Hạng D
5/1/09
1.018
202
78
VŨNG TÀU - VIETNAM
Re:Con nghiện accord_phần 2

[font="verdana, arial, helvetica, sans-serif"] [/font][font="verdana, arial, helvetica, sans-serif"] Xe chạy hao nhớt( từ ngữ bên mẽo )
[/font][font="verdana, arial, helvetica, sans-serif"] Hôm nay chúng tôi xin bàn đến một số vấn đề cụ thể mà các bạn có thể gặp về tình trạng nhớt trong xe của mình.
Hỏi: Ðầu máy xe của tôi cứ chạy 1,000 dặm lại xài hết 1 quart nhớt. Như vậy có phải là điều đáng lo không?
Ðáp: Nếu định bán xe hoặc sắp đổi xe, thì có lẽ bạn cũng không nên lo lắng quá. Nhưng nếu không có ý định đó, thì đây là dấu hiệu... báo động rồi đó. Là vì, một đầu máy dùng hết 1 quart nhớt cứ mỗi 1,000 dặm bắt đầu cho thấy dấu hiệu hao mòn. Chúng tôi nói bắt đầu là vì, cái mức tiêu thụ nhớt như vậy có thể vẫn còn chấp nhận được. Nhưng rồi, mức tiêu hao đó sẽ từ từ tăng lên cùng với số dặm đường tích lũy trên đồng hồ cây số. Cho tới lúc cứ 500 dặm lại hao mất 1 quart nhớt, thì đó là lúc phải đại tu rồi.
Xin giải thích thêm về quá trình tiêu thụ nhớt như sau:
Nhớt được dùng chủ yếu ở 2 nơi: trong hộp valve (valve guide) và quanh các "nhẫn" của piston. Nếu rãnh trong hộp valve đã mòn, hoặc khoảng trống giữa thân valve (stem) và rãnh quá lớn, các dấu hàn quanh valve đã mòn, nứt, vỡ, bung ra, hoặc lắp đặt không đúng quy cách... số nhớt bị hút qua rãnh valve sẽ nhiều hơn, đổ vào trong xi lanh nhiều hơn, ảnh hưởng tiến trình nén và cháy nổ. Nếu vấn đề hao nhớt là do valve gây ra, chúng ta có thể chỉnh bằng cách sửa valve, thay valve, hoặc lắp thân valve (stem) lớn hơn bình thường để lấp đầy khe hở. Ðó là một biện pháp mà thợ máy có thể làm để khắc phục tình trạng hao nhớt.
Ngoài ra, nhớt cũng có thể tràn ra ngoài những vòng "nhẫn" (ring) bao quanh piston trong các trường hợp sau đây: vòng nhẫn hoặc ống xi lanh đã quá mòn hoặc bị tổn hại; ống xi lanh không được mài đúng mức trong tiến trình chế tạo (hay rebuild) đầu máy; và vòng nhẫn không được lắp đúng quy cách.
Với một đầu máy mới ra lò, những cái vòng nhẫn cần phải có một khoảng thời gian làm quen trước khi có thể ổn định khít khao vào trong khe piston, tiếng chuyên môn gọi là "seat" hoặc "break-in" (giống như chữ break-in là "cạy cửa vào nhà"). Nếu trong tiến trình ổn định này, vòng nhẫn không nhập khít vào được, đầu máy sẽ làm hao nhớt. Trường hợp này có thể xảy ra trong quá trình chế tạo đầu máy, kỹ thuật viên đã tráng xi lanh bằng một một hợp chất không pha đúng quy cách, hoặc đã không chùi rửa và làm trơn xi lanh đúng mức trước khi khởi động máy lần đầu, hoặc cũng có thể đã không ghép vòng nhẫn đúng khớp. Nếu đây là nguyên nhân của khiếm khuyết, sức nén trong đầu máy sẽ kém hơn bình thường. Trong trường hợp này, xe cần được đưa ra trung tâm sửa chữa để rà lại toàn thể blốc máy: có thể phải tráng lại xi lanh, và phải lắp thêm vòng nhẫn mới để tái lập sự điều hòa của nhớt.
Nói chung, dù do nguyên nhân nào chăng nữa, vấn đề hao nhớt là một dấu hiệu của sự hao mòn, có thể đòi phải đại tu đầu máy.
Rỉ nhớt
Nếu chúng ta có thể nhìn thấy nhớt rỉ ra ở đâu đó, chẳng hạn như trên các tấm đệm nắp valve (valve cover gasket), trường hợp này có thể chỉ là do miếng đệm bị rách mà thôi. Vấn đề náy xem ra lại có vẻ... nhẹ tội hơn nhiều. Chúng ta có thể bỏ ra khoảng $20 mua bộ gasket khác thay vào đó.
Trong nhiều loại đầu máy hiện nay, việc thay gasket tương đối đơn giản, tài xế tay mơ có thể tự làm lấy được. Nhưng có những cái nắp van được giấu khá kỹ, chúng ta cần phải mang ra ngoài tiệm để thợ chuyên môn với những vật dụng cần thiết mới có thể thay được những cái gasket đó.
Siết chặt bù loong hoặc những con ốc trên valve cover thường là ít khi giải quyết được chuyện rỉ nhớt. Bởi vì, vấn đề chính là cái gasket nằm bên trong đã rạn, vỡ nát, hoặc mất tính đàn hồi của nó rồi. Nên biết rằng cái miếng gasket này làm bằng chất bần (cork - giống như chất liệu làm nút chai) với sức chịu đựng kéo dài từ 4 tới 6 năm, trước khi trở nên khô, giòn, dễ vỡ. Trong một số loại đầu máy ngày nay, người ta thay valve cover gasket bằng hợp chất cao su silicone, có thể tồn tại cùng với tuổi thọ của đầu máy. Tuy nhiên loại gasket bằng silicone này đắt tiền hơn rất nhiều. Bởi lẽ đó, gasket bằng chất bần vẫn còn khá phổ thông.
Một số đầu máy khác lại không có gasket, nhưng dùng một chất dán cao su gọi là RTV silicone sealer. Trong trường hợp này, nếu thấy nhớt rỉ ra, chúng ta có thể tháo nắp van (valve cover), cạo hết lớp RTV cũ, phết một lớp RTV silicone sealer mới vào để giữ nắp valve, hoặc nếu không tìm được RTV, chúng ta cũng có thể đậy nắp valve với một cái gasket bình thường. Lưu ý: đừng để cho bụi cao su hoặc vẩy gasket rơi vào trong đầu máy. Ðồng thời, nếu dùng chất hàn RTV mà đầu máy lại có bộ cảm ứng dưỡng khí (oxygen sensor), thì nhớ dùng loại RTV có nồng độ thấp (low volatile) hợp với máy cảm ứng dưỡng khí. Là vì, silicon trong RTV có thể bốc hơi, và bị hút vào trong máy làm ô nhiễm bộ phận cảm ứng dưỡng khí.
Hỏi: Nên giữ cho nhớt trong bình luôn luôn ở mức full (đầy) hay chờ cho đến khi nào nó xuống tới mức "add" (đổ thêm) rồi mới đổ thêm nhớt?
Ðáp: Que thăm nhớt có đánh dấu "add" để nhắc nhở chúng ta phải chế thêm khi nhớt trong bình đã cạn đến mức này. Nhưng thực sự chúng ta không nên chờ đợi lâu như thế. Trước tiên, nên biết rằng lượng nhớt lưu hành bên trong blốc máy của đa số các loại xe hơi hiện nay là khoảng 4 quart. Nếu cứ tiếp tục chạy khi nhớt đã hao bớt là một cách hành xử không hay đối với đầu máy. Là vì, nhớt không phải chỉ có nhiệm vụ làm trơn các bộ phận bên trong đầu máy mà thôi. Nó còn làm mát các ổ bi và hệ thống bạc đạn. Trong những điều kiện bình thường, chạy xe trong khi nhớt thiếu mất khoảng 1 quart có thể không ảnh hưởng gì tới máy cũng như sức chịu nhiệt của hệ thống ổ bi. Tuy nhiên, lái xe cao tốc trên đường trường vào những ngày cực nóng, hoặc khi phải kéo theo một cái trailer (thùng chứa đồ) ở đằng sau, thì tình trạng mất khoảng 1 quart nhớt như vậy chắc chắn sẽ làm tăng độ hao mòn và thiệt hại cho các chi tiết máy.
Vì thế, an toàn nhất là chế thêm nhớt ngay khi thấy mức nhớt trên que thăm đã xuống thấp. Ðừng chờ tới khi que chỉ mức "add", hoặc là đã hao mất khoảng 1 quart, tức bằng 25% tổng lượng nhớt trong máy rồi mới ra tay. Bất cứ lúc nào thấy nhớt hao là phải thêm lên cho tới mức full. Tuy nhiên, đừng đổ quá đầy, tức là cao hơn mức "full". Ðổ quá mức full sẽ làm nhớt tràn ra trong hộp đầu máy (crankcase) khi trục máy crankshaft quay, thấm vào lớp bọt xốp (foam) bao quanh, rỉ qua các lỗ hàn và các miếng đệm gasket. Trường hợp này cũng lại là một thái cực cần tránh.
Hỏi: Xe của tôi là đầu máy chạy nhớt, nên thường xuyên phải thêm nhớt. Như vậy có cần phải thay nhớt nữa không?
[/font][font="verdana, arial, helvetica, sans-serif"] Ðáp: Chúng ta vẫn cần phải thay nhớt và bộ lọc nhớt theo định kỳ để thanh tẩy các chất ô nhiễm và vẩn bụi đóng trong lòng máy. Ðối với những loại xe có đầu máy chạy nhớt, dĩ nhiên tài xế phải tiếp nhớt luôn luôn, thế nhưng điều đó không có nghĩa là nhớt ở trong đầu máy đều sạch sẽ. Nó cũng đóng cặn, không khác gì như nhớt trong đầu máy chạy xăng, mà thực ra còn có thể nhiều cặn hơn nữa. Nếu không chịu thay nhớt, chẳng mấy chốc bộ lọc nhớt sẽ bị nghẹt, vô hiệu hóa hoàn toàn chức năng chống mòn và làm mát máy của nhớt. Chẳng bao lâu sau, các ổ bi sẽ lên tiếng, máy sẽ vang rền với những tiếng gõ. Nếu cứ tiếp tục chạy xe như vậy, việc gì phải đến sẽ đến: chấm dứt đời máy!
[/font][font="verdana, arial, helvetica, sans-serif"] [/font]
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:Con nghiện accord_phần 2

