Hạng D
13/8/07
1.545
4.116
113
Đông Ky Sốt nói:
Man_of_Cars nói:
Cám ơn bác Quan và các anh em đã quan tâm chia sẻ.

Với các xe mới, hệ thống làm mát gần như hòan hảo, các bộ phận thermostat, relay, bơm nước… vận hành trơn tru, tuy nhiên ta cũng phải theo dõi và phát hiện các sự cố trong HTLM để khắc phục khi xảy ra sự cố.

Đối với xe cũ tại VN phần lớn đã bị thợ tháo bỏ van nhiệt và relay quạt với tư duy sai lầm là “để cho máy mát” mà không cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng khác như hiệu suất vận hành, mức độ mài mòn các chi tiết máy về lâu dài, mức tiêu hao nhiên liệu….

Em xin được nêu tiếp vấn đề đề về khôi phục 50% tình trạng origin đối với xe cũ (không đề cập xe mới hoặc phương án thay mới tòan bộ HTLM) :

Trước đây, em đã sử dụng xe cũ ở tình trạng đã “Việt hóa” hệ thống làm mát (gỡ bỏ thermostat và relay quạt nước). Xe luôn vận hành ở điều kiện “rất mát” nên kim nhiệt lúc nào cũng chỉ nhích tí xíu. Tuy nhiên, khi gặp những lúc kẹt xe lâu có mở máy lạnh hoặc đèo dốc cao thì kim nhiệt cũng vượt quá mức phân nữa mặt đồng hồ mặc dù không đến nổi overheat (đạt mức H). Ở đây, em có thắc mắc là xe này dù đã gỡ bỏ van nhiệt và relay quạt và luôn vận hành ở tình trạng “mát máy” nhưng khi gặp các trường hợp kẹt xe lâu hay lên đèo dốc thì kim nhiệt cũng phi lên rất nhanh qua mức 1/2, huống chi là khôi phục lại 100% tình trạng nguyên gốc HTLM đối với một chiếc xe cũ (khi ấy có thể kim nhiệt sẽ vọt lên vị trí H luôn).

Như vậy, khi xe đã được “Việt hóa” 100% HTLM như trường hợp trên nhưng khi gặp tình huống kẹt xe nặng hoặc đèo dốc cao thì các bác tài còn yên tâm phần nào về tình trạng không đến nỗi bị quá nhiệt. Nhưng thử hỏi nếu khôi phục gốc 100% hay nói cách khác “Việt hóa” 0% thì các bác tài xe cũ có thể yên tâm khi gặp các tình huống như thế không?!

Trở lại topic ban đầu : đối với HTLM xe cũ nên chăng chỉ khôi phục 50% tình trạng gốc ban đầu (để chắc ăn hơn) sử dụng 1 trong 2 phương án, hay nói khác đi, chỉ nên “Việt hóa” 50% để máy không bị quá mát (overcool) đồng thời cũng cải thiện được phần nào hiệu suất động cơ và các vấn đề liên quan khác?! Nghĩa là ở chừng mực nào đó cố gắng khôi phục 50% gốc để duy trì nhiệt độ làm mát từ 60-75oC thay vì mức chuẩn là 85-95oC!

Mời các bác tiếp tục trao đổi và chia sẻ.
Em thì nghĩ thế này ko biết có chính xác hay ko?
Hai trường bác đưa ra có 2 ý nghĩa khác nhau nhưng bác nghĩ là cùng ý nghĩa nên bác định làm 1 trong 2 là đủ.
Trường hợp lắp van hằng nhiết là để máy "mau nóng": đạt được nhiệt độ tối ưu nhanh nhất. (Quạy vẫn ko quay nghe bác)
Trường hợp relay nhiệt là để "làm mát": Đưa nhiệt độ máy từ chổ cao hơn tối ưu (ví dụ 100) về "tối ưu" ( ví dụ 90)
Như vậy đây là 2 mặt khác nhau của một vấn đề. cho nên em nghĩ phải phục hồi cả 2 là hợp lý nhất. Nếu nhiệt độ cao quá thì vấn đề cần giải quyết là ở két nước + quạt chứ ko phải ở van HN. Van HN chỉ ảnh hưởng khi nó tèo ở trạng thái đóng.

