đến giải pháp thiết kế hệ thống “nhíp”/hệ thống giảm chấn của người kỹ sư thiết kế xe. Vấn đề em cần hỏi chính là: Khi thiết kế các kỹ sư giả thiết xe lưu thông trong điều kiện đường sá như thế nào? Mức độ đàn hồi của mặt đường bên dưới có ảnh hưởng như thế nào đến việc thiết kế hệ thống “nhíp”/hệ thống giảm chấn của xe? Bài toán/các thông số đầu vào khi thiết kế hệ thống “nhíp”/hệ thống giảm chấn của xe? Tìm tài liệu nói về các vấn đề đó ở đâu?)
 
Lâu nay em thấy thiết kế cầu đường và thiết kế ô tô là 2 “thằng” tuy có liên quan mật thiết đến nhau nhưng thực tế lại sống tách nhau riêng biệt, chẳng thằng nào biết đến thằng nào. Em đang có đề tài nghiên cứu về sự liên quan giữa 2 thằng đó, nhưng em chỉ biết mặt có 1 thằng, còn thằng kia lại chẳng quen biết tí gì nên em đang gặp khó khăn nhiều, mong các bác giúp đỡ. Nếu bác nào có tài liệu, hoặc biết nơi có thể giải đáp về 2 vấn đề trên, kính mong các bác cho PM cho em số điện thoại hoặc địa chỉ vào hộp thư của em với ạ, em sẽ đến xin mượn photocoppy và hy vọng được hầu cafe cùng bác một tí với ạ.
 
Em cảm ơn các bác rất nhiều vì đã phải đọc một tin dài vào một ngày cuối cùng của năm cũ như thế này ạ! Ngày mai là mồng một Tết rồi, nhân tiện em xin kính chúc các bác và gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe!
 
(Em gọi chung là xe hơi, vì em là dân ngoại đạo nên không biết gọi sao để diễn đạt ý của mình, ý em là hỏi về quy định của tất cả các loại xe con + xe khách + xe tải..v.v. các bác biết về xe nào thì cho em xin ý kiến về xe ấy thôi!)
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Hai câu hỏi này hay đấy !
Trong E Gara , những vấn đề nghiêm túc tồn tại lâu hơn 3 tháng , thậm chí đến ...7 năm, cứ yên tâm đi bác .
 Với những câu hỏi của bác , dù thú vị, thì ngay từ đầu cũng phải nhận xét rằng : Không thể gói một con voi vào trong một cái túi đi chợ , xe cơ giới nói chung có nhiều chỉ tiêu để thiết kế và cũng có nhiều chỉ tiêu để đánh giá và vì thế có thể ví dụ ngay : Chỉ tiêu để thiết kế một chiếc xe tải khác hẳn với chỉ tiêu thiết kế một chiếc xe Limosin , điều người ta quan tâm khi đầu tư vào một chiếc xe bồn khác với điều người ta quan tâm khi mua một chiếc xe Bus , đó là những khái niệm rất rõ ràng trong thiết kế chế tạo và đánh giá chất lượng xe cơ giới . Có lẽ bác phải đặt lại vấn đề cụ thể hơn để bạn đọc có thể định hướng mà bàn thảo .
  Nếu là người làm cầu đường thì cách đặt vấn đề phải khác với bác sỹ sức khỏe , việc tổng hòa các chỉ tiêu chắc chắn là khó khăn , tuy vậy hy vọng là bác sưu tầm được nhiều đóng góp tốt trong OS.
Chúc Xuân Vui và  Thành Công .
 
Hạng B2
23/8/09
286
324
63
Câu hỏi hay. Dự báo những nội dung cực kỳ hấp dẫn trong thớt này.:D
 
Hạng B2
12/7/09
354
3.805
93
Kính bác “Đơ Phải Rờ” (Der Fahrer)!
 
Nghe bác nói về thời gian tồn tại của thớt là em yên tâm rồi. Đúng như bác nói, không thể gói 1 con voi vào 1 cái túi đi chợ, nhưng do em là dân ngoại đạo nên nó vậy, em cũng lường trước rõ lắm đây là một câu hỏi khó, nên mới dự kiến 3 tháng mới có thể tổng hợp thành 1 câu trả lời hoàn chỉnh, thậm chí em còn nghĩ đến tình huống xấu là sau 3 tháng em vẫn chưa tìm ra đáp án nữa kia.
 
