Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Khoảnh khắc và cả đời người

Căn bệnh của cha tôi ngày càng nặng và ông sắp qua đời.
Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là đưa cha về, để ông có cuộc sống vui vẻ bên người thân trong những ngày cuối đời.
Cũng trong thời gian đó, tôi tham gia một khóa học tại trường Đại học Y New York và đến lớp hai lần một tuần. Công việc học tập giúp tôi phần nào nguôi ngoai được nỗi buồn.
Một tuần trước khi khóa học kết thúc, bệnh tình cha tôi nghiêm trọng hơn nên tôi quyết định không tham gia khóa học trong thời gian này, mà đến gặp vị giáo sư đứng lớp để xin phép nghỉ học.
Lúc đầu, tôi không có ý sẽ kể cho ông nghe về hoàn cảnh của mình, vì tôi chỉ là một sinh viên bình thường trong hàng trăm sinh viên của lớp.
Tuy nhiên, khi tôi đến, ông từ tốn mời tôi vào phòng. Ông ngồi vào bàn làm việc, nhìn tôi một cách chăm chú, sẵn sàng nghe tôi trình bày và giúp tôi giải quyết khó khăn.
Bỗng nhiên, tôi không còn giữ được vẻ bình tĩnh vốn có của một y tá nhiều kinh nghiệm, quên đi tất cả những lời tôi định trình bày và nức nở khóc. Khi nén được cảm xúc, tôi bắt đầu kể cho ông nghe về bệnh tình của cha và xin phép được tham gia khóa học sau.
Ông suy nghĩ giây lát, nhìn vào sổ ghi chép và nhẹ nhàng nói: “Đối với em, khóa học đã kết thúc ngày hôm nay. Em luôn là sinh viên xuất sắc và việc vắng mặt trong tuần cuối cùng không làm thay đổi điều đó.
Hãy trở về nhà, nơi đó cần sự có mặt của em.”
Vài ngày sau, bên giường bệnh lúc cha hấp hối, tôi nhận thấy nhờ sự cảm thông của vị giáo sư mà tôi có thêm nghị lực vượt qua thời khắc khó khăn nhất của gia đình mình.
Là người chịu trách nhiệm về khóa học, vị giáo sư có thể giúp đỡ hay làm cho việc học của tôi trở nên khó khăn.
Cha tôi qua đời vào đúng ngày thi cuối khóa. Đến bây gờ, tôi vẫn trân trọng khoảng thời gian bên cạnh cha vào những giây phút cuối cùng của ông.
Ba năm đã trôi qua kể từ mùa hè đau buồn ấy. Giờ tôi là giảng viên cộng tác tại một trường Đại học, truyền đạt cho sinh viên những kiến thức mà tôi đã thâu nhận từ khóa học năm xưa.
Vị giáo sư đã để lại ảnh hưởng rất lớn trong cách giảng dạy, cũng như cách cư xử của tôi đối với các sinh viên của mình. Bài học về lòng thương yêu và sự cảm thông ngày ấy luôn hiện diện trong các lớp học của tôi.

S.T
 
Hạng D
20/5/11
4.747
1.520
113
48
TP Biên Hòa
Sần xùi, xấu xí cũng là da
Mơn mang mẩn mượt chỉ là
Dẫu có da khô, đời bóng mượt
Còn hơn láng bóng kiếp phong ba
 
Hạng D
20/5/11
4.747
1.520
113
48
TP Biên Hòa
Tôi đang tự hỏi đời về đâu
Sang hèn vinh nhục hay nổi sầu
Dâm ba tất đất đời cũng hết
Sống tại nhân gian được bấy lâu
 
Hạng D
20/5/11
4.747
1.520
113
48
TP Biên Hòa
Bạc tiền ngày kiếm lại ngày tiêu
Tình nghĩa nhân gian đâu có nhiều
Tiêu đi không dể ngày sau kiếm
Bạc tiền, nhân nghĩa được bấy nhiêu
 
Hạng D
20/5/11
4.747
1.520
113
48
TP Biên Hòa
Quần quật sớm hôm cũng vì tiền
Tranh giành đoạt lợi làm trước tiên
Nhân gian ai khổ ngày sau giải
Trước mặt là tiền chẳng mấy yên.
 
Hạng D
20/5/11
4.747
1.520
113
48
TP Biên Hòa
Chán cảnh trần gian tôi uống say
Quên đi ngày tháng vẫn còn dài
Dẫu biết rằng ngày mai vẫn thế
Cuộc đời đâu dể có hôm nay
 
Hạng D
20/5/11
4.747
1.520
113
48
TP Biên Hòa
Sớm chiều mòn mõi với rượu tây
Cố giữ lợi danh tự hổm rày
Gia quyến tình thân anh đành bỏ
Tước vị bạc tiền anh cố vây
Ngày anh đạt được ngày anh mất
Mất chử Tâm hiền đọan kiếp vay
Trí lực dần tan, anh cạn kiệt
Ân tình chia sẽ anh nào hay
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
GIÀU - NGHÈO

Ở đời người ta thường hỏi "Làm giàu thế nào?" chứ ít ai chịu hỏi "Vì sao tôi nghèo?"