data nói:
Nói tiếp về cơ cấu của hệ giải nhiệt

Lần trước chúng ta đang nói về nước giải nhiệt, vẫn quen gọi là nước coolant. Nhờ có pha chế thêm Ethylene Glycol (cũng được gọi là anti-freeze), sức chịu nóng của nước coolant cao lên, chứ không sôi ngay ở mức 212 độ F (100 độ C) như bình thường.
Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Nhiệt độ trong lốc máy có lúc lên tới 250-275F (121 tới 135 C). Dù có pha thêm ethylene glycol, nhiệt độ này cũng sẽ làm sôi dung dịch, và do đó vô hiệu hóa công tác hút nhiệt của nước Coolant. Vì thế kỹ sư chế tạo đã thực hiện thêm một công tác khác để có thể nâng độ sôi của nước coolant lên cao hơn nữa: Ðó là dùng sức nén. Cũng như trong nồi nấu áp suất, nước có thể chịu được nhiệt độ cao hơn trước khi sôi, thì độ sôi của nước coolant trong lốc máy cũng sẽ cao hơn nếu được tăng áp suất. Trong đa số các xe hơi hiện lưu hành, sức nén có thể lên tới 14 hoặc 15 pounds trên một inch vuông (ký hiệu psi - per square inch). Ở áp suất này, chất lỏng chịu nóng được thêm 45 độ F (25 độ C) nữa. Ðó là nói về nước, còn Ethylene Glycol cũng được pha thêm một hóa chất đặc biệt, gọi chung là Additive, để chống bào mòn.
còn tiếp
Hôm nay sao tử tế đến vậy?
 