Chính xác là em đang nghiên cứu xử lý vụ kết hôn giữa thằng cầu và con đường ở khu vực phía Nam (em làm ông chủ hôn ạ). Anh em OS ta phần lớn đều là những người tự ôm vô lăng lưu thông trên khắp các hành trình, vì vậy những vấn đề tồn tại ở đoạn tiếp nối giữa cầu và đường này tại những cây cầu ở Tp.HCM và khu vực đồng bằng sông Cửu Long … em nghĩ mình không cần phải nói nhiều hay giải thích nhiều nữa, hầu hết các bác tài phía Nam đều bực mình về nó cũng nhiều quá rồi.
 
Em cám ơn bác đã ủng hộ em! Để em xem lại coi có cách nào diễn đạt rõ hơn ý mà em cần hỏi hay không, rồi em sẽ úp lên sau!
 
Hạng B2
12/7/09
354
3.805
93
Kính bác “Ồ Ai Ngủ Yên” (oainguyen)!
 
Em cám ơn bác đã ghé thớt! Em đang lo không có câu trả lời mà bác nói thế làm em phấn chấn hẳn lên. Em đang lo gặp toàn các câu trả lời lệch hướng!
 
Nhân tiện các bác cho em trình bày suy nghĩ của em 1 tẹo. Em biết là trên OS, các đồng nghiệp trong ngành cầu đường rất nhiều, có những bác đã là đại cao thủ, có những bác chỉ là “trinh nhân” mới tập tễnh bước ra khỏi ghế nhà trường. Dân cầu đường là vậy, rất nghĩa hiệp và nổi tiếng rất hào sảng trong chuyện tình cảm và con rơi, ai yêu thì yêu lại, ai xin con là cho con ngay, nhiều khi ko xin vẫn cứ nằng nặc đòi cho…v.v.
 
Em lo là khi nghe em đề cập đến vấn đề này các bác đồng nghiệp vội nhảy vào trợ giúp em ngay bằng cách hướng dẫn em về vấn đề xử lý đất yếu. Kính các bác, hiện giờ em đang phải nhai 1 đống sách chuyên ngành về các giải pháp xử lý lún (Tây có Ta có) + 2 luận án TS của nước ngoài về vấn đề này + 3 luận án TS trong nước + 5 đề tài NCKH cấp Bộ trong nước + 1 đống luận án Th.S. Em liệt kê như vậy không phải là em láo lếu về chuyên môn, kiến thức là mênh mông, lúc nào em cũng muốn lắng nghe và học hỏi cả,  tuy nhiên đây là chuyên mục về ô tô, em sợ anh em mình đi chệch chủ đề của diễn đàn chung, Mod túm cổ đá đít ra đường thì tiêu.
 
Ở đây anh em mình chỉ nói về các vấn đề của ô tô nhé các bác, các vấn đề khác về đất yếu, về lún…em xin được hầu chuyện các bác ở địa điểm khác, chỉ cần các bác PM cho em địa chỉ (trong khu vực Tp.HCM và lân cận nhé!) em sẽ sắp xếp đến và giao lưu với các bác ngay. Em cam kết về lời hứa ở cấp độ 100%.
 
Hạng B2
23/8/09
286
324
63
Kính bác comayve,
Em thì không có chuyên môn, nhưng tính em khoái hóng hớt và mách lẻo, vậy nên, em mách bác nghiên cứu kết cấu 2 cây cầu: Cầu Voi và Cầu Ván, thuộc địa bàn Thủ Thừa-Long An. Trước giờ em thấy 2 cây cầu này có mối tiếp giáp cầu-đường êm ái nhất. Chỉ từ khi nâng cấp đường thì khi lên xe có hơi tưng thật nhẹ, còn trước đó, bao nhiêu năm nó vẫn êm.
Còn nữa, khi thi công, bác phải có mặt 24/24, xem xe lu nó lu thế nào, rồi bê tông chống sạt nó đổ bao nhiêu, đạt chất và lượng không. Em nghe ao hồ đồn đãi rằng khâu này lôi thôi lắm đấy bác ợ.
 
