Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Cà phê được phát hiện lần đầu tiên tại một tỉnh cao nguyên của Ethiopia. Ban đầu, cây cà phê chỉ được trồng ở Châu Phi và Ả rập, tuy nhiên cho đến bây giờ thì có khoảng 50 nước trồng loại cây này, trên thế giới có 2 loại cây cà phê được trồng và xuất khẩu nhiều nhất đó là: cà phê chè hay còn được gọi với tên quốc tế là Coffe Arabica và cà phê Vối hay Coffe Robusta.

Cà phê thành phần chính là caffêin, một chất tạo cảm giác hưng phấn. Tuy nhiên theo một nghiên cứu của nhà hoá học Mỹ tại đại học Scranton thì cà phê còn cung cấp chất chống ôxihoá, rất tốt cho sức khoẻ. Nó cũng có khả năng giảm nguy cơ bị ung thư.




Đi qua từng quốc gia, cà phê lại được rang, xay và pha khác nhau tạo thành những hương vị đặc trưng của từng loại. Tại Ý nổi tiếng với cà phê Espresso, đây là loại cà phê được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suất cao chảy qua cà phê đã được xay mịn. Pháp thì họ sử dụng một chiếc bình được gọi là French pres giống như phin cà phê của Việt Nam, và cách pha cũng tương tự.

Capuchino là loại cà phê được pha theo kiểu Ý với các thành phần cà phê espresso đậm đặc phía dưới và bên trên có một lớp sữa bọt dày ở trên, được rắc thêm một ít bột sôcola, hay bột quế.


 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

TRÀ CÚC – DƯ VỊ KHÓ QUÊN
Trong mỗi chúng ta hẳn ai cũng lưu giữ ít nhiều những hình ảnh về nơi mình đang sống, đó có thể là một góc phố quen, một món ăn ngon… hay một kỉ niệm thân thương nào đó, với tôi đó là trà cúc, dường như có một sự liên hệ nào đó rất tự nhiên, gắn bó vô thức giữa tôi với thứ trà này. Có lẽ bởi hương vị của nó đã ngấm trong tôi từ hơn chục năm qua nơi con phố nhỏ nhà tôi ở đó.
Ở Hải Phòng chắc không mấy người chưa một lần thưởng thức trà cúc – thức uống giản dị mà tao nhã. Dọc đường Phan Bội Châu, con phố nhỏ nằm yên tĩnh bên hông nhà hát thành phố là nơi tập trung đông nhất những quán bán trà cúc. Không biết từ khi nào, uống trà vào mỗi buổi sớm đã trở thành một thói quen không thể thiếu đối với mỗi người dân thành phố. Tạm gác sang một bên những bộn bề, lo toan của cuộc sống thường nhật, dành chút thời gian thư thả bên cốc trà giữa người thân, bạn bè để được lắng nghe, chia sẻ hay đơn giản là tìm một khoảng lặng cho chính mình - thú vị và đáng quý biết bao.
Hương thơm dịu nhẹ của hoa cúc hòa quyện với dư vị đậm đà của trà tạo nên nét đặc trưng rất riêng của trà cúc khiến nó có sức lôi cuốn lạ lùng đối với những ai từng thưởng thức. Uống một ngụm trà, cảm giác thanh mát dần dần ngấm vào bên trong khiến bao mệt mỏi tan biến. Nhưng nếu chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Một cốc trà cúc đúng nghĩa còn cần thêm vài sợi cam thảo thái chỉ và lát quất mỏng nữa. Không có gì thích thú bằng sau khi thưởng trà, cảm nhận được hương vị nồng ấm mà thơm dịu ấy lại thấy vị ngọt của cam thảo vấn vương nơi đầu lưỡi.
Có lẽ cũng bởi sự chuyển đổi thời tiết giữa các mùa nên trà cúc thường được uống theo hai cách. Mùa nóng đa phần mọi người chọn uống trà cúc đá, mùa đông lạnh thì trà cúc nóng lại trở thành ưu tiên số một. Nhưng dù là uống theo cách nào thì để pha chế được một cốc trà cúc ngon cũng đều phải trải qua các công đoạn chung. Hoa cúc được chọn để pha chế thường là loại cúc áo đã được sấy có bán nhiều ở các hiệu thuốc bắc. Người bán sau khi mua về rang thêm một lần nữa và khi rang phải đảo thật đều tay, vặn lửa vừa phải để hoa cúc không bị cháy, khét. Sau đó, trước lúc cho vào hãm cùng với trà, hoa cúc được rửa sạch. Tùy vào nhu cầu và đối tượng khách uống mà cho lượng trà phù hợp, thường người lớn thích uống đậm đà nên cho nhiều trà hơn. Nếu là trà cúc nóng thì có thể uống ngay sau khi hãm từ 5 – 10 phút, còn đối với trà cúc đá thì có khác hơn một chút vì phải hãm trước khi uống khoảng 2 tiếng để đảm bảo khi bỏ đá vào, trà vẫn giữ nguyên hương vị và không bị loãng.
Trà cúc ngoài dùng để giải khát còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Theo dân gian, uống trà cúc giúp mắt sáng, mát gan và đặc biệt có hiệu quả đối với những người bị huyết áp cao. Như vậy trà cúc không đơn thuần là một thức uống mà nó còn có vai trò như một phương thuốc hiệu nghiệm.
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

<h1> TRÀ Ô LONG Phòng chống ung thư, xơ cứng động mạch tiểu đường và ngăn ngừa lão hoá
</h1>
tracungdinhvn




<h1> Công dụng:
- Trà Ô long có tác dụng như trà xanh: giúp phòng chống ung thư, tim mạch, viêm khớp sâu răng.
- Trà Ô long giúp giảm hẳn nguy cơ xơ cứng động mạch, tiểu đường, nhất là béo phì.
- Trà Ô long làm chậm quá trình lão hoá da, ngăn ngừa sự hình thành của tàn nhang và những nếp nhăn.

Cách pha trà Ô long:
Bước 1: Chuẩn bị trà và trà cụ
Bước 2: Tráng ấm chén với nước sôi để tiệt trùng đồng thời tráng tình trạng giảm nhiệt độ nước khi pha.
Bước 3: Cho trà vào ấm, số lượng tùy theo khẩu vị, thông thường là 5g/500ml nước. Có những nơi sẽ cho lượng trà bằng 1/6 dung tích ấm.
Bước 4: Đánh thức trà: rót một ít nước sôi ( chỉ ngập trà) rồi đổ ngay để trà không chát và loại bỏ những yếu tố làm ảnh hưởng đến hương vị. Hay nói cách khác là “ đánh thức lá trà”, giúp lá mở nhanh và thoát hương hiệu quả.
Bước 5: Hãm trà: Đổ nước sôi vào ấm tuỳ theo lượng trà và số người uống và đậy nắp lại. Tiếp tục rót nước quanh ấm để hãm trà trong vòng 01-02 phút cho lần pha đầu tiên. Thời gian hãm trà tăng dần cho những lần pha tiếp theo ( trà Ô long có thể dùng đến nước thứ 05)
Lưu ý: Nên dùng nước lọc tinh khiết hoặc nước giếng có hàm lượng ion kim loại nặng thấp nhất để pha trà. Chloroform trong nước máy hay các vi lượng trong nước khoáng sẽ làm trà mất hương vị.
Bước 6: Rót trà ra chuyên, có thể dùng một phễu lọc để giữ lại xác trà, giúp chén trà được thuần khiết.
Lưu ý: Sau mỗi lần pha phải rót hết trong ấm rồi mới thêm nước mới. Không nên hãm trà quá lâu sẽ làm giảm hương vị trà.
Bước 7: Rót trà ra chén để thưởng thức

Ngày xưa trà Ô long chỉ dành cho vua chúa thưởng thức, vì để trồng được loại trà này hoàn toàn không đơn giản. Ngày nay, trà Ô long đã được trồng và phát triển đại trà ở Trung Quốc cũng như nhiều nước khác ở Châu Á. Tại Việt Nam, Trà Ô long được sản xuất và đăng ký bởi công ty trà Nam Phương Bảo Lộc - Lâm Đồng.
</h1>
 
Hạng B2
29/12/11
150
0
0
46
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

tudam nói:
Em thì ở nhà không có thói quen uống trà, thường thì uống trà đá ở quán cafe hay quán ăn, em thấy uống trà là một nét văn hóa đặc trưng. Em không biết trong trà gồm những thành phần gì? có lợi và có hại gì cho cơ thể chúng ta?
@ Hùng Nguyễn : Bác có thể tư vấn cho em chọn một bộ đồ nghề để thưởng thức trà được không bác, tks bác.

Bác nào có dịp đi trung quốc thì mua một bộ ấm "Tử sa ấm" về mà thưởng thức
 
Hạng B2
29/12/11
150
0
0
46
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Các cụ của ta ngày xua uống trà có một số người có thói quen khi uống xong không bao giờ rửa chén trà
 
Hạng D
11/8/09
2.852
177
63
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

qu.accord nói:
tudam nói:
Em thì ở nhà không có thói quen uống trà, thường thì uống trà đá ở quán cafe hay quán ăn, em thấy uống trà là một nét văn hóa đặc trưng. Em không biết trong trà gồm những thành phần gì? có lợi và có hại gì cho cơ thể chúng ta?
@ Hùng Nguyễn : Bác có thể tư vấn cho em chọn một bộ đồ nghề để thưởng thức trà được không bác, tks bác.

Bác nào có dịp đi trung quốc thì mua một bộ ấm "Tử sa ấm" về mà thưởng thức
Mua loại này phải biết cách bác ui chứ mua mấy cái ấm làm bằng máy về thì mua Minh Long cho nó lành.

"Nghệ thuật ấm tử sa là một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc, vì vậy người sành trà không thể không có bộ ấm tử sa Nghi Hưng để thưởng ngoạn. Loại trà cụ nổi tiếng này với những huyền thoại như pha trà không cần trà, lưu trà 5 ngày không hỏng... luôn luôn mê hoặc giới trà nhân.

Huyền thoại về tử sa
Người ta không khẳng định được tử sa trà cụ ra đời khi nào song điều chắc chắn nó tồn tại từ rất lâu, song hành với đời sống của trà. Ấm uống trà chỉ ra đời từ thời Minh, bởi vậy ấm tử sa không thể có trước giai đoạn ấy, tuy nhiên từ thời Đường - Tống, trà nghệ đã rất thịnh hành và trà nhân đương thời dùng oản (bát) và trản (bát nông) để thưởng trà, đấu trà.

Truyền thuyết còn đến nay ở huyện Vô Tích - Hằng Châu đều cho rằng chính Phạm Lãi, người tình của nàng Tây Thi chính là người đã chế tạo ra những trà cụ tử sa đầu tiên từ 2000 năm trước. Công lao dạy dân làm trà cụ, nuôi cá, nuôi ngọc trai, canh tác nông nghiệp đã được người dân tôn ông làm “Thần tài - Chu công” ở Vô Tích và thờ cúng ông ngày 2 và 16 âm lịch hàng tháng.

Một truyền thuyết mang tính huyền hoặc khác nhằm tôn vinh ấm tử sa kể về câu chuyện mua phú quý khi một nhà sư kỳ dị đi ngang qua thôn Nghi Hưng rao lớn “ai mua phú quý không?”. Chẳng ai quan tâm đến lời rao ấy ngoại trừ một ông già bần hàn muốn thử tìm vận may. Nhà sư dẫn ông lên vùng núi Tinh Sơn, đá chân xuống đất rồi biến mất. Ông lão bèn đào sâu xuống tìm “phú quý” và ông gặp lớp đất ngũ sắc, đó chính là tử sa.
Dã sử về chùa Kim Sa ở Nghi Hưng lại khẳng định một vị hòa thượng trụ trì chùa tên Ngô Nghĩa Sơn thời Minh là người đầu tiên chế tạo ra độc ẩm quý hiếm từ đất tử sa để dùng.

Nghệ nhân có công nâng việc chế tác ấm tử sa lên mức nghệ thuật, lưu danh sử sách chính là Cung Xuân. Cung Xuân đã sáng tạo cách dùng muỗng đong trà làm cốt rồi lấy tử sa đắp lên nặn thành ấm trà... Cuối cùng ông làm được nhiều ấm trà đẹp, khởi thảo những trang đầu cho lịch sử ấm tử sa Nghi Hưng. Do có biệt tài bẩm sinh và am tường trà nghệ, ấm trà do Cung Xuân chế tạo được người đời ca tụng bởi cái “thần” của ấm, bởi ông khéo léo dụng được nét mờ ảo của chất tử sa tạo cảm giác cho người thưởng lãm thấy ấm Cung Xuân như một cổ khí linh thiêng. Con cháu Cung Xuân đã kế tục cho ra đời nhiều loại ấm tử sa lưu truyền hậu thế như những sản vật đặc trưng của Vô Tích. Cuộc bể dâu lịch sử Trung Hoa làm nhà Minh sụp đổ vào giữa thế kỷ 17, rất nhiều trung thần không cam chịu hợp tác với nhà Thanh đã rời bỏ Trung Nguyên chạy xuống các nước vùng Đông Nam Á. Theo chân họ, ấm tử sa Cung Xuân cũng vượt muôn trùng sóng biển xuống phía nam và hiện còn lưu giữ ở Singapore. Ấm tử sa được coi là một trong 4 quốc bảo Trung Hoa trong chiến lược bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống Trung Quốc (gồm kinh kịch, quốc họa thủy mạc, ấm tử sa, lụa Tô Châu).

Tiếp theo Cung Xuân vào những đời sau có Thời Đại Bân đã lãng mạn hóa loại sản phẩm tưởng như vô tri vô giác này. Người đời tôn vinh Cung Xuân và Thời Đại Bân lên hàng danh gia chế tác tử sa. Tiếp theo họ còn các đại gia khác: Đồng Hàn, Triệu Lương, Viên Tích v.v... đã đưa nghệ thuật ấm tử sa Nghi Hưng vang danh Trung Quốc và đã đạt tới thời kỳ cực thịnh trong suốt hai thế kỷ 17 và 18.
Nguyên liệu tử sa

Khác với những đồ gốm khác, tử sa đòi hỏi một quy trình công nghệ công phu hơn nhiều. Cả vùng Vô Tích, nói rộng ra trên toàn cõi Trung Hoa, duy nhất vùng Tinh Sơn có thổ khoáng tử sa. Vùng đất này như trong huyền thoại kể, đào xuống sẽ gặp đất tử sa 5 màu: đen, đỏ, tím, xanh, vàng... Màu vàng (thạch hoàng) khi nung lên cho màu đỏ (chu sa), đất xanh lam qua lửa chuyển thành nâu đậm “gan gà”, đất màu vàng nhạt hỏa biến sang thành lam sa v.v... Nguyên liệu tử sa hoàn toàn phải khai thác thủ công bằng tay, không dùng chất nổ để giữ tinh khí cho đất; bởi trong sa khoáng tử sa có rất nhiều lỗ nhỏ li ti, khi bị nhiễm khói thuốc sẽ không tẩy sạch được ảnh hưởng đến chất lượng trà. Các nghệ nhân còn lưu truyền cái “ngón bí quyết” trộn đất theo những tỷ lệ riêng tạo ra các màu đặc biệt: huyền sa, tử sa (ánh tím) là những công thức gia truyền.

Tử sa được luyện và trộn với sa khoáng trầm tích khai thác ở vùng Tinh Sơn xay nhuyễn. Tỷ lệ pha trộn bột đá trầm tích chính là bí quyết và làm thất vọng biết bao kẻ “đạo chích” theo nghiệp làm giả ấm tử sa. Bột trầm tích này mang đến cho ấm tử sa 23 nguyên tố vi lượng trong đó có sắt nên khi dùng trà bằng ấm tử sa vô hình chung ta đã dùng một loại nước trà khoáng hóa rất có lợi cho sức khỏe. Cũng nhờ yếu tố này, ấm tử sa thứ thiệt không bị “chân giả” lẫn lộn bởi nó luôn có tiếng thanh trong khi được gõ vào. Âm thanh này rất đặc trưng mà các loại ấm gốm khác không thể nào có được. Bột trầm tích trộn bên trong làm cho ấm tử sa xốp thông thoáng với bên ngoài, vậy người đời truyền tụng kiệt tác “tử sa” có thể ngắm thấy mức trà trong ấm và trà ủ trong ấm không bị biến chất trong suốt 5 - 6 ngày. Ấm tử sa được nung trong lò nhiệt độ rất cao trên 1.2000C làm cho sản phẩm chắc bền hơn hẳn những ấm gốm dùng thông thường chịu đựng tốt trước mọi biến đổi nhiệt độ và có thể đun trực tiếp trên bếp lò.