Hạng D
5/1/09
1.018
202
78
VŨNG TÀU - VIETNAM
Re:Con nghiện accord_phần 2


Một số vấn đề về súc bình (két nước ) (từ ngữ bên mẽo)
Tiếp tục vấn đề súc két nước trong cooling system (hệ thống làm mát máy) của xe hơi, hôm nay chúng tôi xin trả lời một số thắc mắc phổ thông:[font="verdana, arial, helvetica, sans-serif"] I - Tại sao gọi Reverse flushing là súc ngược?
Ðây là lối súc bình triệt để đã đề cập trong bài lần trước. Sở dĩ gọi súc ngược là vì dòng nước súc bình chảy ngược với chiều bình thường của dòng nước Coolant. Vậy dòng nước coolant bình thường chảy theo chiều nào? Trước tiên, từ trong bể Radiator, nước mát đi qua một máy bơm (water pump), rồi được đưa vào trong lốc máy, thu thập hơi nóng do tiến trình cháy nổ sinh ra, rồi đi qua một điều nhiệt kế (thermostat) để chuẩn bị trở về Radiator hầu được làm mát trở lại. Chúng ta nói "chuẩn bị" là vì điều nhiệt kế có thể coi như "ông gác cổng" có nhiệm vụ kiểm tra độ nóng trước khi cho dòng nước chảy qua và trở về bình. Tại đây, nước sẽ được làm mát trở lại, hút vào water pump, bơm lên máy, và tiếp tục một qui trình nhiệm vụ mới.
Ðó là dòng nước chảy thuận chiều. Xem hình 1: Dòng nước lạnh (màu xanh) được Water Pump hút vào máy, nóng lên khi chảy qua máy (màu đỏ), sang bộ phận giữ nhiệt để sưởi (Heater Core), chuyển qua điều nhiệt kế và được đưa trở lại Radiator. Khi làm Reverse Flushing, chúng ta cho nước rửa chạy ngược với chiều vừa nói. Nghĩa là, dùng ống nước tưới vườn, thổi nước từ ống thoát dưới đáy Radiator ngược lên trên. Nước sẽ thoát ra từ lỗ thoát bên trên. Do nước chảy ngược như vậy mà chúng ta gọi tiến trình này là Reverse Flushing.
Cứ xả nước liên tục cho đến khi thấy nước sạch và trong thoát ra ở đầu kia. Ðó là cách Reverse Flushing đơn giản nhất chúng ta có thể tự tay làm lấy được.
Tại các trung tâm bảo trì sửa chữa, thợ chuyên môn có thể dùng máy thổi áp suất (air pressure), phối hợp cùng sức mạnh dòng nước để làm bong vẩy, cặn đóng cứng trong Radiator. Tuy nhiên, phải cực kỳ cẩn thận khi sử dụng những thứ máy móc này là vì nếu dùng áp suất quá mạnh trong thời gian quá lâu, chúng ta có thể làm tổn thương những "vi cá" mỏng bên trong cấu trúc của Radiator.
Súc ngược, chúng ta phải tháo điều nhiệt kế và gỡ Radiator ra khỏi hệ thống. Ðó là một công tác khá phức tạp. Có một số nhà chuyên môn đề nghị một phương thức đơn giản hơn như sau: Mua một chai giấm trắng loại "white distilled vinegar", rồi pha với nước cất (distilled water) theo tỷ lệ 50/50. Tháo coolant cũ trong hệ thống ra, đổ hợp chất mới này vào, nổ máy tại chỗ cho đến khi máy ấm lên để dung dịch giấm - với nồng độ acid vừa đủ để làm bong các lớp cặn vẩy bên trong, nhưng không quá gắt để gây ra tổn hại cho hệ thống - có thể chạy qua toàn hệ thống. Sau đó, tắt máy, để nguội, tháo dung dịch giấm ra, và đổ nước sạch vào. Lại mở máy tại chỗ cho máy nóng, để nguội, tháo nước... Lập lại tiến trình này nhiều lần để bảo đảm rút sạch dung dịch giấm trong toàn hệ thống trước khi châm antifreeze mới vào.
Sở dĩ phải lập lại qui trình "tháo nước ra, đổ nước vào" nhiều lần như vậy là vì phần nước chảy ra từ Radiator chỉ là một nửa số nước trong cooling system mà thôi, nửa còn lại nằm trong lốc máy và các bộ phận còn lại của hệ thống. Cứ mỗi lần tháo ra, đổ vào, chúng ta lại làm dung dịch loãng thêm, và sau cùng sẽ có nước sạch hoàn toàn trong hệ thống.
II - Chế nước Coolant mới sau khi súc bình
Bây giờ chúng ta đã có một cooling system sạch với một Radiator rỗng và chừng 50% nước lã nằm trong lốc máy. Làm thế nào để chế anti-freeze mới? Chế bao nhiêu? Như chúng ta đã biết, coolant là một dung dịch bao gồm 50% anti-freeze và 50% nước lã. Như vậy, nếu sách hướng dẫn cho biết xe của bạn cần dùng 8 quarts coolant trong hệ thống, thì như vậy bạn chỉ cần thêm 4 quarts anti-freeze rồi thêm nước sạch vào cho đầy.
Tuy nhiên, nếu muốn tính lại cho kỹ, chúng ta có thể theo phương thức sau: Dùng một cái chậu để chứa số nước rút ra trong lần tháo nước cuối cùng, rồi đong số nước đó xem nó được bao nhiêu, chẳng hạn 5 quarts. Có nghĩa là chúng ta còn lại 3 quarts trong hệ thống. Bây giờ, đổ thêm 3 quarts anti-freeze vào, chúng ta có tổng số dung dịch là 6 quarts với tỷ lệ đồng đều - 50% nước và 50% anti-freeze. Tiếp đó đổ thêm 2 quarts dung dịch với tỷ lệ 50/50 nữa là chúng ta có đủ 8 quarts dung dịch coolant trong hệ thống.
III - Vai trò của Ðiều Nhiệt Kế
Phần trên chúng ta có nhắc tới vai trò của Ðiều Nhiệt Kế như một "ông/bà gác cổng". Thực vậy, vai trò của người gác cổng quan trọng thế nào đối với an ninh cơ sở, thì cái điều nhiệt kế này cũng quan trọng như vậy đối với sự an toàn của cooling system. Cấu tạo của điều nhiệt kế thực ra rất đơn giản. Nó là cái valve gắn ở cuối dòng nước chảy, dẫn vào Radiator , để đo độ nóng của nước sau khi đã lưu hành qua lốc máy. Valve này được mở ra do nhiệt độ của dòng nước Coolant. Nếu chảy đến đây mà nhiệt độ của nước vẫn chưa đủ để mở Valve, thì nó sẽ bị đẩy ngược lại qua một đường khác (bypass) trở về lốc máy, để tiếp tục làm nhiệm vụ hút nhiệt cho đến khi lại được đẩy qua Valve. Lần này, nếu dòng nước đã quá nóng, valve sẽ tự động mở ra cho nước chảy vào Radiator, để được làm nguội trở lại trước khi trở về tiếp tục dòng "luân hồi" trong lốc máy.
Kể từ thập niên 1970 cho đến nay, điều nhiệt kế được cấu tạo để có thể giữ coolant ở lại trong máy cho tới 192-195 độ F. Trước đó, người ta chỉ có thể giữ nước đến 180 độ F thôi. Nhưng các kết quả nghiên cứu sau này cho thấy, nếu có thể chịu đựng được mức nhiệt cao hơn, độc khí thải ra trong tiến trình đốt xăng sẽ bớt đi, ẩm độ đọng lại trong máy sẽ tan nhanh làm tăng tuổi thọ của máy, và nhờ tiến trình cháy nổ hoàn hảo, nhiên liệu được tiêu thụ một cách triệt để hơn, tài xế sẽ tiết kiệm thêm về tiền xăng.
Có nhiều người tưởng lầm rằng nếu bỏ điều nhiệt kế đi, thì nước mát sẽ luân lưu dễ dàng hơn, làm giảm nguy cơ nóng máy, hoặc chữa được triệu chứng nóng máy không rõ nguyên nhân. Nhưng làm như vậy hậu quả sẽ rất phức tạp. Có thể máy sẽ dễ bị nóng hơn. Bởi vì, không có "người canh cổng", nước coolant sẽ di chuyển tự do, và luân lưu rất nhanh trong hệ thống, khiến nó không trụ lại đủ giờ trong Radiator để có thể được làm nguội đúng mức trước khi đi vào lốc máy. Cũng có thể, máy sẽ không bao giờ đạt được nhiệt độ vận hành. Trong những kiểu xe hiện tại, nhà sản xuất dùng hệ vi tính để theo dõi nhiệt độ đầu máy và điều tiết sử dụng năng lượng dựa trên mức nhiệt ấy. Nếu đầu máy không bao giờ đạt tới nhiệt độ cần thiết, thành tích của xe cũng như hiệu suất năng lượng sẽ bị sa sút đáng kể.
Ðiều Nhiệt Kế Trục Trặc: Một Nguyên Nhân Nóng Máy
Nếu vì một lý do gì đó, điều nhiệt kế bị kẹt, valve cứ mở mà không đóng lại được, hoặc cứ đóng mà không mở, đường nước không lưu thông đúng mức, đầu máy sẽ một là chạy với nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Khi đó, chúng ta phải thay một cái điều nhiệt kế mới. Giá mua một cái điều nhiệt kế thực ra không bao nhiêu. Nên mỗi khi gỡ điều nhiệt kế ra trong tiến trình làm Reverse Flushing (súc ngược), chúng ta cũng cần thay bằng điều nhiệt kế mới trước khi lắp trở lại hệ thống.
[/font]
 
