Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
9/7/10
132
24
18
Đề nghị bác dvc cho biết địa chỉ KS đã ở tại ĐL để có dịp AE ghé vô
080402cool_prv.gif
 
Hạng F
9/3/06
6.465
4.045
113
Sì Gòn
Tết qua 2 tháng rùi mà bác dcv mới lên tới Langbian, chừng nào mới xuống Nha Trang trời :D
 
dcv confirmed
Hạng D
9/7/06
1.452
1.974
113
Mùa nắng ngay cả cây cỏ là loại cây dể sống nhất cũng không mọc nổi, bởi vậy mới thấy môi trường quan trọng như thế nào. Dù là cây giống tốt nhưng với môi trường không thuận lợi thì khó mà đơm hoa kết trái. Ngược lại dù có điều kiện tốt nhưng giống cây xấu thì trái cũng èo uột.
img1803b.jpg

39.gif
Các bác sĩ trẻ ngày nay có nhiều lựa chọn tốt cho tương lai của mình. Về chuyên môn, bệnh viện chính là môi trường thuận lợi để các bác sĩ tôi luyện và bệnh nhân là người thầy tận tâm nhất nhưng xét về khía cạnh khác thì chưa chắc :cool:. Các em luôn lấy bệnh viện công làm bàn đạp cho các bước tiến tiếp theo. Sau khi ra trường, các bs có năng lực dể dàng đánh bật các bạn khác giành được vị trí tại bệnh viện công. Tại đây có các bậc đàn anh đàn chị tâm huyết yêu nghề gắn bó với BV, có người thầy thực tế là bệnh nhân, có uy tín BV từ bao đời nay, có phương tiện để học hỏi. “Tá túc” một thời gian, thời cơ chín muồi, dựa thế BV để xin những học bổng giá trị rồi vút bay theo tiếng gọi của … bao tử
bash.gif
, làm việc cho các cơ sở tư nhân, nơi có mức lương chất lượng nhưng qui luật đào thải cũng khắc nghiệt hơn. Các em đã quên nhanh chóng câu ông bà dạy: “uống nước nhớ nguồn” hay “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhìn vào số nghỉ việc hàng năm sẽ thấy người trẻ nhiều hơn người già.
30.gif
Về phía BV cũng phải xem lại? BV có phải là môi trường tốt để các em tiếp tục cống hiến không? Hay sẽ làm mai một người tài? Thật khó có câu trả lời vì BV luôn hoạt động theo một khuôn mẫu định sẵn. Lỗi lại do cơ chế vì còn biết đổ thừa ai nữa!?
bash.gif

Một thoáng nhìn từ trên cao
img1808g.jpg

Đến lúc quay lại thì F1 đã ở xa tít. Vượt quá giới hạn an toàn cho phép, em lướt gió tóm F1 lại.:D
img1813q.jpg

Đi xuống thì dể, đi lên mới khó :D.
Nhiều bà mẹ đến than thở nuôi trẻ cả tháng mới lên vài trăm gram, chỉ một đợt bệnh lại xuống cả kg. Đúng chứ không sai! Khi trẻ bệnh ăn uống kém, sụt cân là đương nhiên chưa kể nhiều bệnh gây mất cân nghiêm trọng (tiêu chảy), nhưng không lo vì khi hết bệnh trẻ sẽ lấy lại những gì đã mất, lúc đó mới nên bồi bổ. Dùng thuốc bổ phải hợp lý mới hiệu quả
080402cool_prv.gif
. Lúc đang bệnh thì phải lo “tả”, đến lúc hết bệnh thì sẽ “bổ”, đó là nguyên lý trong điều trị. Nhiều gia đình nôn nóng vì thấy con quá hốc hác xin uống thuốc bổ ngay trong lúc trị bệnh, sẽ khó thấy hiệu quả của các loại thuốc bổ ngay thời điểm này, càng làm mất niền tin nơi “thầy và thuốc”.:p