em xin nêu ý kiến của em:
chúng ta đang bàn vấn đề này cho xe cũ, nhưng xe cũ thì có 2 dạng
1. có bù ga buổi sáng và phun xăng: nếu không lắp lại van này thì máy xe lâu nóng lúc khởi động dẫn đến xe bù ga lâu hơn hay ECU điều khiển phung nhiều hơn dẫn đến hao xăng. Cho nên theo ý kiến của em thì nên khôi phục lại hoàn toàn ở mức độ 100%
2.không có bù ga buổi sang và dùng CHK (xe em): hiện tại đang ở loại 50%. Nghĩa là dùng quạt tự động, khi nóng quạt bật, nguội quạt tắt. vấn đề tháo van hằng nhiệt ra là vấn đề "liệu cơm gắp mắm". Cái này em được giải thích như sau mà em thấy rất có lý. lý do không dùng van cho xe cũ như dạng xe em là, nếu để van thì máy sẽ nóng hơn không van đồng thời vì nước nóng nên áp suất trong hệ thống làm mát là rất lớn. điều này đôi khi không tốt trong trường hợp xe cũ, dễ dẫn đến bung mục những chỗ đã quá cũ...... do đó, lắp quạt tự độgn để duy trì trạng thái không quá cool.

em đang theo dõi xe em ở trạng thái 50% (dùng quạt qua rờ le nhiệt) thì thấy như sau: nhiệt độ vào khoảng 1/3, máy lạnh hay không cũng thế, chỉ có điều khi máy nguội thì lâu nóng, đi một hồi kim mới lên nhưng cũng k phải là quá lâu, nói chung là tương đối ổn định. tuy nhiên, em vừa làm chuyến VT về và thấy là khi đường vắng kim đang ở 1/3 (máy lạnh 24/24) em phi lên 80km/h thì kim nhiệt từ từ hạ xuống cách mức C không xa lắm :(. vào buổi tối trời mát, làm vòng VT xe đông, em đi từ từ số 2-3 thì kim nhiệt có khi lên quá 1/2 làm em hơi hoảng. chiều nay về đi về đến gần phà cát lái, đôi khi đi số 3-4 chỗ đoạn đường xấu nó lại từ 1/3 nâng lên quá 1/2, đồng thời đang ờ mức trên 1/2 thì kẹt phà, em nghĩ bụng tiêu rồi, chắc nó sẽ tăng..... nào ngờ, vừa ngồi chờ phà, để xe nổ và máy lạnh luôn run run không biết sao, thì kim nhiệt từ từ từ từ hạ xuống mưc1/3 ặc ặc :( và ổn định luôn, vào trong thành phố, đường đông chỉ đi số 2 và kẹt đường thì vẫn ổn định 1/3... theo em biết thì làm gì thì làm thì nó phải ổn định ở mức độ nào đó, không phụ thuộc nhiệt độ bên ngoài, nóng lạnh sáng tối và có máy lạnh hay không có máy lạnh đúng không các bác. và như dạng xe em phục hồi 50% thì nó phải ổn định ở mức 1/3 đúng không, nhưng mà nó không được ổn định như thế, có lúc nó cao quá...giờ em chả biết sao, đang định cho đi thăm bác sỹ nhà ta. nhưng sợ nó bị bệnh sợ bác sỹ, đi với em thì không sao, đến khi gặp bác sỹ thì lại ngon lành cành đào thì không biết sao lun. Mà để thế đi thì lo quá, chả biết nằm đường khi nào
20.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/10/08
172
5
0
53
michau83 nói:
... theo em biết thì làm gì thì làm thì nó phải ổn định ở mức độ nào đó, không phụ thuộc nhiệt độ bên ngoài, nóng lạnh sáng tối và có máy lạnh hay không có máy lạnh đúng không các bác. và như dạng xe em phục hồi 50% thì nó phải ổn định ở mức 1/3 đúng không, nhưng mà nó không được ổn định như thế, có lúc nó cao quá...giờ em chả biết sao, đang định cho đi thăm bác sỹ nhà ta. nhưng sợ nó bị bệnh sợ bác sỹ, đi với em thì không sao, đến khi gặp bác sỹ thì lại ngon lành cành đào thì không biết sao lun. Mà để thế đi thì lo quá, chả biết nằm đường khi nào
20.gif

đề tài này hấp dẫn ra phết ! xin nhắc lại để mọi người khỏi nhầm , việc tháo van hằng nhiệt như đã bàn chỉ áp dụng cho những xe hay bị quá nhiệt thôi , nếu không bị thì không nên tháo bỏ làm gì !

