Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Mà mình chơi chiêu "vô tâm" cũng hay chứ Hungnguyen?
Ủa, nay Hungnguyen lại luyện thêm ngón "vô danh ảnh" giống Thầy chùa à?
hungnguyen1978 nói:
hung_tele nói:
Ừ! Tại sao vậy nhỉ?
Lẽ ra, Mod phải có thông báo đến Hội viên trước khi đóng thớt chứ!
Cá nhân mình thấy nội dung thớt rất hay, làm mở mang kiến thức. Anh em ta, đâu chỉ cầm vô lăng mà đủ. Người cầm lái, yêu xe, nó như 1 cái "đạo". Kiến thức phổ thông là vô bờ mà!
Phi thạch nói:
Sao bài trước hay lại bị cho vào bến thế bác ?

Dạ em cũng thắc mắc lắm ,nhưng em chẳng biết làm sao .Anh nói chí phải không tự dưng người ta đặt cho cái mỹ danh là bác tài ,uống trà thưỡng nguyệt là thú vui tao nhã,luận Acc tiếu văn chương vậy mà nỡ âm thầm đóng cái bụp,chắc họ tưởng em quãng cáo bán trà ;)
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Anh em mình thường hay hội tụ với nhau có câu " Trà tam rượu tứ" nghĩa của câu này mênh mông quá em kính các bác cáo niên cắt nghĩa hộ em với cho em được mỡ mang tầm mắt
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

hung_tele nói:
Mà mình chơi chiêu "vô tâm" cũng hay chứ Hungnguyen?
Ủa, nay Hungnguyen lại luyện thêm ngón "vô danh ảnh" giống Thầy chùa à?
hungnguyen1978 nói:
hung_tele nói:
Ừ! Tại sao vậy nhỉ?
Lẽ ra, Mod phải có thông báo đến Hội viên trước khi đóng thớt chứ!
Cá nhân mình thấy nội dung thớt rất hay, làm mở mang kiến thức. Anh em ta, đâu chỉ cầm vô lăng mà đủ. Người cầm lái, yêu xe, nó như 1 cái "đạo". Kiến thức phổ thông là vô bờ mà!
Phi thạch nói:
Sao bài trước hay lại bị cho vào bến thế bác ?

Dạ em cũng thắc mắc lắm ,nhưng em chẳng biết làm sao .Anh nói chí phải không tự dưng người ta đặt cho cái mỹ danh là bác tài ,uống trà thưỡng nguyệt là thú vui tao nhã,luận Acc tiếu văn chương vậy mà nỡ âm thầm đóng cái bụp,chắc họ tưởng em quãng cáo bán trà ;)
Hôm nọ có chuyện hiểu lầm ,làm em bực bội suýt chút nữa em gây họa lớn .Nhưng nay mọi việc được tháo gỡ em lại bình thường anh à
 
Hạng F
7/9/07
13.427
310
83
Dặm đường gió bụi
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

hungnguyen1978 nói:
Anh em mình thường hay hội tụ với nhau có câu " Trà tam rượu tứ" nghĩa của câu này mênh mông quá em kính các bác cáo niên cắt nghĩa hộ em với cho em được mỡ mang tầm mắt
trà thì uống 3 chén....rượu thì quất 4 chai....xong thì giải tán :D
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

51LD1758 nói:
Bác mời mà không cho địa chỉ và thời gian thì em chịu

Dạ em trãi chiêu trà này trên diễn đàn để anh em mình cũng thưởng ,chứ có cơ hội bác gé nhà em bày biện món o long trà với bình nhị quân hầu bác vài tuần cho đã con sâu nghiện
 
Hạng B2
29/12/11
150
0
0
46
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Thực ra câu Trà Tam Rượu Tứ bắt nguồn từ một câu tục ngữ Trung Quốc, cụ thể ở Sán Đầu 汕头 có câu Trà Tam Tửu Tứ Thích Đà Nhị 茶三酒四踢跎二 (Chè uống nên có ba, Rượu thì nên bốn, còn đi đường xa thì cần có hai), ý nói làm việc gì cũng phải có bạn có phường, vậy thì mấy người là đủ? Ba người cùng uống trà, bốn người cùng uống rượu, hai người cùng kết bạn đi trên đường, vậy là đủ.

Có một dị bản nữa của câu tục ngữ trên là Trà Tam Tửu Tứ Lựu (Lưu) Thát (Đạt) Nhị 茶三酒四溜达二 có cùng ý nghĩa trên.

Ngoài ra người dân tộc Đồng ở Trung Quốc còn có câu Trà Tam Tửu Tứ Yên Bát Cán (Can) 茶三酒四烟八杆, nói đến lòng hiếu khách và phong tục thết đãi của dân bản địa khi khách đến nhà phải mời ba chén trà, ăn cơm mời rượu ít nhất bốn chén, ăn xong ít nhất mời tám hơi thuốc mới thôi.