Hạng D
5/1/09
1.018
202
78
VŨNG TÀU - VIETNAM
Re:Con nghiện accord_phần 2

Bảo vệ hộp số khi lái xe (số AT)
Không có gì tồn tại vĩnh viễn trên cõi đời này, dù là sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, và ngay cả tình yêu... Có nhiều người còn bi quan cho rằng tình yêu mới là thứ chóng phôi pha nhất. Thưa các bạn, mở đầu như vậy, mà thực ra chỉ muốn nói về cái xe của chúng ta thôi. Ðúng thế, cái xe, cho dù bạn có yêu quý giữ gìn đến mức nào chăng nữa, cũng có lúc nó tàn tạ, bắt đầu sinh tật và đổ bệnh. Tuy nhiên, trong khi một số xe có khả năng phục vụ tận tụy trong nhiều năm, đưa chúng ta qua nhiều trăm ngàn dặm đường một cách êm ái và bình yên, thì cũng có một số xe khác không được như vậy: Chúng khục khặc ngay từ những ngày đầu, chẳng mấy khi không có vấn đề, như một đứa bé oặt ẹo, dị ứng với đủ mọi loại thời tiết!
Tại sao lại khác biệt như vậy? Có nhiều nguyên nhân khách quan. Chẳng han, do tai nạn, do khuyết điểm trong lúc chế tạo, khuyết điểm về thiết kế. . . Trong những điều kiện khoa học kỹ thuật và sự cạnh tranh ráo riết như hiện nay, các khuyết điểm khách quan đó tương đối ít. Nhưng phần lớn là do những lý do chủ quan, như cách sử dụng xe. Thí dụ, thường xuyên sử dụng xe đi những quãng ngắn mà không kịp thời giờ Warmup (rồ máy cho ấm trước khi lăn bánh) dĩ nhiên làm cho đầu máy đoản thọ hơn. Sự ăn mòn là một yếu tố khác - chẳng hạn, xe không sử dụng lâu ngày, đậu trong một chỗ có nhiều ẩm độ cũng hay bị hư hơn những xe được sử dụng thường xuyên.
Tuy nhiên, thiếu săn sóc bảo trì là lý do lớn nhất gây ra trục trặc. Nói chuyện về bảo trì thì chỉ khi nào đường phố không còn bóng xe lăn bánh, khi đó mới hết đề tài mà thôi, phải không các bạn?
Vậy cái gì là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ và bảo trì xe? Thay nhớt thường xuyên chứ gì? Ðúng lắm. Nếu có thể thay nhớt thường xuyên hơn đòi hỏi của nhà sản xuất lại càng tốt. Tránh cho xe rơi vào tình trạng nóng máy (overheat) bằng cách thường xuyên kiểm tra nhớt và nước Coolant. Thay bu-gi, màng lọc khí, hệ thống dây kéo (timing belts) cũng như các vật dụng khác theo thời biểu chỉ dẫn trong sách kim chỉ nam. Sửa ngay những chỗ trục trặc khi mới xuất hiện trước khi nó phá ra thành những chứng bệnh hiểm nghèo.
Ðó là những điều cần thiết và tương đối đơn giản. Phần dưới đây xin dành để nói về một bộ phận phức tạp và đắt tiền hơn ở trong xe, đó là bảo vệ và bảo trì hộp số.

BỘ PHẬN PHỨC TẠP, ÐẮT TIỀN NHẤT TRONG XE
Có người ví von như thế này: Hộp số là một trong những bộ phận phức tạp nhất và vì thế kém tin cậy nhất ở trong xe. Nói như vậy có lẽ hơi bi quan, nhưng không phải là không có lý do.
Là vì, sửa chỗ hộp số rất phức tạp và mắc tiền. Hơn thế nữa, nó còn là nguyên nhân đưa xe đến chỗ kém an toàn - chẳng hạn hộp số hư có thể khiến cho chiếc xe vẫn lăn khi bạn đã gài thắng hoặc chữ N (Neutral, số không). Nay xin nói đến những chuyện đơn giản và thực tiễn hơn, đó là làm sao để bảo vệ hộp số, cụ thể là giữ cho hộp số khỏi bị tổn hại và phuc vụ bền bỉ lâu dài.

Tìm hiểu nguyên nhân gây tổn hại hộp số
Phần lớn trục trặc về hộp số xảy ra sau khi hộp số bị quá nóng (overheat). Khi xe chở nặng, chẳng hạn như phải kéo một cái trailer nặng nề đằng sau, đi lại lắc lư trong tuyết, vừa chạy vừa ngừng trong lúc kẹt xe. . . là những trường hợp điển hình khiến hộp số bị Overheat. Rồ ga đưa xe ra khỏi vũng tuyết trước nhà là cả một kỳ công. Lên ga quá gắt và quá lâu mà xe chưa lăn bánh được là một cực hình đối với tài xế, và là sự tra tấn dã man đối với bộ phận số. Không cẩn thận, xe có thể cháy hộp số như chơi. Rút kinh nghiệm của những người ở xứ tuyết, chúng ta không nên rồ ga quá lâu khi xe không thể lăn bánh.

Thay dầu hộp số
Chúng ta cần phải biết rằng, vận hành ở nhiệt độ cao, dầu hộp số trở nên cháy nóng, mất dần tính nhờn, bị oxít hóa, đóng thành từng lớp vẩy cặn bên trong hộp số. Các bộ phận phụ thuộc như các đường hàn bằng cao su, gasket bên trong hộp số chịu nóng miết, trở nên giòn dễ vỡ, làm rỉ dầu. Vì thế cần phải kiểm tra dầu hộp số thường xuyên. Dầu quá ít hoặc quá nhiều trong bình đều gây tổn hại hộp số.
Luôn luôn kiểm tra chỗ đậu xe mỗi sáng: Tìm vết dầu loang dưới gầm xe, trên nền xi măng. Nếu thấy có vết loang trên nền, cần phải đặc biệt lưu ý, dù đó là nước Coolant, nhớt máy, dầu tay lái, hay dầu hộp số. Bởi vì, bất cứ một loại chất lỏng nào rỉ giọt cũng đều là nghiêm trọng, đòi hỏi phải được săn sóc ngay bằng bàn tay chuyên môn.
Nếu kiểm tra mà thấy lượng dầu trong bình còn quá thấp, ấy là dấu chỉ dầu đã bị rò ở đâu đó. Cần phải được thợ chuyên môn săn sóc ngay.
Dầu không hao cạn, nhưng đã chuyển sang màu nâu đậm, thay vì màu đỏ tươi, đó là lúc phải thay. Cần theo hướng dẫn trong sách kim chỉ nam để biết lịch trình thay dầu và loại dầu thích hợp phải sử dụng.
Ðồng thời, xin nhớ rằng dầu trong bộ hộp số tự động khó súc ra hết - mà còn đọng lại khoảng 40% dầu cũ trong Torque Converter. Như đã nói trong một số bài cách đây ít lâu, chúng ta có thể tạm hài lòng nếu chỉ đủ giờ thay lượng dầu bên ngoài Torque Converter. Nhưng cũng chính vì thế, chúng ta cần phải thay dầu hộp số thường xuyên hơn.
Nên nhớ là chỉ dùng loại dầu hộp số thích hợp được kê ra tường tận trong sách kim chỉ nam đi theo xe. Dùng dầu không thích hợp có thể làm cháy hộp số.

Bảo vệ hộp số khi lái xe
Ðiều khiển xe có hộp số tự động, chúng ta thường ít khi chú ý tới sự hiện diện của hộp số. Như một kẻ giúp việc trung thành, hộp số tự động âm thầm làm công tác của mình trong khi xe lăn bánh. Vì thế, chúng ta lại càng cần phải đặc biệt thận trọng để đừng đi tới chỗ quên hẳn người bạn trung thành này trong khi lái xe. Sau đây là một số điều cần lưu ý:

- Ðừng bao giờ gạt cần về số de (R) hay Parking (P) khi xe chưa ngừng hẳn lại.
- Ðừng bao giờ gạt cần về P khi đồng hồ chỉ vòng quay trong máy (rpm) còn cao hơn mức xe nổ không nhấn ga. (Idle)
- Luôn luôn giữ chân trên bàn thắng khi chuyển cần gạt về P.

Khi xe bị hư dọc đường, buộc phải gọi xe kéo, xin nhớ điều sau đây: Ðừng bao giờ để cho 2 bánh đẩy (drive wheel) chạy rà trên mặt đất trong lúc xe bị kéo. Chẳng hạn, nếu xe của bạn thuộc loại Front Wheel Drive - tức là hộp số vận hành 2 bánh trước, còn 2 bánh sau chỉ được lôi theo - thì 2 bánh trước phải gác lên trên xe tải (tow truck), còn 2 bánh sau có thể chạy rà trên mặt đường. Ðây là một nguyên tắc quan trọng mà các tài xế xe kéo phải biết. Nhưng nếu họ không biết, thì chúng ta - chủ nhân những chiếc xe bị kéo - cần phải biết và yêu cầu tài xế tow truck làm điều đó để bảo vệ tài sản cho mình.