bác nghĩ như vậy là sai rồi đấy , cho dù có gắn van hằng nhiệt hay không thì quá trình làm mát cũng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường ( nhiệt độ bên ngoài ) và lượng gió qua két ( tốc độ xe) , chỉ khác nhau ở chỗ tốc thay đổi nhiệt và khoản dao động của nhiệt thôi , bác đã tháo van mà còn "hoảng" thì nếu để van chắc bác xỉu luôn . thực ra chẳng có gì hoảng cả vì xe bác ngưỡng trên (~100 độ C) đã có quạt ( xài công tắc nhiệt) bảo kê rồi không phải lo , còn khi bật máy lạnh có quạt máy lạnh tăng cường càng thì lại càng mát . chỉ lo đường trường máy quá mát thôi .
 
Hạng F
20/11/09
7.345
387
83
Chùa Bà Đa
Các bác cứ hiểu sai tác dụng của van hằng nhiệt nên ==> lăn tăn hoài vấn đề này.
Xét trường hợp "nhiệt đới":
VHN đóng để máy nhanh nóng. Khi máy đã đạt nhiệt độ tối ưu thì nó mở. Lúc này nó ko còn tác dụng nữa ==> Như vậy vấn đề làm mát hay quá nhiệt đều do cái quạt + két nước. Tuy nhiên nếu tháo VHN thì lưu lượng nước có lớn hơn (vì có van thì ít nhiều thiết diện nước đi qua chổ van cũng nhỏ đi một ít)
Nếu các bác "nóng máy" thì nên giải quyết vấn đề khác chứ ko phải vì cái VHN này mà oan cho nó.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
13/8/07
1.545
4.116
113
cuty_www nói:
michau83 nói:
... theo em biết thì làm gì thì làm thì nó phải ổn định ở mức độ nào đó, không phụ thuộc nhiệt độ bên ngoài, nóng lạnh sáng tối và có máy lạnh hay không có máy lạnh đúng không các bác. và như dạng xe em phục hồi 50% thì nó phải ổn định ở mức 1/3 đúng không, nhưng mà nó không được ổn định như thế, có lúc nó cao quá...giờ em chả biết sao, đang định cho đi thăm bác sỹ nhà ta. nhưng sợ nó bị bệnh sợ bác sỹ, đi với em thì không sao, đến khi gặp bác sỹ thì lại ngon lành cành đào thì không biết sao lun. Mà để thế đi thì lo quá, chả biết nằm đường khi nào
20.gif

đề tài này hấp dẫn ra phết ! xin nhắc lại để mọi người khỏi nhầm , việc tháo van hằng nhiệt như đã bàn chỉ áp dụng cho những xe hay bị quá nhiệt thôi , nếu không bị thì không nên tháo bỏ làm gì !

bác nghĩ như vậy là sai rồi đấy , cho dù có gắn van hằng nhiệt hay không thì quá trình làm mát cũng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường ( nhiệt độ bên ngoài ) và lượng gió qua két ( tốc độ xe) , chỉ khác nhau ở chỗ tốc thay đổi nhiệt và khoản dao động của nhiệt thôi , bác đã tháo van mà còn "hoảng" thì nếu để van chắc bác xỉu luôn . thực ra chẳng có gì hoảng cả vì xe bác ngưỡng trên (~100 độ C) đã có quạt ( xài công tắc nhiệt) bảo kê rồi không phải lo , còn khi bật máy lạnh có quạt máy lạnh tăng cường càng thì lại càng mát . chỉ lo đường trường máy quá mát thôi .

em vẫn chưa thông được cái chỗ bôi đậm, em có lái thử innova thì thấy cho dù như thế nào chạy nhanh chạy châm, trưa nắng hay tối, máy lạnh hay không thì đồng hồ vẫn ở 1/2 bất di bất dịch.
với lại nếu bác rành thì bác cho em ý kiên về xe em, khác phục như thế náo để đi đường trường, mình chạy nhanh mà máy quá mát???
cám ơn bác cuty_www
 
