vnd_usd74 nói:Hiện tượng này em ko thấy có ở hệ thông giao thông của nước ngoài! (em cũng đã đi khá nhiều nên trải nghiệm cũng đủ để cảm nhân được, passport của em có dấu của 16 quốc gia trên thế giới)
Không đợi ở nước ngoài đâu bác, ở ta cũng thế thôi mà, các tỉnh có địa chất tốt thì đâu có hiện tượng này, nếu có là chỉ do lu lèn nền ko tốt nên lún, sau 1 thời gian sử dụng nền đắp cố kết xong, bù vênh 1 lần là OK. Hiện tượng này hầu hết chỉ xảy ra ở khu vực đất yếu thôi bác, em không đi nhiều, nhưng ngay cả quốc gia mạnh về kỹ thuật như Nhật Bản cũng đau khổ nhiều lắm về đất yếu đấy bác ơi, chẳng qua nó có tiền nên cách hành xử của nó khác mình.
vnd_usd74 nói:Và một điều nữa em thấy khác đó là cầu và đường của ta, kể cả đường cao tốc sau khi thi công xong đều có cắm cái biển cảnh báo là: "ĐƯỜNG ĐANG THEO DÕI LÚN" em thắc mắc ko hiểu trước khi thi công các "chiên gia" có nghiên kíu về thổ nhưỡng ở nơi công trình thi công hay không và tính toán các chỉ số địa tầng thế nào để con đường và cầu liền mạch ko có dằn xóc đảm bảo cho phương tiện hoạt động êm ái đỡ hỏng giảm sóc của em 2 chúng em.
Để xử lý lún có hang chục phương pháp, có những phương pháp xử lý triệt để độ lún trước khi đưa công trình vào sử dụng (nói triệt để chứ chỉ khoảng 70-:-90% tổng độ lún thôi), có những phương pháp chỉ xử lý sơ bộ và chấp nhận lún và sẽ bù vênh theo thời gian (những công trình mà bác thấy cắm bảng thuộc dạng này, cắm bảng là để báo chí khỏi nhẳ múa linh tinh và nói xằng bậy làm lung lay ghế mà thôi). Cái này giống như bác bị bệnh thận nặng vậy, tùy điều kiện riêng của bác mà bác sẽ điều trị từ từ hay là ra nước ngoài thay thận luôn.
vnd_usd74 nói:Chẳng hay các đề án về lún trong thi công cầu đường của mấy ông Tiến sỹ gì đó chỉ là lý thuyết??? Mà Tây, Tàu gì nó cũng làm đường làm cầu mà có bị như Ta đâu các Pak hỉ???
Về chất lượng luận án, em nghĩ em không đủ trình độ để bàn. Còn vấn đề lún thì em nói rồi, Tây hay Tàu đều phải khóc về nó cả. Tuy nhiên nó có điều kiện nên nó nghiên cứu cũng tốt hơn, ví dụ chỉ như 1 giải pháp cọc xi măng đất, dù Công ty Intrusion Prepakt (Mỹ) bắt đầu nghiên cứu từ năm 1954, đến năm 1961 công nghệ này được áp dụng tại Nhật, nhưng công việc nghiên cứu về nó vẫn được tiếp tục bời Port and Habour Reseach Institute, Public Works Reseach Insititute (Nhật), nhưng mãi đến năm 2001 em vẫn còn thấy báo cáo kết quả nghiên cứu của Swedish Deep Stabilization Center (Thụy Điển). Sự cố công trình mà, Tây hay Tàu đều bị cả, cầu vẫn sập ở Mỹ, nhà cao tầng vẫn lật ở Trung Quốc đó thôi, hố tử thần vẫn hiện diện khắp nơi. Huống chi trong lĩnh vực kỹ thuật Việt nam vốn chỉ là 1 quốc gia lạc hậu không biết gì, mới tập tễnh bước chân vào thế giới chung từ mấy thập niên đây thôi, làm sao đủ trình mà so sánh.
Tất nhiên chúng ta có rất nhiều sai sót ở tất cả mọi công đoạn, vì từ lúc thai ngén 1 dự án cho đến khi nó hình thành một công trình cụ thể ngoài xã hội có nhiều điểm mù bên trong mà người ngoài cuộc khó lòng hiểu hết được, giồng như quan hệ ngoại giao vậy, thấy thế mà không phải là như thế. Tất cả những sản phẩm gì chế tạo ra từ một quá trình xin cho – chia chác – tham nhũng đều là những sản phẩm có vấn đề cả!