Sử dụng số Overdrive (O/D)
Nói chung, đây là số cao nhất trong hệ thống cần số. Trong các xe có hộp số tự động, cần gạt có 3 số, còn Overdrive chính là số thứ tư, sử dụng khi xe chạy ở vận tốc cao. Overdrive cho phép blốc máy vận hành với số vòng quay thấp (xem đồng hồ chỉ RPM - Revolutions Per Minute) trong lúc xe chạy ở vận tốc cao, để tiết kiệm xăng. O/D chỉ nhắm mục đích đó. Khi bật O/D, chúng ta cho phép bộ phận hộp số được chuyển vào trạng thái Overdrive khi xe đạt tới một vận tốc nào đó (thường là 30-40 mph tùy trọng lượng người và hàng hóa mà xe phải tải theo lúc đó.) Khi tắt O/D, chúng ta giới hạn hoạt động của bộ phận số tới mức số 3 là tối đa.
Như vậy, khi nào nên dùng O/D? Trong những điều kiện lái xe bình thường, xe có thể chạy đều đặn với một vận tốc ít nhất 35 mph, nhất là trên xa lộ, chúng ta nên bật O/D.
Nhưng, tuyệt đối không dùng O/D trong những tình trạng sau đây: Khi kẹt xe khiến xe chạy trong tình trạng Stop-and-Go (vừa chạy vừa ngừng), khi xe phải chở nặng, khi phải kéo theo một cái trailer, khi xe chạy dưới 35 miles, khi xe lên dốc, và cả khi xe xuống dốc mà chúng ta muốn hãm bớt vận tốc bằng cách đạp thắng. . . Trong những trường hợp này, nếu để O/D hộp số phải làm việc liên tục - đổi sang số 4 (overdrive) rồi lại chuyển về số 3 để thích ứng với vận tốc. Cần phải tắt O/D để khỏi làm hộp số Overheat.

KẾT LUẬN
Giờ vui nào cũng có lúc tàn, nhiều chuyện cách mấy cũng phải tới chỗ ngưng. Chưa nói hết chuyên về hộp số, Phạm Ðình vẫn buộc phải ngưng nơi đây. Ðể thay cho lời kết, chỉ xin nhắc nhở một điều: Hộp số là một bộ phận quan trọng, phức tạp, và sửa chữa rất đắt tiền, nên khi mua lại xe cũ, cần phải rà kỹ lý lịch của xe. Ðừng bao giờ mua lại chiếc xe đã từng được dùng để cho mướn. Cần phải hỏi chủ nhân về hộp số: Có sửa bao giờ chưa, đã thay bộ hộp số mới hay mới chỉ rì biu (rebuild). . .? Tại Hoa Kỳ, luật pháp bó buộc chủ nhân phải nói thật, bằng không sự mua bán không có hiệu lực nếu người mua khám phá thấy có trục trặc sau này. Nếu gặp xe đã từng có trở ngại về hộp số, hoặc hộp số đã được rebuild. . . chúng ta chẳng nên mất công trả giá, cứ nhìn về phía khác là nhẹ lòng hơn cả.
Tiện đây, xin nói thêm đôi chút về Rebuild. Rebuild hộp số - hoặc bất cứ bộ phận nào khác trong xe - tự nó không phải là điều không nên làm. Nhiều hộp số hoặc đầu máy được Rebuild mà vận hành còn tốt hơn tình trạng nguyên thủy. Có điều là, chúng ta không biết tay nghề của người thợ Rebuild ra sao - có thực sự lành nghề hay chỉ là tay mơ? Ði mua lại xe cũ, nên tránh những trường hợp Rebuild cho nhẹ mình là vì thế.
Chúng ta đang bước vào mùa Ðông, tại nhiều nơi tuyết đã rơi trắng xóa phố phường. Ðã từng là người ở vùng lạnh, Phạm Ðình xin chia sẻ với các bạn giờ này đang phải lái xe trên tuyết, di chuyển giữa tuyết. . . Ðây là lúc chúng ta phải kiên nhẫn và thận trọng hơn để giữ gìn chiếc xe thân yêu.
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:Con nghiện accord_phần 2

data nói:
Bảo vệ hộp số khi lái xe (số AT)
Không có gì tồn tại vĩnh viễn trên cõi đời này, dù là sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, và ngay cả tình yêu... Có nhiều người còn bi quan cho rằng tình yêu mới là thứ chóng phôi pha nhất. Thưa các bạn, mở đầu như vậy, mà thực ra chỉ muốn nói về cái xe của chúng ta thôi. Ðúng thế, cái xe, cho dù bạn có yêu quý giữ gìn đến mức nào chăng nữa, cũng có lúc nó tàn tạ, bắt đầu sinh tật và đổ bệnh. Tuy nhiên, trong khi một số xe có khả năng phục vụ tận tụy trong nhiều năm, đưa chúng ta qua nhiều trăm ngàn dặm đường một cách êm ái và bình yên, thì cũng có một số xe khác không được như vậy: Chúng khục khặc ngay từ những ngày đầu, chẳng mấy khi không có vấn đề, như một đứa bé oặt ẹo, dị ứng với đủ mọi loại thời tiết!
Tại sao lại khác biệt như vậy? Có nhiều nguyên nhân khách quan. Chẳng han, do tai nạn, do khuyết điểm trong lúc chế tạo, khuyết điểm về thiết kế. . . Trong những điều kiện khoa học kỹ thuật và sự cạnh tranh ráo riết như hiện nay, các khuyết điểm khách quan đó tương đối ít. Nhưng phần lớn là do những lý do chủ quan, như cách sử dụng xe. Thí dụ, thường xuyên sử dụng xe đi những quãng ngắn mà không kịp thời giờ Warmup (rồ máy cho ấm trước khi lăn bánh) dĩ nhiên làm cho đầu máy đoản thọ hơn. Sự ăn mòn là một yếu tố khác - chẳng hạn, xe không sử dụng lâu ngày, đậu trong một chỗ có nhiều ẩm độ cũng hay bị hư hơn những xe được sử dụng thường xuyên.
Tuy nhiên, thiếu săn sóc bảo trì là lý do lớn nhất gây ra trục trặc. Nói chuyện về bảo trì thì chỉ khi nào đường phố không còn bóng xe lăn bánh, khi đó mới hết đề tài mà thôi, phải không các bạn?
Vậy cái gì là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ và bảo trì xe? Thay nhớt thường xuyên chứ gì? Ðúng lắm. Nếu có thể thay nhớt thường xuyên hơn đòi hỏi của nhà sản xuất lại càng tốt. Tránh cho xe rơi vào tình trạng nóng máy (overheat) bằng cách thường xuyên kiểm tra nhớt và nước Coolant. Thay bu-gi, màng lọc khí, hệ thống dây kéo (timing belts) cũng như các vật dụng khác theo thời biểu chỉ dẫn trong sách kim chỉ nam. Sửa ngay những chỗ trục trặc khi mới xuất hiện trước khi nó phá ra thành những chứng bệnh hiểm nghèo.
Ðó là những điều cần thiết và tương đối đơn giản. Phần dưới đây xin dành để nói về một bộ phận phức tạp và đắt tiền hơn ở trong xe, đó là bảo vệ và bảo trì hộp số.