Nhờ quyền trợ giúp của người thân
img1815y.jpg

Nằm sải lai nghỉ ngơi lấy sức :D

img1820m.jpg
 
dcv confirmed
Hạng D
9/7/06
1.452
1.974
113
halogen nói:
Tết qua 2 tháng rùi mà bác dcv mới lên tới Langbian, chừng nào mới xuống Nha Trang trời :D
Bác thông cảm. Bận nhiều việc quá nên em đang "bò" bác ui. Chắc bài kỳ sau phải viết hết rồi mới post quá, nhưng như vậy không có tính thời sự :D
 
dcv confirmed
Hạng D
9/7/06
1.452
1.974
113
huynn nói:
Đề nghị bác dvc cho biết địa chỉ KS đã ở tại ĐL để có dịp AE ghé vô
080402cool_prv.gif
Chổ này quen nên nó mới như vậy bác ơi. Khách sạn ý Như trên đường NKKN
 
dcv confirmed
Hạng D
9/7/06
1.452
1.974
113
Nào 1,2,3 yeah! Tiếp tục hành trình :D


img1821hi.jpg


Thật thất sách nếu không tìm hiểu về huyền thoại LangBiang
img1830f.jpg


“Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên Lang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và để phản đối luật tục khắt khe.
Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré… thành chung một dân tộc K’Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dể dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngoạn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang.”
img1833r.jpg


Truyền thuyết là vậy nhưng ngày nay không còn những tục lệ cổ hủ như xưa nữa, có khi còn … tệ hơn :cool:. Trai làng không cho gái trong làng kết thân với trai làng khác, nhiều sự vụ đẫm máu đã được lên mặt báo, dĩ nhiên còn nhiều chuyện khác nữa mà chúng ta chưa biết
bash.gif
. Thật lạ là vẫn còn cách hành sự trái luật, mọi rợ đến như vậy :cool:.

30.gif
Nhắc đến việc thực thi pháp luật mới nhớ vấn đề bảo hiểm y tế. Mỗi trẻ em trên 6 tuổi nếu đi học sẽ được mua BHYT và cấp thẻ đàng hoàng. Tuy nhiên trên thẻ không có hình trẻ nhưng lại có tên vì vậy không có gì chứng minh đứa trẻ này là tên đó. Khi áp dụng BH tại bệnh viện, luật qui định rõ phải có hình đúng tên, vì vậy tất cả các trẻ không được áp dụng BHYT cho tới khi có bằng chứng đúng người đúng việc
bash.gif
. BHYT nhận lỗi do chưa có phương tiện scan hình lên thẻ nhưng vẫn cấp cho kịp tiến độ, mà muốn “sửa” vấn đề này thì phải … vài năm nữa mới có “đại hội” thay đổi. Hiện nay phải chữa cháy bằng cách chụp hình trẻ đưa về công an xác nhận – lúc này “quyền” của công an địa phương càng lớn – Tất cả đều nhằm mục đích "hành" người dân - đuối!
bash.gif


Ráng gồng mình để làm điểm tựa vững chắc cho mầm non vươn lên :)

img1855dg.jpg


Một phút thư giãn
img1850ow.jpg
 
dcv confirmed
Hạng D
9/7/06
1.452
1.974
113
Nhìn hình thật tươi và luôn có những phút vui nhộn nhưng trong bụng em đầy những lo toan
39.gif
. “Lo” vì sắp đến thời khắc chinh phục độ cao 1500m, lo lạ nước lạ cái vì lần đầu tiên đi trên cung đường này, lo vì nhiều thông tin không hay về cung đường “nhiều sương khói và sạt lở”, lo vì …[:O]. Vậy thì “toan” gì? Thật sự Đà Lạt chỉ là điểm tạm dừng để chuẩn bị cho thử thách vượt “đỉnh cao, mây mù và sạt lở”, vì vậy trước khi thực hiện điều này em đã toan tính đủ thứ,
30.gif
đặt sự an toàn cho cả gia đình lên trên hết, kế đó mới tính đến chuyện khám phá thiên nhiên. May mắn là trong quá trình lưu trú tại Đà Lạt cũng có khá nhiều điều thú vị như các bác đã theo dõi ở các ngày trước.:)

