Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
phamtan nói:
Công nhận các XXX của mình thời gian gần đây đang cố tìm các chính sách để xiết BĐS theo ý của mình. Nhưng thật sự có xiết được hay không thì em nghĩ là do thị trường quyết định. Nếu mà dân tỉnh vẫn cứ thích đổ dồn về TP HCM hoặc dân cư nông thôn vẫn cứ thích về các thành phố lớn thì việc dùng các biện pháp hành chính để kéo giá đất xuống về lâu về dài là nhiệm vụ bất khả thi.

Lý do xiết BĐS liên quan tới chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát phải đạt trong năm nay. Nguồn tiền từ NH bị xiết chặt nên không đầu tư BĐS được. Hy sinh 1 năm vậy thằng nào chịu không nổi thì chết ráng chịu.
Khi tình hình cho phép, chắc chắn xxx phải mở cho thị trường BĐS thông thoáng, đây là 1 trong những động lực phát triển kinh tế, không mở thì chết sao.
Còn việc dân cư nông thôn kéo về thành phố lớn là điều tất nhiên phải làm: tỷ lệ dân cư thành thị vẫn chưa đến 40% thì làm sao mà phát triển kinh tế. Khi nào đạt tỷ lệ 60% thì có thể mơ tưởng đến đất nước công nghiệp nhưng mà khi nào chứ?
 
Tập Lái
27/8/10
8
0
0
Theo mình thì mấy cái nghị định , quy định gì đó khi không cho phép mua sỉ bán lẻ là dở hơi , chẳng đâu vô đâu . Chẳng lẽ Chủ Đầu tư xây cả đống căn hộ rồi mang bán từng căn àh . Quá vô lý .
Về giá cả , mình tin rằng sẽ không xuống được đâu . Thật tế khi chủ đầu tư bán 1 phần thì đa số các sàn chỉ được huê hồng trên giá công bố và nhà đầu tư nhỏ luôn mua đúng giá gốc . Chính vì điều này rất khó cho việc chủ đầu tư hạ giá bán cho những phần sau . Còn thêm điều nữa , chủ đầu tư khi chốt giá bán căn hộ , họ cân đối rất kỹ vì nó dính tới giá cả vật tư (chủ yếu nhập khẩu không àh) nên với tình hình hiện nay vào thời điểm cuối năm , tỷ giá nhảy thì giá cả vật tư sẽ có thể bị dội lên nên yếu tố này cũng làm cho Chủ đầu tư thật sự nhức đầu khi quyết định giảm giá sản phẩm của mỉnh .
Vài lời ý kiến ý cò .
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.329
113
Nghị định 71 ->

+ Sàn BĐS chết chắc vì không được tham gia mua sỉ bán lẻ, ăn % môi giới thì đáng bao nhiêu.
+ Nhà đầu tư lướt sóng cũng chết vì không tham gia bán lúa non được

-> Từ 1 và 2 thì chủ đầu tư chết quá 80% vì trước giờ toàn sống nhờ 2 đối tượng trên. Cứ nhìn mấy "đồng cỏ" ở quận 2-7-NB là thấy
 
Hạng C
20/11/09
678
65
28
53
KCN Sóng Thần, Bình Dương
Các bác đọc bài này nhé :

Tính đến nay Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Nhà ở ban hành ngày 23/6/2010 đã có hiệu lực thi hành gần một tháng. Nhưng tác động tích cực của nó vào thị trường bất động sản Hà Nội hầu như vẫn chưa xuất hiện… Giá cả đất nền, căn hộ chung cư cao cấp, nhà giá rẻ cho các gia đình có thu nhập thấp… trong những tháng tới đây sẽ diễn biến như thế nào đang là vấn đề quan tâm của không ít người. </h3>
Hướng thị trường bất động sản (BĐS) non trẻ của chúng ta hoạt động ổn định và tăng trưởng bền vững là kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách, trong đó các chính sách đều tập trung vào vấn đề quan trọng nhất là ngụồn vốn, quản lý vốn và chế độ hưởng ưu đãi về thuế, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà, giá cả cho nhà đầu tư, người sử dụng… Việc Chính phủ tiếp tục ban hành tiếp Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Nhà ở để thay thế Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8/8/2010 cũng kỳ vọng thúc đẩy sự phát triển tích cực của thị trường BĐS. Tuy nhiên, do thời gian thi hành Nghị định chưa được bao lâu nên khó có thể đánh giá hết tác động của nó tới sự phát triển thị trường BĐS Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung...