BỘ PHẬN PHỨC TẠP, ÐẮT TIỀN NHẤT TRONG XE
Có người ví von như thế này: Hộp số là một trong những bộ phận phức tạp nhất và vì thế kém tin cậy nhất ở trong xe. Nói như vậy có lẽ hơi bi quan, nhưng không phải là không có lý do.
Là vì, sửa chỗ hộp số rất phức tạp và mắc tiền. Hơn thế nữa, nó còn là nguyên nhân đưa xe đến chỗ kém an toàn - chẳng hạn hộp số hư có thể khiến cho chiếc xe vẫn lăn khi bạn đã gài thắng hoặc chữ N (Neutral, số không). Nay xin nói đến những chuyện đơn giản và thực tiễn hơn, đó là làm sao để bảo vệ hộp số, cụ thể là giữ cho hộp số khỏi bị tổn hại và phuc vụ bền bỉ lâu dài.

Tìm hiểu nguyên nhân gây tổn hại hộp số
Phần lớn trục trặc về hộp số xảy ra sau khi hộp số bị quá nóng (overheat). Khi xe chở nặng, chẳng hạn như phải kéo một cái trailer nặng nề đằng sau, đi lại lắc lư trong tuyết, vừa chạy vừa ngừng trong lúc kẹt xe. . . là những trường hợp điển hình khiến hộp số bị Overheat. Rồ ga đưa xe ra khỏi vũng tuyết trước nhà là cả một kỳ công. Lên ga quá gắt và quá lâu mà xe chưa lăn bánh được là một cực hình đối với tài xế, và là sự tra tấn dã man đối với bộ phận số. Không cẩn thận, xe có thể cháy hộp số như chơi. Rút kinh nghiệm của những người ở xứ tuyết, chúng ta không nên rồ ga quá lâu khi xe không thể lăn bánh.

Thay dầu hộp số
Chúng ta cần phải biết rằng, vận hành ở nhiệt độ cao, dầu hộp số trở nên cháy nóng, mất dần tính nhờn, bị oxít hóa, đóng thành từng lớp vẩy cặn bên trong hộp số. Các bộ phận phụ thuộc như các đường hàn bằng cao su, gasket bên trong hộp số chịu nóng miết, trở nên giòn dễ vỡ, làm rỉ dầu. Vì thế cần phải kiểm tra dầu hộp số thường xuyên. Dầu quá ít hoặc quá nhiều trong bình đều gây tổn hại hộp số.
Luôn luôn kiểm tra chỗ đậu xe mỗi sáng: Tìm vết dầu loang dưới gầm xe, trên nền xi măng. Nếu thấy có vết loang trên nền, cần phải đặc biệt lưu ý, dù đó là nước Coolant, nhớt máy, dầu tay lái, hay dầu hộp số. Bởi vì, bất cứ một loại chất lỏng nào rỉ giọt cũng đều là nghiêm trọng, đòi hỏi phải được săn sóc ngay bằng bàn tay chuyên môn.
Nếu kiểm tra mà thấy lượng dầu trong bình còn quá thấp, ấy là dấu chỉ dầu đã bị rò ở đâu đó. Cần phải được thợ chuyên môn săn sóc ngay.
Dầu không hao cạn, nhưng đã chuyển sang màu nâu đậm, thay vì màu đỏ tươi, đó là lúc phải thay. Cần theo hướng dẫn trong sách kim chỉ nam để biết lịch trình thay dầu và loại dầu thích hợp phải sử dụng.
Ðồng thời, xin nhớ rằng dầu trong bộ hộp số tự động khó súc ra hết - mà còn đọng lại khoảng 40% dầu cũ trong Torque Converter. Như đã nói trong một số bài cách đây ít lâu, chúng ta có thể tạm hài lòng nếu chỉ đủ giờ thay lượng dầu bên ngoài Torque Converter. Nhưng cũng chính vì thế, chúng ta cần phải thay dầu hộp số thường xuyên hơn.
Nên nhớ là chỉ dùng loại dầu hộp số thích hợp được kê ra tường tận trong sách kim chỉ nam đi theo xe. Dùng dầu không thích hợp có thể làm cháy hộp số.

Bảo vệ hộp số khi lái xe
Ðiều khiển xe có hộp số tự động, chúng ta thường ít khi chú ý tới sự hiện diện của hộp số. Như một kẻ giúp việc trung thành, hộp số tự động âm thầm làm công tác của mình trong khi xe lăn bánh. Vì thế, chúng ta lại càng cần phải đặc biệt thận trọng để đừng đi tới chỗ quên hẳn người bạn trung thành này trong khi lái xe. Sau đây là một số điều cần lưu ý:

- Ðừng bao giờ gạt cần về số de (R) hay Parking (P) khi xe chưa ngừng hẳn lại.
- Ðừng bao giờ gạt cần về P khi đồng hồ chỉ vòng quay trong máy (rpm) còn cao hơn mức xe nổ không nhấn ga. (Idle)
- Luôn luôn giữ chân trên bàn thắng khi chuyển cần gạt về P.

Khi xe bị hư dọc đường, buộc phải gọi xe kéo, xin nhớ điều sau đây: Ðừng bao giờ để cho 2 bánh đẩy (drive wheel) chạy rà trên mặt đất trong lúc xe bị kéo. Chẳng hạn, nếu xe của bạn thuộc loại Front Wheel Drive - tức là hộp số vận hành 2 bánh trước, còn 2 bánh sau chỉ được lôi theo - thì 2 bánh trước phải gác lên trên xe tải (tow truck), còn 2 bánh sau có thể chạy rà trên mặt đường. Ðây là một nguyên tắc quan trọng mà các tài xế xe kéo phải biết. Nhưng nếu họ không biết, thì chúng ta - chủ nhân những chiếc xe bị kéo - cần phải biết và yêu cầu tài xế tow truck làm điều đó để bảo vệ tài sản cho mình.

Sử dụng số Overdrive (O/D)
Nói chung, đây là số cao nhất trong hệ thống cần số. Trong các xe có hộp số tự động, cần gạt có 3 số, còn Overdrive chính là số thứ tư, sử dụng khi xe chạy ở vận tốc cao. Overdrive cho phép blốc máy vận hành với số vòng quay thấp (xem đồng hồ chỉ RPM - Revolutions Per Minute) trong lúc xe chạy ở vận tốc cao, để tiết kiệm xăng. O/D chỉ nhắm mục đích đó. Khi bật O/D, chúng ta cho phép bộ phận hộp số được chuyển vào trạng thái Overdrive khi xe đạt tới một vận tốc nào đó (thường là 30-40 mph tùy trọng lượng người và hàng hóa mà xe phải tải theo lúc đó.) Khi tắt O/D, chúng ta giới hạn hoạt động của bộ phận số tới mức số 3 là tối đa.
Như vậy, khi nào nên dùng O/D? Trong những điều kiện lái xe bình thường, xe có thể chạy đều đặn với một vận tốc ít nhất 35 mph, nhất là trên xa lộ, chúng ta nên bật O/D.
Nhưng, tuyệt đối không dùng O/D trong những tình trạng sau đây: Khi kẹt xe khiến xe chạy trong tình trạng Stop-and-Go (vừa chạy vừa ngừng), khi xe phải chở nặng, khi phải kéo theo một cái trailer, khi xe chạy dưới 35 miles, khi xe lên dốc, và cả khi xe xuống dốc mà chúng ta muốn hãm bớt vận tốc bằng cách đạp thắng. . . Trong những trường hợp này, nếu để O/D hộp số phải làm việc liên tục - đổi sang số 4 (overdrive) rồi lại chuyển về số 3 để thích ứng với vận tốc. Cần phải tắt O/D để khỏi làm hộp số Overheat.

