Đêm khuya, năm chàng sinh viên nằm trên sân thượng ký túc xá ngắm nhìn bầu trời lấp lánh đầy sao. Gió từ sông Sài Gòn dịu dàng thổi từng cơn. Một chàng bỗng nói:
- Hôm qua ba má dưới quê bán lúa gởi cho ta-o một tỷ đồng. Ba ta-o viết trong thư:
“Dạo này gia đình khó khăn vì phải dành dụm sắm thêm bốn chiếc xe hơi nữa vì ba bắt đầu lớn tuổi, đi cày ruộng mà không ngồi xe máy lạnh thấy bực bội lắm.
Bữa trước trời không chịu mưa, em gái mài phải liên hệ với nhà máy mua nước ngọt Coca Cola về tưới ruộng, chưa biết lúa mọc ra sao nhưng kiến làng mình uống nước ấy nhiều quá, chỉ cần bắt một con thả vào nồi cơm là tất cả ngọt như chè.
Không hiểu tại sao độ rày dân thành phố đổ dồn về quê, người thì cắt cỏ, người thì chăn trâu, họ nói vậy vẫn sướng hơn thành thị bị kẹt xe mà chật chội. Nhiều cô đẹp lắm, mặc váy đầm, phấn son đầy mình cứ giành cấy lúa với phun thuốc trừ sâu; nhà ta cũng có mấy hoa hậu xin được nấu cám heo mà ba còn hỏi xem có trình độ Anh văn bằng C không đã.
Tội nghiệp em trai mài khóc quá trời, nó học xong nhà trường đày sang Pháp thực tập, nó nhờ ba chạy để được về làng nhưng ba nghĩ ai cũng thế thì bao giờ những dân ở đấy mới có văn hoá nên lại thôi.
Số tiền một tỷ này gửi cho mài là lấy tạm ở tiền ăn trầu của bà ngoại, ba biết như thế là ít nhưng con chịu khó, nếu thiếu mượn đỡ bạn bè, tuần sau ba gửi tiếp”.
Cả bọn nghe xong, an ủi:
- Tội nghiệp mài ghê!
- Càng nghèo càng ráng học nghe em.
Chàng thứ hai thổ lộ:
- Chưa khổ bằng ta-o . Sáng nay thầy hiệu trưởng gọi lên cảnh cáo vì bỏ cơm ở nhà ăn tập thể sinh viên. Chán quá, quanh đi quẩn lại cũng mấy chục món đó: heo quay, vịt bát bửu, gà nhồi hạt sen, cá lóc đút lò, cua rút xương, tôm càng hấp rượu… ai mà nuốt cho được. Đề nghị bao nhiêu lần là thực đơn phải có rau muống nấu cà, nhà trường hứa sẽ giải quyết rồi đâu lại hoàn đó. Tuần trước anh của bạn ta-o bên Mỹ gửi về một hũ mắm nêm, cả lớp thèm quá phải trùm chăn chấm với bánh mì vì sợ giáo vụ phát hiện tịch thu.
Những tiếng kêu phẫn nộ vang lên:
- Sao trắng trợn thế nhỉ?
- Đúng là miếng ăn là miếng nhục rồi.
- Để ta-o kể tiếp. Đã thế đồ ăn họ chế biến rất bừa bãi. Ví dụ như món canh chua, rau được thái nhỏ như sợi tóc, ướp với nước cốt me bảy ngày, rồi họ đem từng sợi nhồi vào củ nhân sâm, hấp lên. Sau đó lấy ra cho vào bụng cá, mang cá ấy thả xuống nước mưa hứng trên là sen vào những đêm trăng rằm, tiếp theo cá được các thiếu nữ câu lên bằng cần câu vàng, sau đó cho vào máy vi tính xử lý nửa ngày, lôi cá ra bắt làm bản kiểm điểm, bắt cá xem chương trình ca nhạc thời trang. Cuối cùng cho cá vào chậu vẽ các cô mặc áo tắm rồi mới mổ bụng cá lấy rau ra. Chế biến cẩu thả như thế mà lại trách ta-o không chịu ăn thì có dã man không?
Cả bọn gào lên:
- Dã man quá!
Chàng thứ ba thét:
- Tớ mới thực sự bi kịch. Vừa rồi tớ lò mò xuống khu vệ sinh định tắm thì chả gặp một ai. Nước nóng, nước lạnh, xà bông thơm, khăn bông, dầu gội đầu, máy sấy tóc, kem dưỡng da để ngổn ngang, thứ nào cũng còn nguyên trong hộp. Chưa kịp làm gì đã bị những người phục vụ đổ xô ra hỏi có giặt đồ không, có kỳ lưng không, nếu đồng ý họ sẽ cho tớ tiền “boa”, nhưng các cậu biết đấy, đời nào tớ chịu bán mình. Phòng tắm sinh viên được xây rất tồi, gạch men của Ý, gương soi của Đức, còn thảm chùi chân của Ănggôla, bồn rửa mặt bằng ngọc bích, còn bồn tắm bằng cẩm thạch. Tớ đòi phải có gáo dừa và xơ mướp để kỳ thì tất cả đều gãi đầu gãi tai xin lỗi vì những thứ đó phải đặt riêng. Bực nhất là đang tắm họ cứ bấm chuông hỏi có dùng trà thơm không, có ăn bánh hoa cúc không, có gội đầu bằng sữa ong chúa không. Ra khỏi cửa còn bắt làm móng chân, bắt nhúng mình vào bể dầu thơm. Tàn ác đến thế là cùng.
Tất cả nghẹn ngào thông cảm. Chàng thứ tư vừa khóc, vừa nói:
- Nỗi khổ của các anh suy cho cùng vẫn là cái khổ vật chất, còn em khổ tinh thần mới bi kịch. Em mới vào năm thứ nhất mà vài chục công ty cứ kiên quyết bắt làm giám đốc, họ nói nếu chờ em ra trường sợ các công ty khác tranh mất. Từ chối cũng mệt vì đích thân các giám đốc đang tại chức đến năn nỉ suốt ngày, họ bảo chỉ cần em ừ một cái là họ có cớ về hưu, chẳng lẽ em không biết thương người lớn tuổi sao?
Trong khi chờ đợi, cái gì họ cũng hỏi ý kiến, thành ra vừa học vừa ký các quyết định bổ nhiệm, duyệt chi vài triệu đôla, hoặc phải nghiến răng cho ra nước ngoài ký kết các hợp đồng đến kiệt sức. Đã thế nhiều cô tài tử xinê đòi yêu em. Họ đứng dưới cửa sổ, trèo lên mái nhà hoặc đánh đu trên cành cây hy vọng em để ý, hễ gió thổi là rớt lộp độp như mít rụng, rồi lại leo lên. Em có tấm hình trong thẻ sinh viên bị một cô trộm được phóng to bằng cái nhà treo giữa ngã tư với dòng chữ: “Sinh viên, người mẫu gọi là yêu”.
( supper nổ )