Một lần đi dự hội nghị ở Bắc Kinh, tôi còn được biết câu Trà Tam Tửu Tứ còn có ý nghĩa về lễ nghi khi trà chỉ nên rót 3/5 chén và rượu rót 4/5 chén, tức là đừng đầy quá, chỉ vừa đủ mà thôi.

*THAM KHẢO MỘT SỐ CÁCH GIẢI THÍCH TỪ VIỆT NAM:

01. Trong cái uống của người Việt thì trà xếp thứ nhì sau rượu, nên dân gian thường gọi chung là rượu-trà. Uống trà đến ba ly, ba chén là vừa đủ. Pha trà đến ba lần là đã lấy hết hương vị trà rồi. Do đó người xưa rót trà mời khách hoặc rót để cúng chỉ rót ba lần mà thôi, thế mới gọi là “trà tam-rượu tứ”.

02. Ở Việt Nam ta có câu: CHÈ TAM RƯỢU TỨ. Xét theo triết lý âm dương, rượu là thứ nước do người phương Tây phát minh, chè là thứ nước do người phương Đông phát hiện; phương Tây ở về phía Bắc, thuộc dương là số chẳn, phương Đông ở về phía Nam, thuộc âm là số lẻ. Có ba người là đủ luận anh hùng. Uống trà là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị, để đàm luận văn chương, thế sự. Rượu có thể uống ừng ực cả ly, cả bình; nhưng trà mà uống vậy thì bị coi là ngưu ẩm- chỉ phí trà mà thôi.

03. Nếu tách riêng "chè tam" thì có thể hiểu là trà tam tuần (pha 3 nước). Uống trà không nên uống quá 3 chung, vì lúc đó trà đã nhạt, mất ngon.Còn “rượu tứ” có thể hiểu uống rượu không nên uống quá 4 chung, vì sẽ làm người ta say, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nếu uống trong định mức đó thì ngon và có lợi cho sức khỏe, còn uống quá số lượng đó là thừa, mất ngon và kết quả là rất khó lường.

Cũng có thể hiểu uống trà là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị, để đàm luận văn chương, thế sự, nên chỉ cần 3 người là đủ. Còn uống rượu là để có thể đàm tiếu, bù khú với nhau, nên đông người hơn.

Nếu sử dụng nguyên câu "chè tam, rượu tứ" thì có thể hiểu theo nghĩa sau:
Bình thường, Quân - Sư - Phụ (quân vương, Thầy và Cha), 3 người thuộc hàng ta phải dâng trà.
Khi đổ đạt, Quân - Sư - Phụ - Ta: 4 người có thể cùng uống rượu mừng.

( Nguồn: tuhai.com.vn)
Không biết giả thuyết nào đúng đây các Bác à?
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

lamhuyphong nói:
sáng nay bác Dung43 có ghé làm xe tiếp ko anh? Hôm rồi làm 60% mà thấy cũng bóng rồi đó

Tối qua bác 43 và Trường gé nhà em ,3 anh em làm mấy lượt o long và một lon ken ,em có hỏi bác ấy bao giờ mang xe qua nhưng bác chưa biết ,thôi đành chờ
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

qu.accord nói:
Thực ra câu Trà Tam Rượu Tứ bắt nguồn từ một câu tục ngữ Trung Quốc, cụ thể ở Sán Đầu 汕头 có câu Trà Tam Tửu Tứ Thích Đà Nhị 茶三酒四踢跎二 (Chè uống nên có ba, Rượu thì nên bốn, còn đi đường xa thì cần có hai), ý nói làm việc gì cũng phải có bạn có phường, vậy thì mấy người là đủ? Ba người cùng uống trà, bốn người cùng uống rượu, hai người cùng kết bạn đi trên đường, vậy là đủ.

Có một dị bản nữa của câu tục ngữ trên là Trà Tam Tửu Tứ Lựu (Lưu) Thát (Đạt) Nhị 茶三酒四溜达二 có cùng ý nghĩa trên.

Ngoài ra người dân tộc Đồng ở Trung Quốc còn có câu Trà Tam Tửu Tứ Yên Bát Cán (Can) 茶三酒四烟八杆, nói đến lòng hiếu khách và phong tục thết đãi của dân bản địa khi khách đến nhà phải mời ba chén trà, ăn cơm mời rượu ít nhất bốn chén, ăn xong ít nhất mời tám hơi thuốc mới thôi.

Một lần đi dự hội nghị ở Bắc Kinh, tôi còn được biết câu Trà Tam Tửu Tứ còn có ý nghĩa về lễ nghi khi trà chỉ nên rót 3/5 chén và rượu rót 4/5 chén, tức là đừng đầy quá, chỉ vừa đủ mà thôi.