BĐS - cái chính vẫn là vốn [/b]

Quan sát mấy năm vừa qua người ta lo ngại bởi sự bất ổn về sự hoạt động của thị trường BĐS, nhất là các thị trường BĐS lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Thị trường “nóng” lên rất nhanh rồi lại đột ngột “đóng băng” tạo nên một cảm giác “ma quái”như một bàn tay vô hình đang điều khiển thị trường theo kiểu đỏ, đen…Qua những cú đổi chiều khó lường như thế khiến nhiều người giàu lên nhanh chóng và ngược lại nó cũng làm không ít người khuynh gia bại sản nhanh không kém. Nguyên nhân tạo nên sự nóng, lạnh đó nhiều người cho rằng thị trường BĐS của ta đang ở cấp độ tiền tệ hoá, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn không ổn định của các nhà đầu tư nhỏ cũng như vốn vay ngân hàng “bơm” vào thị trường BĐS.

Kinh doanh BĐS đòi hỏi các doanh nghiệp phải mạnh về năng lực tài chính, nguồn vốn dồi dào mới có thể đảm bảo sự cạnh tranh để tồn tại, nhưng trên thực tế họ không mạnh như vậy nên ngoài việc vay vốn của các ngân hàng thì phải tìm cách huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ các nhà đầu tư cấp 2 (thứ cấp). Thật ra chuyện góp vốn, trước khi nghị định 71 ra đời nhiều doanh nghiệp cũng đã “lách luật” để huy động bằng các hợp đồng vay vốn theo thoả thuận dù chủ đầu tư chưa xây xong móng. Do tính không minh bạch của kiểu “góp vốn” này nên đã có không ít vụ việc xấu xảy ra ảnh hưởng đến thị trường cũng như đời sống xã hội.
Khác với cái cũ, theo điều 9 của Nghị định mới này, chủ đầu tư có nhiều hình thức vay vốn hơn đó là có thể huy động qua các quỹ đầu tư, công ty tài chính, có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật… hoặc vay ngân hàng với điều kiện là không chỉ định ưu tiên mua sản phẩm, nhưng được cam kết về lợi nhuận; có thể cho phép các nhà đầu tư cấp 2 góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư ngay khi dự án đền bù giải phóng mặt bằng xong; chủ đầu tư dự án BĐS được huy động vốn từ cá nhân và tập thể để đầu tư xây dựng nhà và được phân chia lợi nhuận, hoặc được phân chia sản phẩm là nhà theo thoả thuận và tỷ lệ góp, không phải qua sàn giao dịch BĐS, nhưng tỷ lệ này không vượt quá 20% tổng sản phẩm của từng dự án thành phần nhưng phải có thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước sở tại. Thậm chí nhà đầu tư cấp 2 cũng có quyền để huy động vốn với điều kiện đã có hợp đồng chuyển nhượng đất với nhà đầu tư cấp 1 hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của nhà đầu tư cấp 1. Các nhà đầu tư cấp 2 phải đợi đến khi nào có quyết định chuyển nhượng đất thì mới được bán ra thị trường nếu không phải quay lại ký với chủ đầu tư cấp 1. Mặt khác cũng theo nghị định này đòi hỏi chặt chẽ các hợp đồng uỷ quyền bán, cho thuê nhà ở phải có công chứng. Và việc các bên ký kết hợp đồng uỷ quyền và cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực chỉ được thực hiện khi nhà ở đã được xây dựng xong. Ngay nhà đầu tư đã làm xong phần móng và bán cho các đội tượng được phân chia sản phẩm phải ký hợp đồng mua bán nhà thay thế cho các văn bản trước đó kèm theo giấy xác nhận của Sở Xây dựng.