Search trên internet, theo dõi OS thường xuyên, hỏi han các bác tài cũng như người Đà Lạt về tuyến đường mới đi từ Đà Lạt lên Hòn Giao xuống Khánh Lê – Diện Khánh, ghi nhận tất cả những kinh nghiệm thực tế cũng như lý thuyết trong quá trình vượt khó với độ cao, sương mù, sạt lở… kể cả chuyện gặp … cướp :cool:. Chọn thời điểm khởi hành vào giữa trưa để giảm sương mù
080402cool_prv.gif
, chuẩn bị sẵn sàng lương thực và nước uống nếu phải nằm đường chờ cứu hộ cứu nạn giải quyết đất đá khi gặp sạt lở
080402cool_prv.gif
, chuẩn bị sẵn … hung khí nếu gặp thổ phỉ dọc đường :cool::D, lên OS tìm người đi chung cho đỡ … sợ và dĩ nhiên phải bảo trì bảo dưỡng bà hai trước khi phiêu lưu
080402cool_prv.gif
. Sáng hôm đó tất cả đều sẵn sàng.

Nhân đây cũng xin lỗi bác gì đó trên OS
63.gif
vì đã thất hứa không ra nhà thủy tạ Hồ Xuân Hương như đã hẹn do chuyến lên LangBiang làm mất quá nhiều thời gian, cháy giáo án!. Khi nhìn đồng hồ đã vượt quá giờ hẹn nên em tự thân vận động luôn.:D

img1864i.jpg

Lối dẫn vào cung đường “hoa và biển” chật hẹp, cũ và khúc khuỷu qua khu dân cư. Phía trước thỉnh thoảng có vài chiếc 4 chổ, không ai bảo ai, lẳng lặng làm nhiệm vụ của mình. Khởi đầu nào mà chẳng gian truân, miễn sao kết thúc có hậu là được, em thầm nhủ :cool:. Cung đường này hoàn thành từ nhiều năm nay, mọi người đã quen dần với nó vì rút ngắn được vài chục km đường sẽ đỡ tốn kém khá nhiều thời gian và chi phí. Trước đây muốn đi từ Đà Lạt xuống Nha Trang chúng ta sẽ vượt đèo Ngoạn Mục đến Phan Rang, sau đó quặt ngược lên Nha Trang, rất phiền phức. Nay có con đường mới vừa ngắn vừa đẹp thì dại gì không thử?!
080402cool_prv.gif
. Mục đích của em không phải là tiết kiệm thời gian và chi phí mà muốn “phiêu bồng cùng hoa và biển”, bởi để đến được Nha Trang em đã nghĩ đến nhiều phương án nếu không thể đi được cung đường này. Nghe giang hồ đồn tuyến đường hay sạt lở nhưng không cản được mong muốn được … đi đường lạ (không phải ham của lạ nhé :D), được mây mờ che tầm mắt, được tắm hơi sương, được khám phá thiên nhiên hùng vĩ, được nghe tiếng suối róc rách bên đường như nhiều người từng miêu tả,… và chỉ vậy thôi!
033102beer_1_prv.gif


img1875a.jpg

Sau một thời gian tạm sử dụng, hy vọng địa hình địa chất ở cung đường này dần ổn định. Thật không may là trước chuyến đi lại được tin có vài điểm sạt lở làm ách tắc giao thông
bash.gif
:confused:. Con đường huyết mạch tạm ngưng chờ bộ phận cứu hộ, cứu nạn giải toả mặt đường làm tăng thêm phần lo lắng cho du khách. Cập nhật liên tục những thông tin liên quan đến cung đường từ báo đài và các bác OS, cuối cùng thì mọi chuyện cũng tạm ổn để em an tâm lên đường.