*THAM KHẢO MỘT SỐ CÁCH GIẢI THÍCH TỪ VIỆT NAM:

01. Trong cái uống của người Việt thì trà xếp thứ nhì sau rượu, nên dân gian thường gọi chung là rượu-trà. Uống trà đến ba ly, ba chén là vừa đủ. Pha trà đến ba lần là đã lấy hết hương vị trà rồi. Do đó người xưa rót trà mời khách hoặc rót để cúng chỉ rót ba lần mà thôi, thế mới gọi là “trà tam-rượu tứ”.

02. Ở Việt Nam ta có câu: CHÈ TAM RƯỢU TỨ. Xét theo triết lý âm dương, rượu là thứ nước do người phương Tây phát minh, chè là thứ nước do người phương Đông phát hiện; phương Tây ở về phía Bắc, thuộc dương là số chẳn, phương Đông ở về phía Nam, thuộc âm là số lẻ. Có ba người là đủ luận anh hùng. Uống trà là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị, để đàm luận văn chương, thế sự. Rượu có thể uống ừng ực cả ly, cả bình; nhưng trà mà uống vậy thì bị coi là ngưu ẩm- chỉ phí trà mà thôi.

03. Nếu tách riêng "chè tam" thì có thể hiểu là trà tam tuần (pha 3 nước). Uống trà không nên uống quá 3 chung, vì lúc đó trà đã nhạt, mất ngon.Còn “rượu tứ” có thể hiểu uống rượu không nên uống quá 4 chung, vì sẽ làm người ta say, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nếu uống trong định mức đó thì ngon và có lợi cho sức khỏe, còn uống quá số lượng đó là thừa, mất ngon và kết quả là rất khó lường.

Cũng có thể hiểu uống trà là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị, để đàm luận văn chương, thế sự, nên chỉ cần 3 người là đủ. Còn uống rượu là để có thể đàm tiếu, bù khú với nhau, nên đông người hơn.

Nếu sử dụng nguyên câu "chè tam, rượu tứ" thì có thể hiểu theo nghĩa sau:
Bình thường, Quân - Sư - Phụ (quân vương, Thầy và Cha), 3 người thuộc hàng ta phải dâng trà.
Khi đổ đạt, Quân - Sư - Phụ - Ta: 4 người có thể cùng uống rượu mừng.

( Nguồn: tuhai.com.vn)
Không biết giả thuyết nào đúng đây các Bác à?
Em thấy cái nào cũng có lý ,nhưng có cái cũng chưa hợp lý ví dụ
Uống trà hai người cũng mạn đàm về acc được mà,rượu thì em vói bác Tú,bác BB cũng thường chơi tay ba mà cũng vui như tết khối chuyện để bàn
 
Hạng D
25/8/11
1.990
10
38
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

hungnguyen1978 nói:
hung_tele nói:
Mà mình chơi chiêu "vô tâm" cũng hay chứ Hungnguyen?
Ủa, nay Hungnguyen lại luyện thêm ngón "vô danh ảnh" giống Thầy chùa à?
hungnguyen1978 nói:
hung_tele nói:
Ừ! Tại sao vậy nhỉ?
Lẽ ra, Mod phải có thông báo đến Hội viên trước khi đóng thớt chứ!
Cá nhân mình thấy nội dung thớt rất hay, làm mở mang kiến thức. Anh em ta, đâu chỉ cầm vô lăng mà đủ. Người cầm lái, yêu xe, nó như 1 cái "đạo". Kiến thức phổ thông là vô bờ mà!
Phi thạch nói:
Sao bài trước hay lại bị cho vào bến thế bác ?

Dạ em cũng thắc mắc lắm ,nhưng em chẳng biết làm sao .Anh nói chí phải không tự dưng người ta đặt cho cái mỹ danh là bác tài ,uống trà thưỡng nguyệt là thú vui tao nhã,luận Acc tiếu văn chương vậy mà nỡ âm thầm đóng cái bụp,chắc họ tưởng em quãng cáo bán trà ;)
Hôm nọ có chuyện hiểu lầm ,làm em bực bội suýt chút nữa em gây họa lớn .Nhưng nay mọi việc được tháo gỡ em lại bình thường anh à
Em hỗng hiểu gì hết !!
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Nghệ thuật uống trà xứ Huế</h1> 10:10 - Chủ nhật, 04/09/2011
Tham luận: 0