KẾT LUẬN
Giờ vui nào cũng có lúc tàn, nhiều chuyện cách mấy cũng phải tới chỗ ngưng. Chưa nói hết chuyên về hộp số, Phạm Ðình vẫn buộc phải ngưng nơi đây. Ðể thay cho lời kết, chỉ xin nhắc nhở một điều: Hộp số là một bộ phận quan trọng, phức tạp, và sửa chữa rất đắt tiền, nên khi mua lại xe cũ, cần phải rà kỹ lý lịch của xe. Ðừng bao giờ mua lại chiếc xe đã từng được dùng để cho mướn. Cần phải hỏi chủ nhân về hộp số: Có sửa bao giờ chưa, đã thay bộ hộp số mới hay mới chỉ rì biu (rebuild). . .? Tại Hoa Kỳ, luật pháp bó buộc chủ nhân phải nói thật, bằng không sự mua bán không có hiệu lực nếu người mua khám phá thấy có trục trặc sau này. Nếu gặp xe đã từng có trở ngại về hộp số, hoặc hộp số đã được rebuild. . . chúng ta chẳng nên mất công trả giá, cứ nhìn về phía khác là nhẹ lòng hơn cả.
Tiện đây, xin nói thêm đôi chút về Rebuild. Rebuild hộp số - hoặc bất cứ bộ phận nào khác trong xe - tự nó không phải là điều không nên làm. Nhiều hộp số hoặc đầu máy được Rebuild mà vận hành còn tốt hơn tình trạng nguyên thủy. Có điều là, chúng ta không biết tay nghề của người thợ Rebuild ra sao - có thực sự lành nghề hay chỉ là tay mơ? Ði mua lại xe cũ, nên tránh những trường hợp Rebuild cho nhẹ mình là vì thế.
<span style=""color: #ff0000;"">[font="arial black,avant garde"]Chúng ta đang bước vào mùa Ðông, tại nhiều nơi tuyết đã rơi trắng xóa phố phường. Ðã từng là người ở vùng lạnh, Phạm Ðình xin chia sẻ với các bạn giờ này đang phải lái xe trên tuyết, di chuyển giữa tuyết. . . Ðây là lúc chúng ta phải kiên nhẫn và thận trọng hơn để giữ gìn chiếc xe thân yêu. [/font]</span>
 
Hạng D
5/1/09
1.018
202
78
VŨNG TÀU - VIETNAM
Re:Con nghiện accord_phần 2

Võ NHư Đáng nói:
data nói:
Bảo vệ hộp số khi lái xe (số AT)
Không có gì tồn tại vĩnh viễn trên cõi đời này, dù là sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, và ngay cả tình yêu... Có nhiều người còn bi quan cho rằng tình yêu mới là thứ chóng phôi pha nhất. Thưa các bạn, mở đầu như vậy, mà thực ra chỉ muốn nói về cái xe của chúng ta thôi. Ðúng thế, cái xe, cho dù bạn có yêu quý giữ gìn đến mức nào chăng nữa, cũng có lúc nó tàn tạ, bắt đầu sinh tật và đổ bệnh. Tuy nhiên, trong khi một số xe có khả năng phục vụ tận tụy trong nhiều năm, đưa chúng ta qua nhiều trăm ngàn dặm đường một cách êm ái và bình yên, thì cũng có một số xe khác không được như vậy: Chúng khục khặc ngay từ những ngày đầu, chẳng mấy khi không có vấn đề, như một đứa bé oặt ẹo, dị ứng với đủ mọi loại thời tiết!
Tại sao lại khác biệt như vậy? Có nhiều nguyên nhân khách quan. Chẳng han, do tai nạn, do khuyết điểm trong lúc chế tạo, khuyết điểm về thiết kế. . . Trong những điều kiện khoa học kỹ thuật và sự cạnh tranh ráo riết như hiện nay, các khuyết điểm khách quan đó tương đối ít. Nhưng phần lớn là do những lý do chủ quan, như cách sử dụng xe. Thí dụ, thường xuyên sử dụng xe đi những quãng ngắn mà không kịp thời giờ Warmup (rồ máy cho ấm trước khi lăn bánh) dĩ nhiên làm cho đầu máy đoản thọ hơn. Sự ăn mòn là một yếu tố khác - chẳng hạn, xe không sử dụng lâu ngày, đậu trong một chỗ có nhiều ẩm độ cũng hay bị hư hơn những xe được sử dụng thường xuyên.
Tuy nhiên, thiếu săn sóc bảo trì là lý do lớn nhất gây ra trục trặc. Nói chuyện về bảo trì thì chỉ khi nào đường phố không còn bóng xe lăn bánh, khi đó mới hết đề tài mà thôi, phải không các bạn?
Vậy cái gì là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ và bảo trì xe? Thay nhớt thường xuyên chứ gì? Ðúng lắm. Nếu có thể thay nhớt thường xuyên hơn đòi hỏi của nhà sản xuất lại càng tốt. Tránh cho xe rơi vào tình trạng nóng máy (overheat) bằng cách thường xuyên kiểm tra nhớt và nước Coolant. Thay bu-gi, màng lọc khí, hệ thống dây kéo (timing belts) cũng như các vật dụng khác theo thời biểu chỉ dẫn trong sách kim chỉ nam. Sửa ngay những chỗ trục trặc khi mới xuất hiện trước khi nó phá ra thành những chứng bệnh hiểm nghèo.
Ðó là những điều cần thiết và tương đối đơn giản. Phần dưới đây xin dành để nói về một bộ phận phức tạp và đắt tiền hơn ở trong xe, đó là bảo vệ và bảo trì hộp số.

BỘ PHẬN PHỨC TẠP, ÐẮT TIỀN NHẤT TRONG XE
Có người ví von như thế này: Hộp số là một trong những bộ phận phức tạp nhất và vì thế kém tin cậy nhất ở trong xe. Nói như vậy có lẽ hơi bi quan, nhưng không phải là không có lý do.
Là vì, sửa chỗ hộp số rất phức tạp và mắc tiền. Hơn thế nữa, nó còn là nguyên nhân đưa xe đến chỗ kém an toàn - chẳng hạn hộp số hư có thể khiến cho chiếc xe vẫn lăn khi bạn đã gài thắng hoặc chữ N (Neutral, số không). Nay xin nói đến những chuyện đơn giản và thực tiễn hơn, đó là làm sao để bảo vệ hộp số, cụ thể là giữ cho hộp số khỏi bị tổn hại và phuc vụ bền bỉ lâu dài.

Tìm hiểu nguyên nhân gây tổn hại hộp số
Phần lớn trục trặc về hộp số xảy ra sau khi hộp số bị quá nóng (overheat). Khi xe chở nặng, chẳng hạn như phải kéo một cái trailer nặng nề đằng sau, đi lại lắc lư trong tuyết, vừa chạy vừa ngừng trong lúc kẹt xe. . . là những trường hợp điển hình khiến hộp số bị Overheat. Rồ ga đưa xe ra khỏi vũng tuyết trước nhà là cả một kỳ công. Lên ga quá gắt và quá lâu mà xe chưa lăn bánh được là một cực hình đối với tài xế, và là sự tra tấn dã man đối với bộ phận số. Không cẩn thận, xe có thể cháy hộp số như chơi. Rút kinh nghiệm của những người ở xứ tuyết, chúng ta không nên rồ ga quá lâu khi xe không thể lăn bánh.

