Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

TRÀ THIẾT QUAN ÂM
Thiết Quan Âm vốn được sản xuất ở trấn Tây Bình huyện An Khê có hơn 200 năm lịch sử. Nguồn gốc của Thiết Quan Âm ở An Khê hãy còn lưu truyền một câu chuyện. Tương truyền vào đời Thanh năm vua Càn Long, trên vườn trà ở trấn Tây Bình, huyện An Khê, Ngụy Ẩm chế được một loại trà ngon, mỗi ngày sáng tối ông đều pha 3 chum trà cúng dường lên Bồ Tát Quan Âm. Cứ như vậy suốt mười năm trời không hề gián đoạn, đủ thấy lòng thành tin Phật của ông. Một đêm, Ngụy Ẩm mộng thấy ở trên vách núi có một cây trà tỏa ra mùi thơm của hoa lan, đang lúc định hái, bị tiếng chó sủa ở đâu làm tỉnh mất cơn mộng. Sang ngày hôm sau, quả nhiên ở trên chởm đá ông tìm thấy một cây trà giống hệt cây trà trong mộng. Do đó Ngụy Ẩm hái một ít lá non mang về nhà chuyên tâm chế biến. Sau khi chế xong, vị trà dịu ngọt thơm ngon, làm tinh thần nhẹ nhàng. Ngụy Ẩm cho rằng đây là vua trong các loại trà, liền bứng cả cây trà mang về nhà làm giống để trồng. Vài năm sau, trà mọc nhiều và tươi tốt, cành lá xum xuê. Do vì lá trà đẹp như Ngài Quan Âm, nặng như sắt, mà lại do Ngài Quan Âm gia hộ báo mộng cho nên ông gọi trà là Thiết Quan Âm. Từ đó Thiết Quan Âm nổi danh thiên hạ.

Thiết Quan Âm trở thành cực phẩm của trà Ô Long. Phẩm chất đặc trưng của trà là sợi trà cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục trạch sa, hình thể tựa như cái đầu con chuồn chuồn, như loa ốc. Sau khi pha, trà màu vàng tươi đậm, đẹp tựa hổ phách, có mùi thơm tự nhiên ngào ngạt của hoa lan, vị trà đậm đà dịu ngọt lâu tan, tục xưng là có "âm vận". Trà âm vừa ngon vừa lâu, có thể nói "bảy nước còn dư hương"
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Hôm nọ em mở bình " Tử Sa" với bác tudam và bác BB
Bình trà được xếp thành 4 loại: độc ẩm, đối ẩm, đa ẩm, đình ẩm. Theo các nghệ nhân, loại ấm thượng thặng mà ai sở hữu cũng phải kính nể là: “Thứ nhất Thái Đức Gan gà, Thứ nhì Lưu Bội, Thứ ba Mạnh Thần”. Hiện, các bình trà do Đại sư làm thường có giá khoảng 15.000- 17.000USD/bình. Riêng cấp đệ nhị thì giá từ 4000-7000USĐ/ấm. Tuy nhiên, các nghệ nhân này chỉ làm ấm trà không làm tách.
Khi đã sở hữu được bình trà quý cần phải biết tuân theo những quy củ sau: chỉ pha một loại trà cho một bình, không bao giờ sử dụng loại trà khác pha lẫn. Nếu không, bình sẽ bị hư vì vị trà khi ngấm vào bình sẽ tạo ra mùi hương khác. Bình trà quý” kỵ” lau rửa bằng hóa chất như: xà bông, nước tẩy rửa. Tất cả chỉ được nhúng vào nước nóng trước khi pha trà. Khi đã dùng xong chỉ cần chần qua nước sôi và cất đi. Tay dính dầu mỡ tuyệt đối không được chạm vào bình trà. Nước dùng pha trà tốt nhất là nước mưa sạch hoặc nước tinh khiết nấu từ 79-800C… sẽ giúp lá trà xanh tươi trở lại như mới hái. Còn với nước sôi già, trà bị vàng lá, hương vị sẽ giảm nhiều và trà dễ bị hư.
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Giờ thì đến rượu
Các Loại Rượu Nổi Tiếng Ở Việt Nam
1. Bến Tre có rượu Phú lễ, độ cồn rất cao, nồng, gắt uống rất sốt nhưng không gây nhứt đầu, thường được ngâm với chuối hột
2. Rượu Kim Long là tên gọi một loại rượu có nguồn gốc từ huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Là loại rượu đế nổi tiếng từ lâu. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí đã viết rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị là ngon hơn hết.
3. Rượu Kim Sơn là tên gọi một loại rượu có thương hiệu được sản xuất từ huyện miền biển Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình.
4. Trà Vinh nổi thiếng vời rượu xuân thạnh vời 2 loại trắng và đỏ, loại đỏ độ cồn nhẹ hơn được làm từ nếp thường pha lẫn nếp than tạo màu tím.
5. Rượu Bàu đá, loại này nổi tiếng nhất ở huyện Tây sơn với truyền thống võ học lâu đời cũng chính vì vậy đây là loại rượu rất nặng, được nấu từ nước của suối ở huyện Tây Sơn. Rượu này được nấu từ gạo, nếp, ngô, hoặc khoai mì.
6. Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống, thường được quảng cáo là các loại rượu cường dương hay bổ âm( hè hè ). Rượu thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược(thuốc nam, thuốc bắc) hoặc động vật(rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt, cá ngựa…)
7. Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam.
8. Rượu làng Vân: còn gọi là Vân hương mĩ tửu, trước kia thường dùng sắn tươi, sắn khô, nay chủ yếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc.
9. Rượu Sán Lùng: ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, thường dùng gạo nương và một số loại lá thuốc. Có hai loại màu trắng trong hoặc màu nâu đen nhạt.
10. Rượu ngô Bắc Hà: nấu bằng ngô, màu trắng hơi ngả vàng.
12. Rượu Thanh Kim: thuộc xã Thanh Kim, Sapa, dùng mầm thóc nếp.
13. Rượu Mẫu Sơn: rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn
14. Rượu Đá Bạc: Thừa Thiên Huế
15. Rượu Hồng Đào: Quảng Nam
Còn nữa nhưng em say rồi các bác ạ
 
Hạng D
20/8/10
2.181
0
0
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

hungnguyen1978 nói:
Giờ thì đến rượu
Các Loại Rượu Nổi Tiếng Ở Việt Nam
1. Bến Tre có rượu Phú lễ, độ cồn rất cao, nồng, gắt uống rất sốt nhưng không gây nhứt đầu, thường được ngâm với chuối hột
2. Rượu Kim Long là tên gọi một loại rượu có nguồn gốc từ huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Là loại rượu đế nổi tiếng từ lâu. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí đã viết rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị là ngon hơn hết.
3. Rượu Kim Sơn là tên gọi một loại rượu có thương hiệu được sản xuất từ huyện miền biển Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình.
4. Trà Vinh nổi thiếng vời rượu xuân thạnh vời 2 loại trắng và đỏ, loại đỏ độ cồn nhẹ hơn được làm từ nếp thường pha lẫn nếp than tạo màu tím.
5. Rượu Bàu đá, loại này nổi tiếng nhất ở huyện Tây sơn với truyền thống võ học lâu đời cũng chính vì vậy đây là loại rượu rất nặng, được nấu từ nước của suối ở huyện Tây Sơn. Rượu này được nấu từ gạo, nếp, ngô, hoặc khoai mì.
6. Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống, thường được quảng cáo là các loại rượu cường dương hay bổ âm( hè hè ). Rượu thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược(thuốc nam, thuốc bắc) hoặc động vật(rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt, cá ngựa…)
7. Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam.
8. Rượu làng Vân: còn gọi là Vân hương mĩ tửu, trước kia thường dùng sắn tươi, sắn khô, nay chủ yếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc.
9. Rượu Sán Lùng: ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, thường dùng gạo nương và một số loại lá thuốc. Có hai loại màu trắng trong hoặc màu nâu đen nhạt.
10. Rượu ngô Bắc Hà: nấu bằng ngô, màu trắng hơi ngả vàng.
12. Rượu Thanh Kim: thuộc xã Thanh Kim, Sapa, dùng mầm thóc nếp.
13. Rượu Mẫu Sơn: rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn
14. Rượu Đá Bạc: Thừa Thiên Huế
<span style=""color: #ff0000;"">15. Rượu Hồng Đào: Quảng Nam </span>
Còn nữa nhưng em say rồi các bác ạ
Theo em được biết thì không có rượu Hồng Đào Bác ạ. Khôg biết có chính xác không, nhờ các Cao Niên chỉ giáo
Đất Quảng Nam có 2 câu thơ nổi tiếng:
" Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhắm đã say"
Tác giả chỉ mượn hình tượng rượu Hồng Đào để làm nổi bật cái nét của Quảng Nam chứ thực tế về Quảng Nam Bác sẽ chẳng tìm ra đâu được rượu Hồng Đào.
 
Hạng D
22/7/11
2.369
6
38
46
NoWhere
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Vậy là trước giờ hungnguyen ăn ốc nói mò hả anh Dũng ???
35.gif
35.gif

em zọt à...
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Hồng Đào,Hồng Đào Linh Chi,Hồng Đào Tứ Quý,Hồng Đào Tằm Công Tử,em đều uống hết rồi.Chủ rượu này tên là ( Đỗ Thế Quân).Nhờ bác Đáng kiễm chứng dùm em
Khi nào có dịp em đãi lão BB và lão Trường một bữa :)