Tôi đã đi hàng chục cái hầm ở nhiều tp ở nhiều nước rồi, chắc họ cũng có vấn đề chuyên môn đô thị như tôi? Mà xin lỗi hình như bác cũng làm to to ở Viện QH, hay Sở XD thì phải? Cái tp hcm nát như tương như hiện nay là công lao của những người rành chuyên môn như bác đó. Nói thật gần 20 năm ở SG thì tôi chỉ thấy 2 công trình coi được và có tính đột phá là Đại lộ Đông Tâu và Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cả 2 công trình đó toàn ODA thôi, vai trò của rành chuyên môn như bác không cao đâu.
Có lẽ anh nhầm lẫn giữa các khái niệm tương đối độc lập với nhau, chỉ có 1 chút liên quan thôi:
1. Đề xuất Dự án, Tính thiết thực của Dự án, Hiệu quả KTXH của Dự án:
Cái này chủ yếu nằm ở khảo sát, nghiên cứu và quy hoạch của NN VN.
Tất nhiên là 1 khi Dự án được đưa vào gọi Vốn ODA thì Nước cấp ODA bao giờ cũng buộc phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.
VN đề xuất hướng nào thì cứ đi theo hướng đó.
Trong vụ Hầm TT, do VN ban đầu đề xuất là Hầm chứ có đề xuất là Cầu bao giờ đâu.
2. Vốn ODA:
a. Các nước cấp ODA thì ngoài yếu tố chính trị thì họ cấp ODA thực chất là 1 dạng xuất khẩu tư bản, xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ, xuất khẩu công nghệ do nước nhận ODA buộc phải sử dụng Nhà thầu của nước cấp ODA kèm theo là công nghệ và 1 số hàng hóa vật tư chủ yếu.
b. Vì vậy, yếu tố họ quan tâm đầu tiên là khả năng thu hồi Vốn ODA, sau đó mới là tính cấp thiết của Dự án và hiệu quả của Dự án. Họ cũng không quan tâm là Hầm hay Cầu.
Ban đầu, rất nhìu quốc gia rất hào hứng nhận ODA.
Nhưng như có anh nào đã nói ở trên là ODA không hề rẻ, thậm chí rất đắt do chi phí tư vấn, chi phí hành chính và chi phí Man Month quá cao. Anh thử đọc 1 Bản Breakdown Tổng chi phí của 1 Dự án ODA cụ thể thì anh sẽ biết.
3. Tính mỹ thuật, bảo tồn và tránh xung đột giao thông:
Tùy đề bài Vn đưa ra mà Cty tư vấn của nước cấp ODA sẽ nghiên cứu chuyện này.
Do VN ngay ban đầu đưa đề bài là Hầm. Nếu VN đưa đề bài là Cầu thì họ mới nghiên cứu đảm bảo tính mỹ thuật, bảo tồn và tránh xung đột giao thông.
Ở đây, không ai phủ nhận về hiệu quả giao thông của Hầm Thủ Thiêm.
Cái người ta bàn là cùng với Số tiền đó thì anh làm được 4 Cây cầu.
Quan trọng nhứt là Chi phí bảo dưỡng Cầu rất rẻ so với Hầm và Cầu an toàn hơn Hầm nhiều lần.
Hầm thì dễ đảm bảo tính mỹ thuật hơn Cầu.
4. Còn việc anh nói là anh đi nhiều nước thấy người ta làm Hầm nhiều. Có thể là:
a. Người ta đang dư tiền nên người ta đặt yếu tố thẩm mỹ lên trên hết, tính kinh tế tính sau.
b. Nó liên quan đến các yếu tố giao thông và địa hình khác nữa mà mình là người ngoài nên có thể chưa biết hết.
Cũng may là Hầm Thủ Thiêm nó cũng ngắn, chứ nó mà dài vài cây số thôi (chứ chưa nói là so với Hầm qua eo biển Manche) thì với tập quan giao thông và trình quản lý của VN thì liệu có ai dám đi qua không?
P/S: 1 người học BK Hóa nhưng có biết chút chút về 1 vài Dự án ODA giao thông do ... nge lén!