0-anetdeptrongcachuongtrahue-300x199.jpg
Nghệ thuật trà Huế

Một chén trà nâng mời bạn bè, một chén trà trò chuyện tâm giao, thú uống trà đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc của người dân Việt Nam cũng như của nhiều dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ theo nếp sống, văn hoá của từng dân tộc mà người ta thưởng thức trà với nhiều phong cách và phương thức khác nhau. Trong chén trà mở đầu câu chuyện chung ấy, với riêng Huế, uống trà là một nghệ thuật với bao sự sắp đặt công phu và cả những nghi thức của một vùng văn hoá .
Trước hết, uống trà theo kiểu cung đình Huế thì phải có một bộ đồ trà đúng kiểu . Không phải chỉ có một bộ đồ trà dùng cho suốt cả 4 mùa mà kiểu cách uống trà của Huế còn thể hiện ở chỗ có bốn loại chén trà dành cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Người Huế uống trà theo mùa còn gọi là thời trà. Trong bộ đồ trà ấy, những chén Tống, chén quân, dầm, bàn … đều có những qui định riêng, chức năng riêng. Người Huế uống trà như là một hình thức lễ nghi, dẫu uống một người (độc ẩm), hai người (đối ẩm), ba người, bốn người hay nhiều người (quần ẩm) thì mọi thao tác vẫn được giữ nguyên, kể cả những cung cách pha trà, rót trà, nâng ly trà.
Về nguyên liệu chỉ có hai loại đó là trà và nước. Nhưng chỉ riêng hai nguyên liệu này cũng đã có hàng ngàn trang viết. Sự cầu kỳ, công phu ở đây không bút mực nào tả xiết, từ việc hái chè xanh ở hướng nào, giờ nào, cách ngắt ngọn ra sao, người thiếu nữ hái chè để móng tay dài bao nhiêu, cho đến việc ngâm tẩm, phơi, sao khô là cả những qui trình nghiêm ngặt. Cho nên mới có những câu chuyện về Trảm mã trà , Hầu trà , Trùng điệp trà, Tiên khai trà … Nước để pha trà cũng có những câu chuyện dài, nước mưa hứng từ đâu , nước giếng thì giếng phải sâu như thế nào, nước suối thì lấy ở đoạn nào: đầu nguồn, giữa nguồn hay cuối nguồn …. Sự công phu ấy cho thấy trà không đơn thuần là một thức uống mà người ta đã lồng vào đó bao công sức và tâm huyết để nâng lên thành một nghệ thuật .
Ở Huế còn lưu truyền câu chuyện hứng sương trên lá sen để lấy nước pha trà , còn trà thì được bọc trong hoa sen để có hương thơm tự nhiên. Đun nước để pha trà cũng là một nghệ thuật. Để có một bình trà ngon, nước đun sôi chỉ ở dạng sủi tăm, nước sôi già quá sẽ làm trà nhanh chín, hương thơm không còn. Tinh tế đến như thế thì người uống trà cũng phải có một tâm hồn nhẹ nhàng , luôn hướng đến những vẻ đẹp của đất trời, của con người thì mới thẩm thấu hết hương vị của chén trà. Cũng như nhiều quốc gia uống trà khác trên thế giới, thú uống trà của người Huế có xuất phát từ cung đình. Từ cung đình ra dân gian, tính chất nghi lễ và sang trọng giảm dần nhưng cái hồn của thú thưởng thức trà vẫn được giữ nguyên, bạn bè uống cùng nhau chén trà để tăng thêm tình thân thiết. Dẫu không uống tại lầu son, gác tía như các bậc vua chúa, quan quyền nhưng trong không gian đơn sơ, dân dã, chén trà vẫn được chủ nhân nâng hai tay mời bạn, khách và chủ đều tôn trọng nhau, chén trà vì thế vẫn nặng tình, nặng nghĩa
Trong thú uống trà của người Huế, có một điều đặc biệt là luôn đi kèm với một loại bánh đặc sản của Huế đó là các loại bánh in làm bằng hạt sen, đậu xanh, hoặc bằng bột nếp được gói bằng giấy màu ngũ sắc của Huế. Những ngày Tết, người Huế còn có thêm món mứt gừng. Đón chén trà nóng từ tay bạn hiền trao, nếm lát mứt gừng Kim Long nổi tiếng có vị ngọt ,hơi cay nồng ấm thế là như thấy cả một mùa mùa xuân đang về trong đất trời và trong cả lòng người.
Thú vui uống trà bây giờ đã trở nên phổ biến trong đời sống của nhiều người dân Huế từ già đến trẻ. Người ta tìm thấy một sự tĩnh tâm, lắng đọng khi uống trà. Trong không gian xanh mướt của những ngôi nhà vườn xứ Huế, con người được giải toả khỏi những áp lực công việc, tìm thấy chính mình trong sự tĩnh lặng và sâu sắc mà hương vị chén trà đem lại. Đó chính là ý nghĩa cuối cùng của thú uống trà mà nhiều người đã chiêm nghiệm và thu nhận lại cho chính mình, làm giàu có đời sống tinh thần của bản thân và cũng là của vùng đất Huế.
Dạ Phong