1. Chuyện anh nông dân

Có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi ... và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống. Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền
bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn năm thì lại...nghèo.

Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?

Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần. Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa.

2. Chuyện cô thợ dệt

Cô thợ dệt tên Nghèo, làm công nhân trên tỉnh, một ngày đạp máy 12h, đã 4 năm nay cô chỉ may cái túi vào áo. Vật giá leo thang, tiền lương vẫn thế, khó sống quá, cô rủ chị em đình công đòi tăng lương, chủ bảo 4 năm cô cũng chỉ làm được từng ấy việc, sao tôi phải tăng lương?

Một cô thợ may khác tên Giàu, làm cùng khâu với cô Nghèo. Giàu làm được 3 tháng biết việc rồi là xin sang tổ khác, cứ thế 2 năm sau đã thạo làm hết các khâu. Chủ đưa cô lên làm trưởng ca, lo chỉ bảo đôn đốc chị em trong xưởng.

Cuối năm rồi Giàu xin nghỉ về quê 3 tháng, dạy chị em trong làng xỏ kim may áo, vay tiền mua máy rồi lên tỉnh nói với chủ "chị giao áo cho em may, thợ em ở nhà không phải ăn cơm ở trọ nên em giao hàng giá rẻ hơn cho chị". Còn Nghèo đâu biết vì có những người như Giàu mà Nghèo chả được tăng lương.

3. Chuyện anh họa sĩ

Một anh họa sĩ tên Nghèo, làm công ở xưởng chép tranh. Nghèo khéo tay vẽ đẹp, tranh của danh họa nào vẽ cũng giống một chín một mười. Nhưng đã sáu năm rồi, Nghèo vẫn cứ ... chép tranh.

Còn anh họa sĩ tên Giàu, chép tranh chả đẹp bằng Nghèo, chủ bán không được nên cho nghỉ việc. Giàu ngẫm tranh chép cũng là đồ giả mà lại đắt, chỉ bọn trọc phú mới mua. Giàu phóng tranh thành ảnh, lồng khung sang trọng rồi bán giá chỉ bằng 1/4 tranh của ông chủ nơi Nghèo làm việc. Thấy Giàu phất nhanh Nghèo hỏi cách nào, Giàu bảo "tại tớ bán khung mà người thì lại mua tranh".

Ngẫm ở đời người ta thường hỏi "Làm giàu thế nào?" Chứ ít ai chịu hỏi "Vì sao tôi nghèo?"

S.T
 
Hạng D
20/5/11
4.747
1.520
113
48
TP Biên Hòa
Tâm sự nàng Mông….

Tôi đây tên thật là mông
Không to không nhỏ không chồng không con
Kiếp này sống trọn lòng son
Ung dung tự tại, lon ton bên người
Người vui người nói người cười
Người buồn người chửi tôi lười không đi
Ngồi một chổ cứ lầm lì
Tựa thân lên ghế nói gì chẳng nghe
Ê lắm người mới e dè
Nhích qua nhích lại cũng đè lên tôi
Có lúc người lại sâm soi
Tìm ra cái chổ lại ngồi ngắm trắng
Lót trên tấm giấy trắng ngần
Cái bao cái giẻ cái khăn cái giày
Xong rồi khó nhận hình hài
Tròn vo, móp méo, thêm hai ba lằn
Lúc thì trầy xước, lúc nhăn
Khi thì tím đỏ người “mần” trên tôi
Không thương không tiếc một đời
Ra tay đánh đập hả hơi thở dài
Mặt tôi rồi cũng mau chai
Sần sùi ghẻ lở ở hai má hồng
Tôi thì chui khuất vào trong
Thông thường hai lớp khó mong nhìn trời
Đời tôi chỉ có bơ vơ
Có thêm ẩm thấp có dơ có mùi
Mặt tôi lắm lúc lại chui
Khum đầu vào hố “xả xui” ấy mà
Đời tôi cũng lắm phong ba
Gặp thời ấm áp, gian tà lén xem
Cũng có lúc mặt tèm lem
Rồi thì nước chảy trôi kem xuống sàn
Rồi thì tôi lại hở hang
Không che không đậy không màn nắng mưa
Tôi đây than vãng cũng thừa
Đời tôi khổ thế cho vừa lòng ai.
Sáng tác