Khởi sắc hay không sau NĐ71? [/b]
Có thể nói, nghị định 71 lần này đã đề cập toàn diện đến nhiều vấn đề về thị trường BĐS với mong muốn giúp thị trường phát triển ổn định. Nhờ một số điều mới về chế tài quản lý như quy định Sở Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp theo dõi tiến độ phát triển các dự án bất động sản trên dịa phương của mình và có thể kiến nghị dừng dự án nếu cần thiết. Quy đinh còn buộc chủ đầu tư khi tổ chức huy động vốn phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Xây dựng sở tại các hình thức, số vốn cần huy động cũng như tên, địa chỉ của nhà đầu tư và số lượng nhà sẽ bán. Điều đó chắc chắn làm cho thị trường minh bạch hơn.
Thị trường BĐS sẽ phản ứng như thế nào trước Nghị định 71, giá bất động sản có thể giảm xuống hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Một trong những yếu tố mà giá cả trên thị trường sẽ phụ thuộc vào đó rất nhiều là vị trí của dự án, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực dự án… Vì thế, ngay cả khi thị trường BĐS đang đóng băng nhưng giao dịch mua bán nhà đât ở những dự án có lợi thế này vần nhiều thành công. Mặc dù nguồn cung hiện nay khá nhiều, các nhà đầu tư lướt sóng khó có cơ hội để “ăn”, chênh lệch giá lớn hơn, nhưng khả năng đưa giá bất động sản dần giảm xuống nhiều là rất khó. Hiện các dự án nằm trong vùng quy hoạch tương đối ổn định thuộc các vùng nội đô, đường Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt kéo dài vẫn gây sự chú ý của nhiều khách hàng kể cả đất nền lần nhà chung cư cao cấp. Hơn nữa, các điều chỉnh trong Nghị định 71 hầu như tác động vào những dự án đang trong quá trình hình thành là chủ yếu. Đặc biệt đối với thị trường BĐS Hà Nội sắp tới sẽ còn nhiều biến động khi mà quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 còn chưa được phê duyệt, còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa Bộ Xây dựng và Thành phố Hà Nội. Trên thực tế chúng ta đã chứng kiến các “cơn sốt cục bộ” tại Ba Vì thời gian qua, gây không ít hậu quả xấu cho thị trường BĐS. Một số các dự án Hà Tây cũ tương đối xa trung tâm đang ngầm kêu gọi người góp vốn với giá ưu đãi, nếu đối chiếu với NĐ71 thì không thể chấp nhận, đó là điều các nhà đầu tư thứ cấp hết sức lưu ý để tránh bị “ngâm” vốn nếu không nói là bị “lừa đảo” . Mặt khác, nếu việc giám sát thực thi NĐ71 của các cơ quan chức năng tốt thì mặt lợi sẽ ngăn ngừa các đợt “sóng nhân tạo” trên thị trường BĐS vì các nhà đầu cơ sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để hưởng lợi chênh lệch giá ngay. Ngược lại, điều này cùng đồng nghĩa thị trường BĐS sẽ tạm lắng.

Tuy vậy, nhìn tổng thể có thể nói thị trường BĐS đã có nhiều kênh huy động vốn cùng là tín hiệu để thị trường BĐS bước vào giai đoạn cao hơn, giai đoạn tài chính hoá. Nhưng như đã phân tích ở trên, để thị trường ổn định cũng cần phải có thời gian và sự thực thi nghiêm chỉnh pháp luật của doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhất là vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước cũng như hoạt động đúng quy định của các sàn giao dịch BĐS nếu không nó lại gây hiệu ứng ngược lại. Vì thế, thị trường BĐS nói chung trong thời gian tới vẫn tương đối im ắng, giá cả khó có thể giảm, thị trường chung cư cao cấp sang năm 2011 có thể khởi sắc, chung cư nhà giá thấp giá thấp vẫn gặp khó khăn...

Báo Hànộimới
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
1/10/09
227
4
0
UNITED NATION
Đọc xong cái nghị định này mà hiểu được chắc chết liền. Xin mời mấy chuyên gia tóm tắt hộ cái ạ!
 
Hạng B1
12/8/10
59
0
0
Em nghĩ là cái thông tư hướng dẫn ND 71 mà đúng theo tinh thần các báo ra vài tuần qua thì xem như xxx siết bds thật rồi. Ko bán sỉ cho sàn thì sàn chết, ko cho chuyển nhượng hd góp vốn thì dân lướt tiêu. Và còn nhiều quy định khác làm khó nhà đầu tư trong nd 71 này nữa. Nhưng ít ra thì nd này cũng làm cho nhà đất hướng về giá trị thực của nó, hạn chế đầu cơ, bds về giá trị thật hơn, ko tăng giá vô tội vạ nữa.
 
Hạng D
9/5/10
1.804
3.816
113
[H3]Bất động sản vùng ven liên tục tăng giá[/H3] 30/08/2010 08:40
Không chỉ ở Hà Nội, TPHCM, tại các thành phố trẻ như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang... giá nhà đất cũng rất đắt đỏ và liên tục tăng giá.

Trước tình hình đó, nhiều người đã chuyển hướng mua nhà, đất ở xa khu vực trung tâm thành phố hoặc các vùng ven. Nhiều đại gia cũng tìm về các khu vực này để mua đất rộng làm nhà nghỉ cuối tuần, làm biệt thự đã đẩy giá đất ở vùng ven tăng lên chóng mặt.

Ở Hà Nội, đất ở các khu vực gần trung tâm như Long Biên, Hà Đông đã tăng giá gấp 4 - 8 lần trong vài năm gần đây. Giá đất ở gần các trục đường lớn khu vực này khoảng từ 35 - 40 triệu đồng/m2 thay cho giá 5 - 6 triệu đồng/m2 trước đây.

Tại thành phố Đà Nẵng, cách đây 5 năm giá đất những khu vực trong ngõ, cách đường khoảng 100m - 200m ở xã Hòa Tiến - Hòa Vang có giá giao dịch chỉ trên dưới 1 triệu đồng/m2, đến thời điểm này đang được rao bán với giá 5 - 7 triệu đồng/m2. Ở khu vực quận Cẩm Lệ, giá đất trước đây khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/m2, nay tăng lên từ 4 - 5 triệu đồng/m2; những nơi thuộc ngã 3, hay những khu vực có khả năng kinh doanh thì giá đất còn tăng cao nữa.