img1877xx.jpg
 
dcv confirmed
Hạng D
9/7/06
1.452
1.974
113
30.gif
Tạm dẫn chuyện tắc nghẽn trên đường huyết mạch, em muốn nói đến điều này: Từ sau tuổi 35, con người có nhiều thay đổi về sức khoẻ theo chiều hướng bất lợi. Các hệ thống, cơ quan trong cơ thể dần … rệu rã, dĩ nhiên chưa thể hiện rõ bên ngoài nhưng nếu làm các xét nghiệm có thể … cảm nhận được những biến đổi tinh vi này :confused:. Sau thời gian tích tụ những chất cần thiết cũng như độc hại từ môi trường thiên nhiên, cơ thể bắt đầu chuyển hoá ì ạch, không đào thải nổi bởi các cơ quan chuyên dụng như gan, thận đang trên đường lão hoá. Từ đây nhiều thứ bệnh sẽ đeo đuổi chúng ta trong suốt phần đời còn lại :cool:. E muốn nói đến bệnh xơ vữa gây ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu. Những buổi nhậu thâu đêm suốt sáng, những tay rít thuốc lá liên mồm, sẽ thuộc trong nhóm nguy cơ cao :cool:. Tuy nhiên yếu tố di truyền cũng chiếm một phần không nhỏ, nhưng quan trọng hơn vẫn là chế độ dinh dưỡng không hợp lý
17.gif
. Đừng tưởng kiêng khem sẽ tránh được các loại bệnh này nhá!. Nhiều người vì lo ngại quá đáng nên đã kiêng cử đủ điều, sống khổ hạnh như sư sãi nhưng … vẫn phải đi thăm bác sĩ vì bệnh. Có người bạn lại nêu chính kiến rằng “cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ”, sớm muộn gì cũng sẽ diễn tiến tới đó, dại gì mà không hưởng thụ, nhiều khi chết bất đắc kỳ tử lại sướng hơn sống thực vật :cool:. Vấn đề này tuỳ quan điểm của mỗi cá nhân, tuỳ trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội nên em không tranh cãi.

Hậu quả là các mảng xơ vữa ngày càng tích tụ trong hệ thống mạch máu gây chít hẹp lòng mạch rồi sẽ tắc nghẽn, cơ quan hệ thống thiếu máu nuôi sẽ biểu hiện bằng nhiều triệu chứng nặng nề. Nếu khu vực đó có tuần hoàn phụ thì máu sẽ theo các nhánh rẽ này để tiếp tục cung cấp, nhưng nếu đó là con đường độc đạo thì chỉ có nước bắt cái cầu cho máu lưu thông. Vậy thì hãy sống sao cho khoẻ, biết hưởng thụ trong giới hạn cho phép, kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm khi trên tuổi 35 và kịp thời … đối mặt với y tế khi gặp sự cố nhé :D.
img1873o.jpg


Vài căn biệt thự trên dốc cao nằm rải rác bên đường. Chỉ có những người muốn “mơ với gió và thơ thẩn cùng mây” mới tìm những chốn này để thư giãn.:D
Đường rộng và vắng, xung quanh đồi núi chập chùng nhưng cây cối không được rậm rạp, quang cảnh thông thoáng, thời tiết mát mẻ dù giữa trưa. Đường hoa và biển trải nhựa tốt, mặt đường láng o, vạch kẽ đường còn mới nguyên và 2 bên đường làm hệ thống thoát nước rất chuyên nghiệp.
080402cool_prv.gif

img1876wt.jpg


Một mình một ngựa trên cung đường lạ, có cảm giác sướng vì tính phiêu lưu mạo hiểm, có cảm giác lo vì chưa biết phía trước như thế nào và không có người hỗ trợ khi cần thiết. Thôi thì cứ tận hưởng, đường ta ta cứ đi!
img1882j.jpg


Những chổ này rất dể sạt đất đây. Nhiều taluy 2 bên đường không được bảo vệ chu đáo dù đã có rễ thông bảo kê phía trên. Àh không! Các cây thông con đã được trồng trên các triền đất, phải có thời gian để chúng phát triển, rễ bám sâu, như vậy mới giữ được đất. Thật đáng mừng vì chính quyền đã nhận ra và thực thi điều có ích.
080402cool_prv.gif

img1885j.jpg


Những đoạn đường ngoằn ngoèo chạy qua đồi núi. E thích kiểu xây dựng cầu đường của Pháp vì nó lãng mạn và không mang tính thực dụng như của Mỹ
080402cool_prv.gif
. Nước Mỹ mà làm thì chỉ xẻ núi băng rừng, không chịu uốn éo theo địa hình thực tế.
 
Hạng B2
9/7/10
132
24
18
Con đường đẹp thật, hè này phải làm 1 vòng Nha trang - ĐL như bác dcv thôi
41.gif
 
Hạng D
13/5/10
1.064
250
83
48
Em gần 4 xị, bà cả cứ nhắc đi kiểm tra sk định kỳ hàng năm mà ngại quá, sợ phát hiện bệnh gì đó mất vui :confused:. Đọc cảnh báo của bác xong chắc em phải cân nhắc vụ này quá.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.