Thay dầu hộp số
Chúng ta cần phải biết rằng, vận hành ở nhiệt độ cao, dầu hộp số trở nên cháy nóng, mất dần tính nhờn, bị oxít hóa, đóng thành từng lớp vẩy cặn bên trong hộp số. Các bộ phận phụ thuộc như các đường hàn bằng cao su, gasket bên trong hộp số chịu nóng miết, trở nên giòn dễ vỡ, làm rỉ dầu. Vì thế cần phải kiểm tra dầu hộp số thường xuyên. Dầu quá ít hoặc quá nhiều trong bình đều gây tổn hại hộp số.
Luôn luôn kiểm tra chỗ đậu xe mỗi sáng: Tìm vết dầu loang dưới gầm xe, trên nền xi măng. Nếu thấy có vết loang trên nền, cần phải đặc biệt lưu ý, dù đó là nước Coolant, nhớt máy, dầu tay lái, hay dầu hộp số. Bởi vì, bất cứ một loại chất lỏng nào rỉ giọt cũng đều là nghiêm trọng, đòi hỏi phải được săn sóc ngay bằng bàn tay chuyên môn.
Nếu kiểm tra mà thấy lượng dầu trong bình còn quá thấp, ấy là dấu chỉ dầu đã bị rò ở đâu đó. Cần phải được thợ chuyên môn săn sóc ngay.
Dầu không hao cạn, nhưng đã chuyển sang màu nâu đậm, thay vì màu đỏ tươi, đó là lúc phải thay. Cần theo hướng dẫn trong sách kim chỉ nam để biết lịch trình thay dầu và loại dầu thích hợp phải sử dụng.
Ðồng thời, xin nhớ rằng dầu trong bộ hộp số tự động khó súc ra hết - mà còn đọng lại khoảng 40% dầu cũ trong Torque Converter. Như đã nói trong một số bài cách đây ít lâu, chúng ta có thể tạm hài lòng nếu chỉ đủ giờ thay lượng dầu bên ngoài Torque Converter. Nhưng cũng chính vì thế, chúng ta cần phải thay dầu hộp số thường xuyên hơn.
Nên nhớ là chỉ dùng loại dầu hộp số thích hợp được kê ra tường tận trong sách kim chỉ nam đi theo xe. Dùng dầu không thích hợp có thể làm cháy hộp số.

Bảo vệ hộp số khi lái xe
Ðiều khiển xe có hộp số tự động, chúng ta thường ít khi chú ý tới sự hiện diện của hộp số. Như một kẻ giúp việc trung thành, hộp số tự động âm thầm làm công tác của mình trong khi xe lăn bánh. Vì thế, chúng ta lại càng cần phải đặc biệt thận trọng để đừng đi tới chỗ quên hẳn người bạn trung thành này trong khi lái xe. Sau đây là một số điều cần lưu ý:

- Ðừng bao giờ gạt cần về số de (R) hay Parking (P) khi xe chưa ngừng hẳn lại.
- Ðừng bao giờ gạt cần về P khi đồng hồ chỉ vòng quay trong máy (rpm) còn cao hơn mức xe nổ không nhấn ga. (Idle)
- Luôn luôn giữ chân trên bàn thắng khi chuyển cần gạt về P.

Khi xe bị hư dọc đường, buộc phải gọi xe kéo, xin nhớ điều sau đây: Ðừng bao giờ để cho 2 bánh đẩy (drive wheel) chạy rà trên mặt đất trong lúc xe bị kéo. Chẳng hạn, nếu xe của bạn thuộc loại Front Wheel Drive - tức là hộp số vận hành 2 bánh trước, còn 2 bánh sau chỉ được lôi theo - thì 2 bánh trước phải gác lên trên xe tải (tow truck), còn 2 bánh sau có thể chạy rà trên mặt đường. Ðây là một nguyên tắc quan trọng mà các tài xế xe kéo phải biết. Nhưng nếu họ không biết, thì chúng ta - chủ nhân những chiếc xe bị kéo - cần phải biết và yêu cầu tài xế tow truck làm điều đó để bảo vệ tài sản cho mình.

Sử dụng số Overdrive (O/D)
Nói chung, đây là số cao nhất trong hệ thống cần số. Trong các xe có hộp số tự động, cần gạt có 3 số, còn Overdrive chính là số thứ tư, sử dụng khi xe chạy ở vận tốc cao. Overdrive cho phép blốc máy vận hành với số vòng quay thấp (xem đồng hồ chỉ RPM - Revolutions Per Minute) trong lúc xe chạy ở vận tốc cao, để tiết kiệm xăng. O/D chỉ nhắm mục đích đó. Khi bật O/D, chúng ta cho phép bộ phận hộp số được chuyển vào trạng thái Overdrive khi xe đạt tới một vận tốc nào đó (thường là 30-40 mph tùy trọng lượng người và hàng hóa mà xe phải tải theo lúc đó.) Khi tắt O/D, chúng ta giới hạn hoạt động của bộ phận số tới mức số 3 là tối đa.
Như vậy, khi nào nên dùng O/D? Trong những điều kiện lái xe bình thường, xe có thể chạy đều đặn với một vận tốc ít nhất 35 mph, nhất là trên xa lộ, chúng ta nên bật O/D.
Nhưng, tuyệt đối không dùng O/D trong những tình trạng sau đây: Khi kẹt xe khiến xe chạy trong tình trạng Stop-and-Go (vừa chạy vừa ngừng), khi xe phải chở nặng, khi phải kéo theo một cái trailer, khi xe chạy dưới 35 miles, khi xe lên dốc, và cả khi xe xuống dốc mà chúng ta muốn hãm bớt vận tốc bằng cách đạp thắng. . . Trong những trường hợp này, nếu để O/D hộp số phải làm việc liên tục - đổi sang số 4 (overdrive) rồi lại chuyển về số 3 để thích ứng với vận tốc. Cần phải tắt O/D để khỏi làm hộp số Overheat.

KẾT LUẬN
Giờ vui nào cũng có lúc tàn, nhiều chuyện cách mấy cũng phải tới chỗ ngưng. Chưa nói hết chuyên về hộp số, Phạm Ðình vẫn buộc phải ngưng nơi đây. Ðể thay cho lời kết, chỉ xin nhắc nhở một điều: Hộp số là một bộ phận quan trọng, phức tạp, và sửa chữa rất đắt tiền, nên khi mua lại xe cũ, cần phải rà kỹ lý lịch của xe. Ðừng bao giờ mua lại chiếc xe đã từng được dùng để cho mướn. Cần phải hỏi chủ nhân về hộp số: Có sửa bao giờ chưa, đã thay bộ hộp số mới hay mới chỉ rì biu (rebuild). . .? Tại Hoa Kỳ, luật pháp bó buộc chủ nhân phải nói thật, bằng không sự mua bán không có hiệu lực nếu người mua khám phá thấy có trục trặc sau này. Nếu gặp xe đã từng có trở ngại về hộp số, hoặc hộp số đã được rebuild. . . chúng ta chẳng nên mất công trả giá, cứ nhìn về phía khác là nhẹ lòng hơn cả.
Tiện đây, xin nói thêm đôi chút về Rebuild. Rebuild hộp số - hoặc bất cứ bộ phận nào khác trong xe - tự nó không phải là điều không nên làm. Nhiều hộp số hoặc đầu máy được Rebuild mà vận hành còn tốt hơn tình trạng nguyên thủy. Có điều là, chúng ta không biết tay nghề của người thợ Rebuild ra sao - có thực sự lành nghề hay chỉ là tay mơ? Ði mua lại xe cũ, nên tránh những trường hợp Rebuild cho nhẹ mình là vì thế.
<span style=""color: #ff0000;"">[font="arial black,avant garde"]Chúng ta đang bước vào mùa Ðông, tại nhiều nơi tuyết đã rơi trắng xóa phố phường. Ðã từng là người ở vùng lạnh, Phạm Ðình xin chia sẻ với các bạn giờ này đang phải lái xe trên tuyết, di chuyển giữa tuyết. . . Ðây là lúc chúng ta phải kiên nhẫn và thận trọng hơn để giữ gìn chiếc xe thân yêu. [/font]</span>
vd bên mẽo còn dân vịt mình như sìn lầy chẳng hạn
 
Hạng D
5/1/09
1.018
202
78
VŨNG TÀU - VIETNAM
Re:Con nghiện accord_phần 2

khô khan quá làm 1 phát cho mát mẻ VN nhoa
[youtube]http://youtu.be/Z_71muU0hTI[/youtube]
 
Last edited by a moderator: