Hạng D
22/7/11
2.369
6
38
46
NoWhere
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

bữa nào thì bác cho cái lịch luôn đi. em mong được đối ẩm cùng bác, được nghe bac giảng vè rựu, trà... tá lả
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

truongnx2012 nói:
bữa nào thì bác cho cái lịch luôn đi. em mong được đối ẩm cùng bác, được nghe bac giảng vè rựu, trà... tá lả

Em đang chờ bình " Tiên ông quá bộ" để đựng HĐ đải bác.nhắc mới nhớ mấy tuần rồi chưa thấy cài bình nó về:mad:
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Rượu Hồng Đào trước đây hoàn toàn không có thật. Sau nầy một doanh nghiệp của Đà Nẵng đăng ký nhãn hiệu để đưa ra thị trường thôi.
Các bác cứ xem bài báo nầy đi rồi sẻ có cái nhìn đúng đắn hơn.

Mấy bữa ni, trên một tờ báo cuối tuần, người Quảng Nam – Đà Nẵng lại cãi về “rượu Hồng Đào” (trong câu ca dao: “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”). Anh bạn tôi phô-tô cho mỗi người một bản hai bài báo của anh Lê Minh Quốc và anh Nguyễn Trung Dân để tiện nghiên cứu và cãi. Sôi nổi cứ như là Wolrd Cup bóng đá.

Rượu Hồng Đào là gì? Nỗi khúc mắc đó của hàng triệu người Quảng Nam và những người nơi khác tìm hiểu về Quảng Nam được khơi lên, thách thức đau đầu cho con người ở một vùng đất mà bản tính luôn hừng hực muốn đi đến tận cùng sự thực.

Một câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu bỏ qua, cho đến nay vẫn chưa có lời đáp. Cụ Phan Khôi lý sự, nhà nghiên cứu Quảng Nam Nguyễn Văn Xuân, nhà văn Nguyên Ngọc và nhiều tên tuổi khác của Quảng Nam vẫn chưa có lời đề cập, góp ý. Dè dặt quá chăng?

ACCORD CLUB :THƯ QUÁN  TRÀ-RƯỢU-THÚ TIÊU DAO

Tuy chưa ai đưa ra lời khẳng quyết nhưng có lẽ trong mỗi người đều nghiêng về giả thuyết này hay giả thuyết khác. Chỉ nghiêng thôi chứ không dám chắc hẳn vì ở cái đất hay cãi này (Quảng Nam hay cãi), muốn quả quyết chuyện gì phải xác lý. Không tin, ngẫm lại xem!
Anh Lê Minh Quốc mới chỉ thả một câu hỏi: “Không rõ năm 1602, khi Nguyễn Hoàng cầm quân vượt núi Hải Vân vào trấn giữ Quảng Nam, câu ca dao tiêu biểu nhất, khái quát nhất của vùng đất này đã có chưa?”. Mới rụt rè hỏi thế thôi, ai có biết xin chỉ giáo giùm mà đã bị anh Nguyễn Trung Dân cho một tràng lịch sử dằng dặc rồi “trợn mắt”: “Cớ gì lại khu trú sự xuất hiện của câu ca dao trên phải có trước hay sau cái mốc Nguyễn Hoàng vào trấn Quảng Nam mà lại không thể có từ khi Quảng Nam đã thành danh xưng? (1471)”. Cãi đến mức như rứa thì sợ thật!?

Nói thì nói thế thôi, chứ sợ đến mấy cũng phải cãi. Anh Phạm Hữu Đăng Đạt, tác giả cuốn Hương vị Quảng Nam, khi lai rai cùng tôi, ở phút thật lòng nhất buông một câu “chí phải” đầy vẻ… Quảng Nam: “Nói rứa chớ cãi hắn sướng chứ ông!”. Tôi ngộ ra khi cãi người ta thấy sướng, bởi sướng – chứ không phải thắng – cho nên không sợ!

Cho đến nay, tôi cũng không đoan chắc rượu Hồng Đào có hay không? Tuy nhiên, nói gọn lỏn rằng “hoàn toàn không có” mà không đưa ra được luận cứ, dẫn chứng nào như anh Lê Minh Quốc thì khó đấy. Đó chỉ thuần là suy đoán chủ quan. Vì vậy, chỉ có thể coi đây là một cách lý giải dựa trên niềm tin, có giá trị như một giả thuyết, không thể diễn đạt bằng phán quyết chắc như đinh đóng cột rằng “rượu Hồng Đào hoàn toàn không có thật”.

Thú thật, trước nay tôi cũng nghiêng về giả thuyết như anh Quốc, thầm nghĩ rượu Hồng Đào cũng tương tự như lá diêu bông của nhà thơ Hoàng Cầm mà một thi sĩ dân gian nào đó ở Quảng Nam trong lúc xuất thần buông ra. Nhưng quyết rằng không có thì tôi không dám chắc, vì cái ta không thấy, không biết thì logic học không cho phép kết luận rằng đấy là cái không có.

Cùng cho rượu Hồng Đào là có thật như anh Nguyễn Trung Dân có anh Đỗ Thế, Phó Giám đốc Công ty Minh Anh (Đà Nẵng) – đơn vị đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền và đang sản xuất rượu Hồng Đào hiện nay. Tuy nhiên, anh Thế cho biết cách chế biến rượu Hồng Đào mà anh nghe một người dân tên Sáu (anh Thế không nhớ họ) ở xã Điện Quang (Gò Nổi), Điện Bàn, kể lại thì rất công phu. Câu chuyện được anh Thế thuật lại như sau:

Ngày xưa, lúa gạo ít, người nông dân phải dành thóc để ăn đến giáp hạt nên ngày thường không dư dả lúa thóc để nấu rượu. Chỉ vào mùa thu hoạch, người ta mới dành ra chút ít để nấu nên nguyên liệu nấu rượu Hồng Đào luôn luôn là lúa mới (lúa – tiếng Quảng Nam còn có nghĩa là thóc). Lúa được xay trong các cối xay bằng tre để bóc vỏ trấu, hạt gạo còn màu trắng đục ngà xanh của vỏ cám. Hạt cơm nấu từ gạo này để làm rượu phải đảm bảo không được nở to, bề mặt hạt cơm trơn bóng.

Sau khi để nguội, trộn với một ít men lá - người vùng cao hiện nay vẫn dùng sản xuất rượu cần – và ủ trong những chum sành khoảng một tuần sau mới đem chưng cất. Men rượu tự nhiên trong lá sẽ chuyển cơm thành rượu có mùi thơm nồng đượm, đặc trưng của mùi gạo lức mới còn nguyên cám.

Sau đó ủ tiếp rượu mới cất (có khi với quả đào chín thái mỏng) trong các chum sành và chôn cả chum rượu dưới đất. Sau hơn 100 ngày mới đào lên, rượu Hồng Đào lúc này có màu hồng đỏ óng ánh và mùi thơm rất quyến rũ. Thông thường, hũ rượu này chỉ dùng trong các dịp lễ lạt, đình đám.

Anh Thế chỉ cho tôi lò nấu rượu hình bát quái của công ty mới đầu tư cùng dãy chum lọ xếp chật cả kho xưởng lớn và cho biết hiện đơn vị anh đang chế biến rượu Hồng Đào theo hướng mô phỏng từ lời kể trên.

Câu chuyện của anh Thế thuật lại qua lời kể của một người dân Gò Nổi làm tôi phân vân. Với tất cả sự dè dặt cần thiết tôi xin nói rằng lời kể của một người là chưa đủ để kết luận rượu Hồng Đào ngày xưa được chế biến theo cách như vậy. Tuy nhiên, cách giải thích này thì còn khả dĩ chấp nhận được.

Cách của anh Nguyễn Trung Dân, mới thật là dễ sợ. Xin trích nguyên văn: “Lấy rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu nên rượu Hồng Đào”.

Với tất cả lòng trân trọng với sự thật – dù có phũ phàng – tôi và rất nhiều đồng hương Quảng Nam khác mong anh Dân cho biết cụ thể quá trình tìm hiểu và cách phối kiểm nguồn tin mà trong những ngày làm báo đi đây đó anh đã thu thập được, để đi đến kết luận rượu Hồng Đào ngày xưa được “chế tác” theo cách thức nói trên.

Còn bây giờ đây, trong khi chờ đợi, tôi không muốn tin rằng đấy là loại “rượu Hồng Đào chưa nhắm đà say”, loại rượu được dùng trong giây phút hợp cẩn giao bôi thiêng liêng như anh Dân nói. Khi chưa có được những chứng cớ xác đáng, với lòng yêu mến Quảng Nam, cho phép tôi xin gọi thứ rượu mà anh Dân kể lại là “rượu nghe nói đà kinh!”.

Tôi bỗng sực nhớ đến câu nói quen thuộc của dân nhậu thời hiện đại: “uống nói mới tin”. Thôi thì “uống nói mới tin”, ai đã (dám) uống được cái rượu ấy thì nói tôi mới tin!?
NGUYỄN ĐÔNG
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
20/8/10
2.181
0
0
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

hungnguyen1978 nói:
Hồng Đào,Hồng Đào Linh Chi,Hồng Đào Tứ Quý,Hồng Đào Tằm Công Tử,em đều uống hết rồi.Chủ rượu này tên là ( Đỗ Thế Quân).Nhờ bác Đáng kiễm chứng dùm em
Khi nào có dịp em đãi lão BB và lão Trường một bữa :)
Vấn đề này vẫn còn đang bàn cãi Bác à ! nhưng thực tế thì người dân Quảng Nam mà chính xác là xuất phát từ Gò Nổi- huyện Điện Bàn (Chính là quê mẹ em, còn quê Ba em thì cũng lân cận - Duy Xuyên ) họ không công nhận có rượu Hồng Đào ( Chính em hỏi trong bàn tiệc đấy nhé). Họ nói nó chỉ là 1 vật chất tinh thần thôi : <span style=""color: #ff0000;"">"vật chất hóa một đặc sản tinh thần"[style="color: #000000;"]. Người ta vẫn bàn cãi nhưng đại đa số họ không chấp nhận là có đắc sản là rượu Hồng Đào </span>[/style]
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Võ NHư Đáng nói:
Mấy bữa ni, trên một tờ báo cuối tuần, người Quảng Nam – Đà Nẵng lại cãi về “rượu Hồng Đào” (trong câu ca dao: “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”). Anh bạn tôi phô-tô cho mỗi người một bản hai bài báo của anh Lê Minh Quốc và anh Nguyễn Trung Dân để tiện nghiên cứu và cãi. Sôi nổi cứ như là Wolrd Cup bóng đá.

Rượu Hồng Đào là gì? Nỗi khúc mắc đó của hàng triệu người Quảng Nam và những người nơi khác tìm hiểu về Quảng Nam được khơi lên, thách thức đau đầu cho con người ở một vùng đất mà bản tính luôn hừng hực muốn đi đến tận cùng sự thực.

Một câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu bỏ qua, cho đến nay vẫn chưa có lời đáp. Cụ Phan Khôi lý sự, nhà nghiên cứu Quảng Nam Nguyễn Văn Xuân, nhà văn Nguyên Ngọc và nhiều tên tuổi khác của Quảng Nam vẫn chưa có lời đề cập, góp ý. Dè dặt quá chăng?

ACCORD CLUB :THƯ QUÁN  TRÀ-RƯỢU-THÚ TIÊU DAO

Tuy chưa ai đưa ra lời khẳng quyết nhưng có lẽ trong mỗi người đều nghiêng về giả thuyết này hay giả thuyết khác. Chỉ nghiêng thôi chứ không dám chắc hẳn vì ở cái đất hay cãi này (Quảng Nam hay cãi), muốn quả quyết chuyện gì phải xác lý. Không tin, ngẫm lại xem!
Anh Lê Minh Quốc mới chỉ thả một câu hỏi: “Không rõ năm 1602, khi Nguyễn Hoàng cầm quân vượt núi Hải Vân vào trấn giữ Quảng Nam, câu ca dao tiêu biểu nhất, khái quát nhất của vùng đất này đã có chưa?”. Mới rụt rè hỏi thế thôi, ai có biết xin chỉ giáo giùm mà đã bị anh Nguyễn Trung Dân cho một tràng lịch sử dằng dặc rồi “trợn mắt”: “Cớ gì lại khu trú sự xuất hiện của câu ca dao trên phải có trước hay sau cái mốc Nguyễn Hoàng vào trấn Quảng Nam mà lại không thể có từ khi Quảng Nam đã thành danh xưng? (1471)”. Cãi đến mức như rứa thì sợ thật!?

Nói thì nói thế thôi, chứ sợ đến mấy cũng phải cãi. Anh Phạm Hữu Đăng Đạt, tác giả cuốn Hương vị Quảng Nam, khi lai rai cùng tôi, ở phút thật lòng nhất buông một câu “chí phải” đầy vẻ… Quảng Nam: “Nói rứa chớ cãi hắn sướng chứ ông!”. Tôi ngộ ra khi cãi người ta thấy sướng, bởi sướng – chứ không phải thắng – cho nên không sợ!

Cho đến nay, tôi cũng không đoan chắc rượu Hồng Đào có hay không? Tuy nhiên, nói gọn lỏn rằng “hoàn toàn không có” mà không đưa ra được luận cứ, dẫn chứng nào như anh Lê Minh Quốc thì khó đấy. Đó chỉ thuần là suy đoán chủ quan. Vì vậy, chỉ có thể coi đây là một cách lý giải dựa trên niềm tin, có giá trị như một giả thuyết, không thể diễn đạt bằng phán quyết chắc như đinh đóng cột rằng “rượu Hồng Đào hoàn toàn không có thật”.

Thú thật, trước nay tôi cũng nghiêng về giả thuyết như anh Quốc, thầm nghĩ rượu Hồng Đào cũng tương tự như lá diêu bông của nhà thơ Hoàng Cầm mà một thi sĩ dân gian nào đó ở Quảng Nam trong lúc xuất thần buông ra. Nhưng quyết rằng không có thì tôi không dám chắc, vì cái ta không thấy, không biết thì logic học không cho phép kết luận rằng đấy là cái không có.

Cùng cho rượu Hồng Đào là có thật như anh Nguyễn Trung Dân có anh Đỗ Thế, Phó Giám đốc Công ty Minh Anh (Đà Nẵng) – đơn vị đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền và đang sản xuất rượu Hồng Đào hiện nay. Tuy nhiên, anh Thế cho biết cách chế biến rượu Hồng Đào mà anh nghe một người dân tên Sáu (anh Thế không nhớ họ) ở xã Điện Quang (Gò Nổi), Điện Bàn, kể lại thì rất công phu. Câu chuyện được anh Thế thuật lại như sau:

Ngày xưa, lúa gạo ít, người nông dân phải dành thóc để ăn đến giáp hạt nên ngày thường không dư dả lúa thóc để nấu rượu. Chỉ vào mùa thu hoạch, người ta mới dành ra chút ít để nấu nên nguyên liệu nấu rượu Hồng Đào luôn luôn là lúa mới (lúa – tiếng Quảng Nam còn có nghĩa là thóc). Lúa được xay trong các cối xay bằng tre để bóc vỏ trấu, hạt gạo còn màu trắng đục ngà xanh của vỏ cám. Hạt cơm nấu từ gạo này để làm rượu phải đảm bảo không được nở to, bề mặt hạt cơm trơn bóng.

Sau khi để nguội, trộn với một ít men lá - người vùng cao hiện nay vẫn dùng sản xuất rượu cần – và ủ trong những chum sành khoảng một tuần sau mới đem chưng cất. Men rượu tự nhiên trong lá sẽ chuyển cơm thành rượu có mùi thơm nồng đượm, đặc trưng của mùi gạo lức mới còn nguyên cám.

Sau đó ủ tiếp rượu mới cất (có khi với quả đào chín thái mỏng) trong các chum sành và chôn cả chum rượu dưới đất. Sau hơn 100 ngày mới đào lên, rượu Hồng Đào lúc này có màu hồng đỏ óng ánh và mùi thơm rất quyến rũ. Thông thường, hũ rượu này chỉ dùng trong các dịp lễ lạt, đình đám.

Anh Thế chỉ cho tôi lò nấu rượu hình bát quái của công ty mới đầu tư cùng dãy chum lọ xếp chật cả kho xưởng lớn và cho biết hiện đơn vị anh đang chế biến rượu Hồng Đào theo hướng mô phỏng từ lời kể trên.

Câu chuyện của anh Thế thuật lại qua lời kể của một người dân Gò Nổi làm tôi phân vân. Với tất cả sự dè dặt cần thiết tôi xin nói rằng lời kể của một người là chưa đủ để kết luận rượu Hồng Đào ngày xưa được chế biến theo cách như vậy. Tuy nhiên, cách giải thích này thì còn khả dĩ chấp nhận được.

Cách của anh Nguyễn Trung Dân, mới thật là dễ sợ. Xin trích nguyên văn: “Lấy rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu nên rượu Hồng Đào”.

Với tất cả lòng trân trọng với sự thật – dù có phũ phàng – tôi và rất nhiều đồng hương Quảng Nam khác mong anh Dân cho biết cụ thể quá trình tìm hiểu và cách phối kiểm nguồn tin mà trong những ngày làm báo đi đây đó anh đã thu thập được, để đi đến kết luận rượu Hồng Đào ngày xưa được “chế tác” theo cách thức nói trên.

Còn bây giờ đây, trong khi chờ đợi, tôi không muốn tin rằng đấy là loại “rượu Hồng Đào chưa nhắm đà say”, loại rượu được dùng trong giây phút hợp cẩn giao bôi thiêng liêng như anh Dân nói. Khi chưa có được những chứng cớ xác đáng, với lòng yêu mến Quảng Nam, cho phép tôi xin gọi thứ rượu mà anh Dân kể lại là “rượu nghe nói đà kinh!”.

Tôi bỗng sực nhớ đến câu nói quen thuộc của dân nhậu thời hiện đại: “uống nói mới tin”. Thôi thì “uống nói mới tin”, ai đã (dám) uống được cái rượu ấy thì nói tôi mới tin!?
NGUYỄN ĐÔNG
Kễ cả bác Đàng cũng không rỏ nữa hè ,vậy mời các bác vào [link]http://www.[/link] hongdao.com.vn của công ty thực phẫm Minh Anh,nghiên cứu thêm
 
Hạng D
20/8/10
2.181
0
0
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Riêng nhà thơ Lê Minh Quốc (Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh) thì bảo : "Với người Quảng Nam, rượu nào cũng có thể biến thành rượu Hồng Đào, miễn là nó được gói trong tờ giấy kiếng màu hồng, được thắt nơ hồng và được đưa vào mâm lễ ở các đám hỏi, đám cưới...". Nhiều người cho rằng giả thiết này có lý, vì việc "mặc áo hồng điều cho rượu cưới" hiện vẫn còn phổ biến ở Quảng Nam. Thêm nữa, từ đây, có thể suy luận cho chi tiết "chưa uống đà say" một cách lãng mạn và cũng rất dân gian : Các đôi trai gái, một khi chưa thành vợ thành chồng thì không được "nhấm" nhau (còn việc họ có "nhấm", thậm chí là "uống" nhau trước hay không thì... tùy và cũng chỉ có họ biết mà thôi !), nhưng duyên đã bén thì chỉ cần nhìn (chưa nhấm) thôi cũng đã ngây ngất..

Có người phản bác Lê Minh Quốc nhưng thực tế theo em nghe thì họ nói rằng lý giải của Lê Minh Quốc là gần nhất.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Bác cứ vào hongdao.com.vn xem hắn nói gì chứ em uống rượu này thề sống chết là HĐ em uống.Quê mẹ em bên sông thu bồn.
 
Hạng D
20/8/10
2.181
0
0
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

hungnguyen1978 nói:
Bác cứ vào hongdao.com.vn xem hắn nói gì chứ em uống rượu này thề sống chết là HĐ em uống.Quê mẹ em bên sông thu bồn.
Bác không hiểu hết ý già cả. Thì đó là rượu Hồng đào đích thưc chứ sao nhưng mà là rượu của công ty Minh Anh mới đăng ký nhãn hiệu theo cách của ông Đỗ Thế chứ thật sự chưa ai dám khẳng định là có đặc sản là rượu Hồng Đào cả ! Quê Mẹ bác bên sông Thu Bồn vậy bác có biết Sông Thu bồn chảy qua Các Huyện Nào không ?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
2/4/11
1.258
557
113
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

vâng,"rượu Hồng đào"giống như "lá diêu bông "vậy,không có thật
dung_43 nói:
hungnguyen1978 nói:
Bác cứ vào hongdao.com.vn xem hắn nói gì chứ em uống rượu này thề sống chết là HĐ em uống.Quê mẹ em bên sông thu bồn.
Bác không hiểu hết ý già cả. Thì đó là rượu Hồng đào đích thưc chứ sao nhưng mà là rượu của công ty Minh Anh mới đăng ký nhãn hiệu theo cách của ông Đỗ Thế chứ thật sự chưa ai dám khẳng định là có đặc sản là rượu Hồng Đào cả ! Quê Mẹ bác bên sông Thu Bồn vậy bác có biết Sông Thu bồn chảy qua Các Huyện Nào không ?
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
46
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

dung_43 nói:
hungnguyen1978 nói:
Bác cứ vào hongdao.com.vn xem hắn nói gì chứ em uống rượu này thề sống chết là HĐ em uống.Quê mẹ em bên sông thu bồn.
Bác không hiểu hết ý già cả. Thì đó là rượu Hồng đào đích thưc chứ sao nhưng mà là rượu của công ty Minh Anh mới đăng ký nhãn hiệu theo cách của ông Đỗ Thế chứ thật sự chưa ai dám khẳng định là có đặc sản là rượu Hồng Đào cả ! Quê Mẹ bác bên sông Thu Bồn vậy bác có biết Sông Thu bồn chảy qua Các Huyện Nào không ?
Khà khà em hiểu chứ vậy em mới nói là thứ rượu HĐ em uống . Em nhớ không lầm thì QN có 16 huyện ,247 xã ,phường,trấn 900 km đường sông ( Thu Bồn,Tam ,kỳ)125km đường biễn,qua thôn xã nào ,đặc sản gì hẹn bác buổi mở bình " Ngọc Mãn Đường"tại nhà bác Tudam khề khà trà Thái Nguyên em hầu bác :)