Thôi em đợi mấy ngày nữa rồi quay lại xem chứ xem kiểu này phím F5 của em hư hết rồi.
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Ngày 6: Hà Tĩnh - Nghệ An - Thanh Hoá.
Dự định hôm nay sẽ di chuyển nhiều, 5 giờ đã khởi hành, 7 giờ chúng tôi đã ăn phở ở thành phố Hà Tĩnh, mua ít kẹo Cu Đơ làm quà, là loại kẹo lạc mà sao có cái tên thật là vui.
Dự định sẽ đi thẳng đến Làng Sen, Kim Liên, Nghệ An để tham quan quê Bác Hồ, chúng tôi đi nhanh, khi đi ngang dãy Hồng Lĩnh tôi dừng lại đi chụp ảnh dãy núi để có kỷ niệm, gặp một anh nông dân đang gặt lúa nói rằng nên lên trên núi, ở đó có một ngôi chùa cổ rất đẹp, xe ô tô lên được. Vậy là do tò mò nên quyết định lên thử để thăm ngôi chùa cổ.
Cánh đồng dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh
Đường lên chùa dốc rất cao, chỉ vừa 1 chiếc xe hơi, phải đi cẩn thận bằng số 1. Giữa lưng chừng núi có bảng chỉ dẫn, thì ra ở đây có tới 2 cái chùa. Chúng tôi chọn lên đỉnh núi thăm chùa Thiên Tượng.
Khi chúng tôi lên, thấy rất nhiều Phật tử cùng tới, sân chùa đang nhộn nhịp nhưng rất yên lặng, một cản giác rất nhẹ nhàng.
Các nhà sư chuẩn bị hoa, sân chùa sạch sẽ và yên lặng.
Một vài hình ảnh quanh chùa.
Chúng tôi gặp vợ chồng Phật tử, anh ấy là một người hiểu biết rất rộng, anh kể cho chúng tôi nghe về lịch sử ngôi chùa, về những con sông và dãy núi Hồng gắn liền với lịch sử của Việt Nam.
Theo đó, Chùa Thiên Tượng thuộc phường Trung Lương, nằm trên ngọn núi Thiên Tượng. Chùa được dựng vào đời Trần. Đầu thế kỷ 19, Thiên Tượng vẫn là ngôi chùa đẹp, là chốn u tịch, thâm nghiêm. Nhưng vào năm Ất Dậu 1885, sau biến cố kinh thành Huế, vua tôi Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng, Hương Khê phát động phong trào Cần Vương thì vùng Hồng Lĩnh cũng trở thành nơi hoạt động chống Pháp. Chùa đã bị đốt và tàn phá thành phế tích. Đến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn đã cho trùng tu xây dựng lại ngôi chùa này.
Ngôi chùa này có thượng tịnh, hạ tịnh, có Lưu Đức tháp và Thạch Sơn tháp, trong chùa có chuông Đại Hồng và nhiều tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao... Khuôn viên chùa chừng 150.000 m2 được giới hạn bởi hai suối lớn (suối Bắc và suối Nam), cả hai đều bắt nguồn từ đỉnh Thiên Tượng mà hợp thành. Đường lên chùa được xếp đá công phu theo từng bậc như thang đá từ khối 11 phường Trung Lương lên chùa. Từ chùa nhìn xuống thị xã Hồng Lĩnh và ngã ba nơi tiếp giáp sông Lam và sông La đẹp như một bức tranh hồn thiêng sông núi của mảnh đất xứ Nghệ (sưu tầm).
Hôm nay là ngày giỗ đầu của sư trụ trì chùa nên mọi người đến đông đủ.
Chụp ảnh lưu niệm với vợ chồng anh, chúng tôi chia tay để tiếp tục cuộc hành trình.
Dự định hôm nay sẽ di chuyển nhiều, 5 giờ đã khởi hành, 7 giờ chúng tôi đã ăn phở ở thành phố Hà Tĩnh, mua ít kẹo Cu Đơ làm quà, là loại kẹo lạc mà sao có cái tên thật là vui.
Dự định sẽ đi thẳng đến Làng Sen, Kim Liên, Nghệ An để tham quan quê Bác Hồ, chúng tôi đi nhanh, khi đi ngang dãy Hồng Lĩnh tôi dừng lại đi chụp ảnh dãy núi để có kỷ niệm, gặp một anh nông dân đang gặt lúa nói rằng nên lên trên núi, ở đó có một ngôi chùa cổ rất đẹp, xe ô tô lên được. Vậy là do tò mò nên quyết định lên thử để thăm ngôi chùa cổ.
Cánh đồng dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh
Đường lên chùa dốc rất cao, chỉ vừa 1 chiếc xe hơi, phải đi cẩn thận bằng số 1. Giữa lưng chừng núi có bảng chỉ dẫn, thì ra ở đây có tới 2 cái chùa. Chúng tôi chọn lên đỉnh núi thăm chùa Thiên Tượng.
Khi chúng tôi lên, thấy rất nhiều Phật tử cùng tới, sân chùa đang nhộn nhịp nhưng rất yên lặng, một cản giác rất nhẹ nhàng.
Các nhà sư chuẩn bị hoa, sân chùa sạch sẽ và yên lặng.
Một vài hình ảnh quanh chùa.