Hạng B2
4/10/08
172
5
0
53
Mục đích và cơ chế hoạt động của van HN như thế nào đã được mọi người nói hết sạch ở trên rồi thành ra khg có chuyên hiểu sai ở đây đâu , tháo bỏ van tuy khg phải là giải pháp tốt nhất nhưng cũng là một giải pháp chấp nhận được đặc biệt cho những loại xe cũ , khi mà hệ thống làm mát đã xuống cấp từ bơm , két , công tắc nhiệt , quạt và cả khoang máy ! làm cho HTLM không còn hoạt động tốt như thiết kế , chưa tính những xe sản xuất cho xứ lạnh thì các ngưỡng đóng mở của van , công tắc và cả kích thước két cũng không phù hợp cho VN . do đó , tháo bỏ van vẫn là được không ít người lựa chọn vì nó đơn giản , rẻ tiền và đặc biệt là hạn chế tối đa được khả năng sôi nước (đáng sợ) .

khg có chuyện đồng hồ sẽ ổn định "bất di bất dịch" đâu , Inova là xe đời mới lại lắp ráp ở VN chắc họ đã có tính toán để đưa ra một thiết kế phù hợp nhất cho điều kiện ở VN , chẳng qua ngưỡng dao động của nó nhỏ nên bác không nhận thấy thôi , nếu có dịp bác chạy đường trường Di Linh - Lâm Đồng trên 80km/h , qua đèo Bảo Lộc , ... e nghĩ sẽ có khác biệt nhiều hơn .

bác tháo bỏ van HN tức là mất sự kiểm soát lưu lượng dòng nước qua két , nên khi chạy đường trường , két nước được làm mát tự nhiên quá mức , trong trường hợp này không có giải pháp nào tốt hơn van hằng nhiệt cả ,tuy nhiên nếu muốn hạn chế bớt thì cũng có cách ( nhưng chắc chẳng ai làm ) , ví dụ như bác có thể hạn chế bớt luồng gió qua két bằng cách che bớt lưới tản nhiệt hoặc "độ" sao cho nó bớt hở đi chẳng hạn !
 
Hạng B2
9/8/09
111
284
63
Hôm trước tôi có lên diễn đàn nhờ tư vấn về Van hằng nhiệt và quạt két nước,có lẽ do mấy anh em bận rộn lo năm hết tết tới nên tôi cũng không nhận được sự quan tâm nhiều. Tuy vậy sau khi đọc xong topic này tôi cũng sáng sáng thêm chút ít. Tôi cũng đã đem xe đến gara để phục hồi lại như cũ. Tuy nhiên tôi cũng có và thắc mắc nhờ giải đáp:
Tôi đang xài con Nis 89 dùng béc, quạt giải nhiệt được đấu direct bật chìa khóa là quạt chạy. Khi thay cảm biến nhiệt bị die ở gần cái bơm nước thì ra chợ lại không có cái cùng loại, thay cái khác gần giống kích cỡ thì máy không nổ (kiểm tra lại thì béc đái chứ không phun.. ) Thợ bỏ lại cảm biến nhiệt cũ vào thì máy nổ. Rốt cuộc thợ đấu lại cảm biến ở trên két nước thì tạm được khi kim đồng hồ báo hơn mức ½ thì quạt chạy. Để chắc ăn tôi làm thêm công tắc quạt trên taplô để lỡ khi nào máy nóng quá mà quạt không chạy thì bật direct cho quạt lại như cũ.
Thông cảm vì đã trình bày hơi dông dài . Tôi hơi lo là cách làm của tôi không biết có ổn không? Rất mong được giúp
 
Hạng B2
27/10/09
214
7
18
35
Đọc bài này e sáng ra nhiều vấn đề. Số là con xe em Cam92 cũng bị tháo VHN nên đồng hồ kim nhiệt nhảy tứ tung. Buổi sáng nổ máy nóng thì nó đạt gần tới 1/2, chạy xe 1 chút thì nó hạ xuống dưới 1/3 lận. Đang nhờ các bác ở Gara tìm mua VHN gắn lại mà sao khó quá đợi gần 1 tháng mà chưa có.
 
Hạng D
21/1/08
1.200
8
0
bác @Thichlaixehoi Cần theo giỏi mới khởi động thì FAN giải nhiệt không quay
Nóng máy quay chậm, sau đó quá nóng hoặc mở A/C thì quay nhanh
 
Hạng F
14/9/04
9.908
29.270
113
Q3
Con Mít proton cũ của e, vô Vinastar mua thay cái van 660K ( hic VAT ) về gắn vào hiệu quả vô cùng 100km/7l , ralenti 700 đã lắm
Kim lúc nào cũng 1/2 , kể cả máy lạnh + kẹt xe hơn ti61ng ở T Vạn