Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
Mr.Thiet nói:
Van hằng nhiệt ,hay đúng hơn là van "tiết lưu" để thay đổi dòng chảy của nước giải nhiệt ra két nước (còn có "hằng" được hay không thì còn tuỳ...). Thông thường, khi van này hỏng, sẽ bị đóng.
Những nhà thiết kế ra cái van này vốn ở xứ lạnh, nhiệt độ âm khi khởi động xe là thường. Vậy nên nó là một chi tiết quan trọng để giúp động cơ có được nhiệt độ cần thiết khi hoạt động.
Ở VN,trừ vùng núi cao và các tỉnh cực Bắc, nhiệt độ trung bình các vùng khác là trên 20oC. Rất nhiều xe đang chạy ở VN là từ cũ đến rất cũ,hệ thống giải nhiệt kém hiệu quả. Bởi vậy, thợ bỏ cái van tiết lưu ở những xe cũ,vốn có tiền sử sôi nước,cũng là điều dễ hiểu. ( Có van tiết lưu,dù còn tốt, cũng cản trở đường nước hơn là...không có chi! )...

Cám ơn bác Thiết đã chỉ giáo.

Em "tranh thủ" hỏi thêm : như vậy đối với xe cũ, ta cũng có thể không sử dụng van HN mà chỉ sử dụng công tắc nhiệt thermoswitch cho quạt giải nhiệt cũng ok chứ ! Theo em, vai trò của van HN như bác Thiết đã nói đúng hơn gọi là van tiết lưu. Vai trò giải nhiệt và hằng nhiệt sẽ do quạt nước và két nước đảm nhận chính. Với các xe mới, van HN còn tốt thì sẽ đóng khi máy nguội, khi ấy lượng nước tiết lưu nhỏ hơn nhiều so với lượng nước trong tòan hệ thống (khi van HN mở hết cỡ) nên máy rất mau đạt độ nóng mong muốn (kim nhiệt trong 1 hoặc 2 phút sẽ lên vị trí ở giữa) so với không có van HN (lượng nước lớn hơn trong tòan hệ thống sẽ lưu thông và ấm nóng dần đến khi quạt nước được kích họat mới giữ ở độ nóng mong muốn). Do vậy, theo ngu ý của em, với xe cũ ta cũng có thể "tạm" sử dụng contact nhiệt để đóng vai trò "hằng nhiệt" và không cần dùng van HN vì rất ngại nó bị hỏng.

Mong các bác chia sẻ quan điểm ạ.
 
Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
tanviva2000 nói:
Bác @Man_of_Cars đồng ý bỏ van nếu công tắt nhiệt không đấu tắt

Em cũng đồng thuận với quan điểm này : cố gắng đấu mạch thermoswitch cho ngon và chắc chắn thì tạm yên tâm về vụ không có van hằng nhiệt.
033102flo_1_prv.gif
 
Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
tanviva2000 nói:
Ý của bác Man_of_Cars là muốn cho cái quạt chạy thường trực (nổ máy là chạy quạt) nên muốn gắn cái van để cải thiện 1 tí. Để máy mau nóng lúc mới khởi động

Vì công tắt nhiệt bị đấu tắt

Bác hiểu nhầm ý em rồi. Em muốn không s/d van HN mà chỉ s/d therrmswitch cho quạt thôi (không phải chạy thường trực).
 
Hạng D
21/1/08
1.200
8
0
Em nghĩ là công tắt nhiệt của các xe khác cũng giống nhau,
Nếu ren gắn không vừa có thể tiện lại ren
OK???
 
Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
Hôm qua, em mở nắp capô lên và mở công tắc xem quạt nước quay thế nào : im lìm, không nhúc chích. Thử đề máy xem sao : quạt quay cùng với trục cốt máy động cơ luôn.

KL : quạt két nước xe em không s/d công tắc nhiệt như các xe khác mà s/d ly hợp nhiệt tại puly quạt hay ly hợp gì gì đó.

Chắc phải để nguyen vậy thôi !
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Bàn chuyện khôi phục công tắc nhiệt thì chỉ ở những xe có quạt két chạy bằng điện thôi.
Nếu bác nào cẩn thận và hay chạy xe với thời gian dài, lắp thêm 1 công tắc "cơm" song song với công tắc nhiệt (tự động) cũng tốt. Bởi ở xe cũ,kiếm được cái công tắc nhiệt cũng cũ, chưa biết nó "tèo" khi nào. Rủi gặp trường hợp này, bật công tắc "cơm" là khỏi lo đấu nối...mất thời gian.
Ấy là ứng dụng với xe cũ,rẻ. Chứ xe xịn, vào hãng thay cái mới chính hiệu,cùng lắm thì cũng chừng...chai !
 