 
 
 
Hạng C
20/1/07
533
1
0
Ha Noi
SMOKIN.GIF
57.gif

@ Pak "chủ thớt"
Vấn đền mối ghép nối giữa cây cầu và con đường cũng như mối ghép nối giữa 2 mố cầu ở VN đều có một hiện tượng chung và chiếm tỷ lệ 99% từ Nam ra Bắc chứ ko riêng gì ở trong Nam: đó là giữa 2 mối ghép đều có hiện tượng lún cục bộ hoặc không phẳng dẫn đến hiện tượng dằn xóc khi xe hơi nói chung đi qua vị trí này. Ngoại trừ có 1% còn lại là cầu và đường ở một số ít dự án của Japan trúng thầu thi công thì hiện tượng này ít hơn "em chỉ nói ít hơn thôi nhé, chứ ko phải ko có".
Hiện tượng này em ko thấy có ở hệ thông giao thông của nước ngoài! (em cũng đã đi khá nhiều nên trải nghiệm cũng đủ để cảm nhân được, passport của em có dấu của 16 quốc gia trên thế giới) Và một điều nữa em thấy khác đó là cầu và đường của ta, kể cả đường cao tốc sau khi thi công xong đều có cắm cái biển cảnh báo là: "ĐƯỜNG ĐANG THEO DÕI LÚN" :D em thắc mắc ko hiểu trước khi thi công các "chiên gia" có nghiên kíu về thổ nhưỡng ở nơi công trình thi công hay không và tính toán các chỉ số địa tầng thế nào để con đường và cầu liền mạch ko có dằn xóc đảm bảo cho phương tiện hoạt động êm ái đỡ hỏng giảm sóc của em 2 chúng em.
Chẳng hay các đề án về lún trong thi công cầu đường của mấy ông Tiến sỹ gì đó chỉ là lý thuyết??? Mà Tây, Tàu gì nó cũng làm đường làm cầu mà có bị như Ta đâu các Pak hỉ???
Ta thì đến cái cầu Thăng Long là cây cầu lịch sử của ngành cầu đường nước ta mà còn có ổ gà ngay trên cầu chứ lún thì nhằm nhò gì thì em bó tay.com! Thiệt hok hỉu nổi.
 
Hạng B2
12/7/09
354
3.805
93
@ bác data
Em cám ơn bác trước nhé, em lót dép ngồi chờ bí nhiu kết quả ngâm kiú của bác! Cám ơn bác.
 
@ bác oainguyen
Em cám ơn những lưu ý của bác.
 
Hạng B2
12/7/09
354
3.805
93
Chào bác Vnd_usd74! Như em đã trình bày ở trên, vấn đề cầu đường nên trình bày ở một diễn đàn khác chuyên về cầu đường, còn nếu trình bày ở diễn đàn này thì nên trình bày ở chuyên mục “Chuyện ngoài lề”, còn ở đây là chuyên mục về kỹ thuật ô tô nói nhiều về nó e rằng chưa ổn lắm. Tuy nhiên, để các bác không phải là dân cầu đường hiểu sơ bộ và thông cảm, chia sẻ cho em hơn, em xin trình bày một số quan điểm nhỏ của em về những gì bác đã thắc mắc ạ. Chỉ 1 tí thôi, anh em mình cố gắng giúp em ko lệch khỏi chủ đề chính. Có thể em giải thích chưa chính xác lắm, nhưng chỉ ở mức là trình bày quan điểm, nên em vẫn cứ nói ra.
 
vnd_usd74 nói:
Vấn đền mối ghép nối giữa cây cầu và con đường cũng như mối ghép nối giữa 2 mố cầu ở VN đều có một hiện tượng chung và chiếm tỷ lệ 99% từ Nam ra Bắc chứ ko riêng gì ở trong Nam
 
Điều mà bác đề cập, từ chuyên ngành gọi là khe co giãn. Chi tiết này khá đơn giản bác ạ, có khoảng hơn chục mẫu khe co giãn tương ứng cho nhiều khoảng hở khác nhau, hiện tượng giằng bác nhắc đến chỉ do ta vận dụng mẫu không phù hợp và tat hi công cẩu thả mà ra, chứ chi tiết này chẳng ai kiểm toán nó làm gì, Ta hay Tây cũng chỉ thế mà thôi. Chỉ đơn giản giống như nhà bác 4 người thì bác mua chiếc xe 4 chỗ, nhà bác 15 người thì bác mua xe 16 chỗ. Chỉ khi nhà bác 7 người mà bác lại mu axe 7 chỗ, lại mua trúng xe dỏm thì vài vấn đề nhỏ nó phát sinh mà thôi.
 
Em nhấn mạnh khu vực phía Nam là em nhắc đến hiện tượng này:
 
Ví dụ ở cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM):
dsc00386.jpg

Ví dụ ở cầu Gành Hào (Cà Mau):
dsc00259.jpg

Ví dụ ở cầu Láng Tràm (Bạc Liêu):
dsc00302.jpg