Nghệ thuật chế tác ấm tử sa

Tuyệt tác ấm tử sa là các tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, nó không chỉ có công năng sử dụng như một loại trà cụ mà còn là những vật trưng bày, sưu tập và gia bảo. Bởi vậy ngoài dòng thương phẩm sản xuất hàng loạt, người ta chú trọng đến dòng tử sa nghệ thuật mà các nghệ nhân mài công, vắt óc nghiền ngẫm chế tạo ra chúng. “Ấm nào, nắp ấy” là một nguyên tắc bất di bất dịch cho mỗi bộ ấm tử sa thứ thiệt, nghệ nhân tạo ra nó có một độ chính xác đến kinh ngạc không chênh một sợi tóc. Bởi vậy trà nhân có thể ung dung khi rót ấm tử sa ở góc nghiêng 900 mà không hề sợ rơi nắp ấm. Ấy cũng là vì sao không bao giờ nắp ấm tử sa bị “xiềng xích” bởi sợi dây bảo vệ của chủ nhân. Miệng vòi, mặt thoáng ấm phải luôn trên mặt phẳng, khi chế đầy nước, trà không bị tràn ra vòi. Tạo tác vòi ấm là một bí quyết, vùng đất “dụng võ” cho các nghệ nhân thi thố tài năng. Tạo các dòng nước trà xoáy vặn lung linh, dòng nước kép nhị tuyền v.v... và khi ngưng rót, nước trà không lem trên miệng vòi luôn là những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe phải đạt được của những tác phẩm muốn lưu danh.

Hình dáng ấm tử sa thường có 3 dạng: loại hình kỷ hà theo nguyên tắc đối xứng cân đối như tròn, vuông, lục giác v.v... Loại hình mô phỏng thiên nhiên như trái phật thủ, chiếc lá hoặc hình sừng tê giác v.v... Loại thứ ba kết hợp cả hai nguyên tắc trên để tạo dáng vừa cân xứng vừa thiên nhiên như trái bí ngô, trái đào tiên, đóa hoa sen v.v...
Nghệ thuật trang trí ấm tử sa thấm đẫm triết lý sâu xa bắt nguồn từ những chuẩn mực về luân lý, đạo đức cũng như ước vọng của cuộc sống. Đôi khi là những tích lịch sử răn dạy trung hiếu tiết nghĩa, đôi khi là câu chuyện dân gian đầy tính nhân văn. Cảnh đẹp sơn hà cẩm tú cũng là những mảng đề tài gợi cảm xúc sáng tạo cho các nghệ nhân. "

@ Bác chủ thớt: Mình rất thích trà nhưng không thích bia rượu nên thấy bác đưa thớt lên muốn làm quen bác để có cơ hội thưởng thức xem sao thôi. Thường thì mình uống chung với vài anh em thân thiết.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
29/12/11
150
0
0
46
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Kiêng kỵ khi sử dụng trà Bạn không nên đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng vì khi đó vitamin C Trong lá trà sẽ bị phá hủy, nước lại có vị đắng chát. Cũng không nên nhai nuốt lá trà vì có thể sẽ "ăn" vào một số chất gây ung thư.

Uống trà là thói quen của rất nhiều người VN, tuy nhiên uống như thế nào để có lợi cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Các nhà khoa học đã đưa ra một số điều nên tránh khi dùng loại đồ uống này:

Đun hoặc hãm trà trong phích nước nóng

Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá trà hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá trà cũng bị phân hủy.

Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước trà có vị đắng chát, mà chất dinh dưỡng có trong lá trà còn giảm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước pha trà cũng nên giữ ở 80 độ C là tốt nhất.

Nhai nuốt lá trà

Nhai sống lá trà rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá trà bị phân giải do nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.

Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, nó không vào cơ thể được. Nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp, độc chất sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.

Uống trà ngay sau bữa ăn

Trong lá trà có nhiều axit tanna. Nếu uống trà ngay sau khi ăn, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.

Các tính toán cho thấy, nếu sau bữa ăn bạn pha 15 g trà uống, lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm 50%, lâu ngày dễ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Uống nước trà pha để lâu

Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.

Lượng axit tannic trong nước trà để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, uống trà sau khi pha 4-6 phút là tốt nhất.

Uống trà quá đặc

Trong nước trà đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, việc uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.

Ngoài ra, axit tannic trong nước trà đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.

Uống trà lúc đói

Khi đói bụng, việc uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói, hiệu suất hấp thu cao nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá trà được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng "say trà".

Uống trà ngay sau khi ăn thịt dê, thịt chó

Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá trà có nhiều axit tannic. Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin. Đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.

Dùng nước trà để uống thuốc

Nhiều người có thói quen dùng nước trà để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà, các chất có trong lá trà như axit tannic, theine, caffeine... và một số vitamin được hòa tan trong nước. Khi dùng nước trà uống thuốc, các thành phần trong nước trà và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu.
[*]Theo Tri thức trẻ