Nhiều dự án mở rộng


Khi thành phố Hà Nội công bố quy hoạch các đô thị vệ tinh, các định hướng giao thông lớn mở rộng đã tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu đầu tư tại các khu vực như Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Xuân Mai, Đan Phượng... Thậm chí ngay cả khi quy hoạch đang còn có sự tranh cãi thì các khu vực này đã có chủ đầu tư nhanh chân lập dự án, khởi động làm cho phân khúc thị trường này càng khởi sắc hơn.

30_DOOL_TT_100830_D4.jpg

Chẳng mấy chốc mà những ruộng lúa này sẽ được quy hoạch thành những khu chung cư sang trọng.
Sức nóng tại thị trường đất ven đô TPHCM không cao như ở Hà Nội hay các tỉnh thành đang phát triển. Nguyên nhân không phải phân khúc thị trường này không phát triển mà do nó đã đi trước Hà Nội từ nhiều năm nay và đã qua giai đoạn "nóng sốt".

Mặt khác, TPHCM là địa bàn lớn, phát triển đồng đều trên diện rộng, không cục bộ tại khu vực nào, nhất là cơ sở hạ tầng được liên thông đi các tỉnh lân cận phân tỏa đi khắp mọi hướng. Do đó, phân khúc của thị trường bất động ven đô là rất lớn, giá cả cũng được dàn đều ra các khu vực, mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá cả thị trường ở đây cũng sẽ mềm hơn và thích hợp với nhiều tầng lớp dân cư hơn.

Từ năm 2008, UBND thành phố Đà Nẵng đã triển khai các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị lớn ở quận Ngũ Hành Sơn, dự án xây dựng khu phố chợ Hòa Hải rộng hay Làng Đại học Đà Nẵng… Ngoài ra, thành phố cũng đầu tư mở rộng các tuyến giao thông như đường vành đai phía Nam thành phố nối từ quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Hòa Vang đến đường Trần Đại Nghĩa, quận Ngũ Hành Sơn dài 5,1 km, rộng 33m…

Với việc đầu tư nói trên, hơn 3.500 ha đất vùng ven phía Nam thành phố thuộc khu vực trên đã biến thành đất ở đô thị có giá trị cao...

Đầu tư vào đất vùng ven

Xu hướng đầu tư vào bất động sản vùng ven ngoại thành là xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa ngày càng mạnh của đất nước.

Khi nền kinh tế phát triển, cùng với nhu cầu mở rộng đô thị thì nhu cầu về nhà ở, văn phòng làm việc, khu công nghiệp cũng tăng theo. Trong khi đó, nhà đất ở khu vực nội thành đã bị quá tải về nhiều mặt nên việc chuyển hướng ra vùng ven là một giải pháp cho nhiều người dân đô thị cũng như các chủ đầu tư phát triển dự án bất động sản hiện nay.

Hơn nữa, giá đất vùng ven đô không quá cao, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người. Vì vậy, đất ven đô không chỉ mở ra cơ hội sở hữu cho các "đại gia" mà cả những người ít tiền khi muốn an cư để lạc nghiệp. Sự sôi động của đất ven đô còn có sự góp sức lớn của "cuộc cách mạng" di dời các trụ sở làm việc, trường học, các dự án chung cư ra ngoài để giảm tải mật độ dân cư và giao thông tại khu vực trung tâm.

Hiện một số khu vực vùng ven được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn như đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước…, tạo điều kiện thuận lợi để giao dịch bất động sản khu vực vùng ven thành công nhiều hơn.

DiaOcOnline.vn
 
Hạng D
25/3/05
3.980
34
38
53
HCM city
BDS là sân chơi mở , các luật chơi phải rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp chứ ko phải ông nào làm trọng tài thích cho luật gì thì cho , ngay cả ở nước ngoài , cá nhân vẫn đầu cơ BDS bình thường , em mới tiếp 1 cty singapore đang chào bán các ô vuông đất 100 m2 tại birmingham , cách london 30 cây , đây là quỹ đất của cty singapore mua lại từ chính phủ UK, sau đó họ cũng phân thành từng ô 100 m2 - mỗi ô giá 20, 000 USD , sau đó họ sẽ bán tất cả quỹ đất này cho 1 cty phát triển nhà ở và cty này sẽ trả tiền cho ai sỡ hữu các ô 100 m2 trong toàn dự án với giá thỏa thuận và theo thị trường, từ khi bán đến nay giá trị đã tăng 20% , bà chị em mua 2 miếng vì giá quá rẻ , còn lại là 1 bác người sing , và vài bác VN.
 
Status
Không mở trả lời sau này.