Chúng tôi gặp vợ chồng Phật tử, anh ấy là một người hiểu biết rất rộng, anh kể cho chúng tôi nghe về lịch sử ngôi chùa, về những con sông và dãy núi Hồng gắn liền với lịch sử của Việt Nam.
Theo đó, Chùa Thiên Tượng thuộc phường Trung Lương, nằm trên ngọn núi Thiên Tượng. Chùa được dựng vào đời Trần. Đầu thế kỷ 19, Thiên Tượng vẫn là ngôi chùa đẹp, là chốn u tịch, thâm nghiêm. Nhưng vào năm Ất Dậu 1885, sau biến cố kinh thành Huế, vua tôi Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng, Hương Khê phát động phong trào Cần Vương thì vùng Hồng Lĩnh cũng trở thành nơi hoạt động chống Pháp. Chùa đã bị đốt và tàn phá thành phế tích. Đến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn đã cho trùng tu xây dựng lại ngôi chùa này.
Ngôi chùa này có thượng tịnh, hạ tịnh, có Lưu Đức tháp và Thạch Sơn tháp, trong chùa có chuông Đại Hồng và nhiều tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao... Khuôn viên chùa chừng 150.000 m2 được giới hạn bởi hai suối lớn (suối Bắc và suối Nam), cả hai đều bắt nguồn từ đỉnh Thiên Tượng mà hợp thành. Đường lên chùa được xếp đá công phu theo từng bậc như thang đá từ khối 11 phường Trung Lương lên chùa. Từ chùa nhìn xuống thị xã Hồng Lĩnh và ngã ba nơi tiếp giáp sông Lam và sông La đẹp như một bức tranh hồn thiêng sông núi của mảnh đất xứ Nghệ (sưu tầm).
Hôm nay là ngày giỗ đầu của sư trụ trì chùa nên mọi người đến đông đủ.
Chụp ảnh lưu niệm với vợ chồng anh, chúng tôi chia tay để tiếp tục cuộc hành trình.
Tiếp tục lên đường, chúng tôi đến thăm Làng Sen quê Bác vào buổi trưa nắng gắt, không khí nóng hừng hực, nhưng khi vào đến khuôn viên quê ngoại của Bác thì không khí dịu hẳn do vườn cây và nhà tranh vách đất. Ở đó, các cô hướng dẫn viên có một giọng nói rất truyền cảm sẽ kể cho chúng ta nghe về thuở nhỏ của Bác. Về gia đình của Bác. Về cuộc đời bình dị của Bác.
Quê Ngoại.
Đền thờ của Bác gần đó.
Quê Nội của Bác.
Quê Ngoại.
Đền thờ của Bác gần đó.
Quê Nội của Bác.
Trời đã trưa muộn, hỏi mấy anh bảo vệ vùng này có đặc sản gì ngon, mấy anh chỉ đường đi gần 10km nữa có 1 quá dê Cầu Đòn ăn rất ngon.
Lên đường gấp.
Đến nơi thấy quán rất đông, bãi rất nhiều xe ô tô đậu, chắc là ngon rồi.
Nhìn thấy họ quay dê đã thấy thèm.
Chúng tôi gọi 1 dĩa dê quay dòn, một lòng xào đắng (rất ngon), một nồi chào dựng dê. Tất cả các món đều ngon, ăn xong ba cậu cháu vừa đi vừa kêu: be he he, be he he...
Lên đường gấp.
Đến nơi thấy quán rất đông, bãi rất nhiều xe ô tô đậu, chắc là ngon rồi.
Nhìn thấy họ quay dê đã thấy thèm.
Chúng tôi gọi 1 dĩa dê quay dòn, một lòng xào đắng (rất ngon), một nồi chào dựng dê. Tất cả các món đều ngon, ăn xong ba cậu cháu vừa đi vừa kêu: be he he, be he he...
Lên đường, chúng tôi dự định sẽ đi thăm suối cá thần ở Cẩm Lương, Thanh Hoá. Đường đi còn rất xa. Chúng tôi đi theo QL15 qua Đô Lương để đến đường HCM, ở điểm giao nhau giữa đường HCM và QL15 là KM số 0, nơi bắt đầu của con đường HCM huyền thoại. Ngày 19/5/1959 Bác Hồ quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để vận chuyển cho chiến trường Miền Nam, sau này là đường HCM, xuất phát tại thị trấn Lạt (Tân Kỳ, Nghệ An).
Ảnh ngày xưa
Hôm nay, chúng tôi đã đến đây.
Ảnh ngày xưa
Hôm nay, chúng tôi đã đến đây.
Bác @thanhcong67: Ngoài hình ảnh chụp trên đường, bác còn chụp bản đồ Goolge Maps về các đoạn đường đã đi. Điều này em thấy rất hay vì nó giúp em hình dung cảnh đó, người đó ở trên khu vực nào của tổ quốc. Tiếp tục hóng xem hành trình của bác nhe
Bác @thanhcong67: Ngoài hình ảnh chụp trên đường, bác còn chụp bản đồ Goolge Maps về các đoạn đường đã đi. Điều này em thấy rất hay vì nó giúp em hình dung cảnh đó, người đó ở trên khu vực nào của tổ quốc. Tiếp tục hóng xem hành trình của bác nhe
Cám ơn bác, mời bác theo dõi tiếp nhé.
Em cũng hóng phần tiếp! Chẳng biết bao giờ mình mới được đi 1 chuyến như bác chủ !
- Status
- Không mở trả lời sau này.