Hạng C
27/7/09
651
105
43
57
Tôi nghĩ ko biết có nên độ cái van hằng nhiệt chạy cơm ko các bác nhỉ? Đại khái là độ chế từ cái van nước dân dụng, nổ máy cho kim nhiệt lên rồi mở van bằng tay... khả năng kẹt van là rất thấp. Đằng nào thì trước khi chạy cũng nổ máy chừng 1 phút rồi mở van. Có được ko các bác?
 
Tập Lái
2/2/09
26
0
0
Xứ Man tra
donkihote.com
Man_of_Cars nói:
Cám ơn bác Quan và các anh em đã quan tâm chia sẻ.

Với các xe mới, hệ thống làm mát gần như hòan hảo, các bộ phận thermostat, relay, bơm nước… vận hành trơn tru, tuy nhiên ta cũng phải theo dõi và phát hiện các sự cố trong HTLM để khắc phục khi xảy ra sự cố.

Đối với xe cũ tại VN phần lớn đã bị thợ tháo bỏ van nhiệt và relay quạt với tư duy sai lầm là “để cho máy mát” mà không cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng khác như hiệu suất vận hành, mức độ mài mòn các chi tiết máy về lâu dài, mức tiêu hao nhiên liệu….

Em xin được nêu tiếp vấn đề đề về khôi phục 50% tình trạng origin đối với xe cũ (không đề cập xe mới hoặc phương án thay mới tòan bộ HTLM) :

Trước đây, em đã sử dụng xe cũ ở tình trạng đã “Việt hóa” hệ thống làm mát (gỡ bỏ thermostat và relay quạt nước). Xe luôn vận hành ở điều kiện “rất mát” nên kim nhiệt lúc nào cũng chỉ nhích tí xíu. Tuy nhiên, khi gặp những lúc kẹt xe lâu có mở máy lạnh hoặc đèo dốc cao thì kim nhiệt cũng vượt quá mức phân nữa mặt đồng hồ mặc dù không đến nổi overheat (đạt mức H). Ở đây, em có thắc mắc là xe này dù đã gỡ bỏ van nhiệt và relay quạt và luôn vận hành ở tình trạng “mát máy” nhưng khi gặp các trường hợp kẹt xe lâu hay lên đèo dốc thì kim nhiệt cũng phi lên rất nhanh qua mức 1/2, huống chi là khôi phục lại 100% tình trạng nguyên gốc HTLM đối với một chiếc xe cũ (khi ấy có thể kim nhiệt sẽ vọt lên vị trí H luôn).

Như vậy, khi xe đã được “Việt hóa” 100% HTLM như trường hợp trên nhưng khi gặp tình huống kẹt xe nặng hoặc đèo dốc cao thì các bác tài còn yên tâm phần nào về tình trạng không đến nỗi bị quá nhiệt. Nhưng thử hỏi nếu khôi phục gốc 100% hay nói cách khác “Việt hóa” 0% thì các bác tài xe cũ có thể yên tâm khi gặp các tình huống như thế không?!

Trở lại topic ban đầu : đối với HTLM xe cũ nên chăng chỉ khôi phục 50% tình trạng gốc ban đầu (để chắc ăn hơn) sử dụng 1 trong 2 phương án, hay nói khác đi, chỉ nên “Việt hóa” 50% để máy không bị quá mát (overcool) đồng thời cũng cải thiện được phần nào hiệu suất động cơ và các vấn đề liên quan khác?! Nghĩa là ở chừng mực nào đó cố gắng khôi phục 50% gốc để duy trì nhiệt độ làm mát từ 60-75oC thay vì mức chuẩn là 85-95oC!

Mời các bác tiếp tục trao đổi và chia sẻ.
Em thì nghĩ thế này ko biết có chính xác hay ko?
Hai trường bác đưa ra có 2 ý nghĩa khác nhau nhưng bác nghĩ là cùng ý nghĩa nên bác định làm 1 trong 2 là đủ.
Trường hợp lắp van hằng nhiết là để máy "mau nóng": đạt được nhiệt độ tối ưu nhanh nhất. (Quạy vẫn ko quay nghe bác)
Trường hợp relay nhiệt là để "làm mát": Đưa nhiệt độ máy từ chổ cao hơn tối ưu (ví dụ 100) về "tối ưu" ( ví dụ 90)
Như vậy đây là 2 mặt khác nhau của một vấn đề. cho nên em nghĩ phải phục hồi cả 2 là hợp lý nhất. Nếu nhiệt độ cao quá thì vấn đề cần giải quyết là ở két nước + quạt chứ ko phải ở van HN. Van HN chỉ ảnh hưởng khi nó tèo ở trạng thái đóng.
 
Last edited by a moderator: