Hạng D
6/4/05
3.605
2.282
113
http://www.thanhnien.com....41/20091007144420.aspx

Sau khi đọc bài này, trộm nghĩ nếu chúng ta làm quyết liệt sớm thì hiện nay tình hình giao thông đâu quá bi đát các bác nhỉ? Hiện chỉ toàn là các biện pháp cũ như tăng cường mọi lực lượng đứng đường, tăng thu thuế, phí... gần đây hơn là xẻ thịt công viên để làm đường [link]http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/10/3BA14469/[/link]
Càng gỡ càng rối...
 
DNT
Hạng D
22/10/05
1.083
76
83
Ở nước ngòai, khi qui hoạch người ta sẽ làm mạng lưới giao thông trước rồi mới tính đến mật độ dân số, kiến trúc và nhà ở theo sau. Còn chúng ta thì ngược lại đi qui họach khu dân cư để bán trước rồi mới tính đến giao thông. Giống như đi nhậu chỉ lo phá mồi là chính đến khi no căng bụng thì muốn ói ra cũng không xong mà uống vào cũng không được đành để cho chúng chửi là vậy.
 
Hạng C
21/8/07
575
38.180
93
10 năm qua, rất nhiều thành tựu đã đạt được, tại bác cứ suy nghĩ tiêu cực đó thôi. E liệt kê chút, còn thiếu các bác bổ sung.
1. Sau 10 năm nghiên cứu miệt mài, dự án Bình Lợi -TSN - Vành đai đã được khởi công.
2. Đường xuyên Á hoàn tất với hàng chục cầu vượt mang tên đường chờ lún, cầu chờ lún, cầu chờ đường dẫn, v.v...
3. Cầu Bình Triệu đờ mi + thu phí đờ mi.
4. Xa lộ Hà Nội ngày trước rất hiếm khi kẹt xe, nay mở rộng với 8 làn xe (chưa kể làn xe 2B đi lấn vào bãi cỏ mồi khi kẹt xe) + Trạm thu phí hoành tráng.
5. Sau khi khẩn trương chống ngập, từ trên 30 điểm ngập, nay chỉ còn 1 điểm ngập.
6. Tất cả các con đường trên toàn thành phố được tô điểm bằng các bông hoa nhỏ lớn đủ kiểu (dân gian gọi là ổ gà, ổ trâu và ổ voi) + hàng rào chống đua xe ( dân gian gọi là lô cốt).
7. Đại lộ Nguyễn Văn Linh đã làm sống dậy khu đầm lầy (cái khu mà thực dân Pháp ngày xưa chỉ coi là cái đầm chứa nước cho khu Sài Gòn - Chợ Lớn thoát ra. Không biết có phải nhờ vậy mà trẻ em khu Nguyễn Huệ - Lê Lợi Q1 mới có dịp ra đường tắm sông hay không!?!?)
8. Rất nhiều cầu vượt bộ hành được xây lên cho bà con buôn bán, hóng mát.
9. Đường Nguyễn Hữu Cảnh là kỷ lục của những kỷ lục (Sắp hư rồi mà chửa được nghiệm thu - bàn giao cho bên khai thác)
....

Và còn rất nhiều nữa kể ra thì rất tốn đất của forum.

Ở nước ngòai, khi qui hoạch người ta sẽ làm mạng lưới giao thông trước rồi mới tính đến mật độ dân số, kiến trúc và nhà ở theo sau. Còn chúng ta thì ngược lại đi qui họach khu dân cư để bán trước rồi mới tính đến giao thông. Giống như đi nhậu chỉ lo phá mồi là chính đến khi no căng bụng thì muốn ói ra cũng không xong mà uống vào cũng không được đành để cho chúng chửi là vậy.
Cái này bên khoa học người ta gọi là quy hoạch theo kiểu "trăm hoa đua nở" đó bác, mạnh ai nấy phất thôi. Ở ta còn có quy hoạch bám đường nữa đó. Cứ mặt tiền quốc lộ, xa lộ mà bám. Rồi bác xem, mai mốt đường cao tốc cũng phải băng qua khu dân cư cho mà xem.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
22/8/06
216
26
28
63
Hồi đầu năm được mời đi Trung Quốc, đảo Hải Nam. Lúc đầu tôi định không đi, nghĩ Hải Nam có gì mà đi. Rồi cũng đi thử cho biết.
Cực kỳ kinh ngạc. TP Hải Khẩu, thủ phủ của đảo Hải nam thì SG mình không thể sánh được về độ hiện đại: Đường từ sân bay về rộng lớn, như công viên, đường tầng, cầu cho khách bộ hành đi lên bằng thang máy, nhà cao tầng san sát, còn hệ thống Xa lộ thì tôi nghĩ cũng một 9 một 10 với bên Mỹ rồi. Hệ thống xa lộ chạy vòng quanh đảo, khoảng 700 - 800km. Xe chạy vẫn còn ít. Nghe hướng dẫn viên giới thiệu thì đảo Hải Nam mới được TQ đầu tư từ 10 năm nay. (Mười Năm). Bên cạnh xa lộ, tôi để ý thấy họ đang làm một làn đường tàu hỏa, chắc cũng thuộc loại khủng đây.
Mới đây, nước mình khời công 55 km xa lộ SG - Dầu giây. "Không có đường cao tốc thì không thể phát triển được nền kinh tế" Sao nhận định này muôn thế nhỉ? Có lẽ không có tiền? 3 năm nữa, nếu không tính đến mọi chữ "nếu" xảy ra, như đường SG - Trung Lương, thì các bác sẽ được nhấn ga đến 120km/g trong vòng 1/2 tiếng đồng hồ mà không sợ bắt tốc độ. Sướng nhé.
Nói thêm về khu du lịch Tam Á, nơi đây đã từng tổ chức Thi HH thế giới. Chắc Phan Thiết mình giống như 1 làng chài nếu ở gần nó.
Nói thêm về tính cách người VN mình: Khi xuống bãi biển chơi, đông ngẹt người và cũng nhiều món chơi hơn Vũng Tàu, nhưng nhiều người đồng thanh nói Bãi biển xấu, không đẹp bằng bãi biển ở VN. Nhận xét này không sai. Nhưng tôi thấy, như thế mới phục người TQ, chỉ với bãi biển xấu thế mà họ xây dựng nên khu du lịch TAm Á thật hoành tráng, to đẹp. Ta cứ xài cái trời cho thì bao giờ mới tiến được.
 
DNT
Hạng D
22/10/05
1.083
76
83
Trên thế giới người ta bắt đầu quan tâm đến môi trường bằng cách chế tạo ra các lọai xe điện để giảm thải ô nhiễm, còn ở ngọai ô thì làm hẳn một con đường cho muông thú súc vật băng qua, thật là nhân văn.

Xứ ta cũng đâu có kém! Xẻ cả công viên làm đường cho nó xanh sạch, dỡ cả nhà để trồng cây bù vào cho đỡ ô nhiễm. Còn ở ngọai ô thì súc vật trâu bò cùng tham gia giao thông với người, cũng rất là thi vị.
 
Hạng F
9/3/06
6.465
4.128
113
Sì Gòn
Công viên Kỳ Hòa sắp biến mất vì Berjaya, CV Gia Định bị mất 1 phần vì cao ốc Phú Nhuận, nay đòi xẻ ra để làm đường TSN-Bình Lợi.
Đường xa lộ Đại Hàn sắp thành đường nội thị vì nhà cửa hai bên mọc sát đường, thậm chí không còn lề, và nhiều quốc lộ khác sắp biến thành đường đô thị vì ai cũng bám sát đường sống
 
Hạng B2
23/2/05
256
16
18
ngựa hoang nói:
10 năm qua, rất nhiều thành tựu đã đạt được, tại bác cứ suy nghĩ tiêu cực đó thôi. E liệt kê chút, còn thiếu các bác bổ sung.
1. Sau 10 năm nghiên cứu miệt mài, dự án Bình Lợi -TSN - Vành đai đã được khởi công.
2. Đường xuyên Á hoàn tất với hàng chục cầu vượt mang tên đường chờ lún, cầu chờ lún, cầu chờ đường dẫn, v.v...
3. Cầu Bình Triệu đờ mi + thu phí đờ mi.
4. Xa lộ Hà Nội ngày trước rất hiếm khi kẹt xe, nay mở rộng với 8 làn xe (chưa kể làn xe 2B đi lấn vào bãi cỏ mồi khi kẹt xe) + Trạm thu phí hoành tráng.
5. Sau khi khẩn trương chống ngập, từ trên 30 điểm ngập, nay chỉ còn 1 điểm ngập.
6. Tất cả các con đường trên toàn thành phố được tô điểm bằng các bông hoa nhỏ lớn đủ kiểu (dân gian gọi là ổ gà, ổ trâu và ổ voi) + hàng rào chống đua xe ( dân gian gọi là lô cốt).
7. Đại lộ Nguyễn Văn Linh đã làm sống dậy khu đầm lầy (cái khu mà thực dân Pháp ngày xưa chỉ coi là cái đầm chứa nước cho khu Sài Gòn - Chợ Lớn thoát ra. Không biết có phải nhờ vậy mà trẻ em khu Nguyễn Huệ - Lê Lợi Q1 mới có dịp ra đường tắm sông hay không!?!?)
8. Rất nhiều cầu vượt bộ hành được xây lên cho bà con buôn bán, hóng mát.
9. Đường Nguyễn Hữu Cảnh là kỷ lục của những kỷ lục (Sắp hư rồi mà chửa được nghiệm thu - bàn giao cho bên khai thác)
....

Và còn rất nhiều nữa kể ra thì rất tốn đất của forum.

Ở nước ngòai, khi qui hoạch người ta sẽ làm mạng lưới giao thông trước rồi mới tính đến mật độ dân số, kiến trúc và nhà ở theo sau. Còn chúng ta thì ngược lại đi qui họach khu dân cư để bán trước rồi mới tính đến giao thông. Giống như đi nhậu chỉ lo phá mồi là chính đến khi no căng bụng thì muốn ói ra cũng không xong mà uống vào cũng không được đành để cho chúng chửi là vậy.
Cái này bên khoa học người ta gọi là quy hoạch theo kiểu "trăm hoa đua nở" đó bác, mạnh ai nấy phất thôi. Ở ta còn có quy hoạch bám đường nữa đó. Cứ mặt tiền quốc lộ, xa lộ mà bám. Rồi bác xem, mai mốt đường cao tốc cũng phải băng qua khu dân cư cho mà xem.
Bổ sung thêm với bác là phát hiện ra được một cách quản lý thông qua PMU18 lợi ích đủ đường.
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Nguyên nhân gây ra nạn kẹt xe thì ai cũng biết đó là do phương tiện cá nhân phát triển quá nhanh, nên để hạn chế kẹt xe thì phải phát triển mạng lưới xe buýt rộng khắp . Vì vậy từ năm 2005, TPHCM có trên trăm tuyến xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, tuy nhiên đến nay nó đã đáp ứng nhu cầu thiết thực như thế nào ?
- Theo phóng sự phát trên đài VTV đêm 6/10/09 thống kê thì hiện nay xe buýt chỉ đáp ứng khoảng 4-5% nhu cầu đi lại của người dân . Số đầu khách trung bình trên mỗi chuyến xe chỉ từ 24-30% số chổ ngồi, như vậy sẽ có trên 70% số chổ ngồi bị bỏ trống để "xem hoa" trong khi các dòng xe đều bị kẹt . Mỗi tháng trung bình có 56 triệu và mỗi năm là 672 triệu chổ ngồi bị bỏ trống . Có rất nhiều tuyến xe buýt mỗi ngày doanh thu trung bình mỗi xe là 500 ngàn đồng, số tiền chỉ đủ đổ dầu . các chi phí khác như lương lái xe, nv bán vé, duy tu bảo trì, lãi ngân hàng... đều phải được trợ giá từ chính quyền dưới tên gọi tiền hỗ trợ vé xe buýt . Mục tiêu tăng số người đi xe buýt lên 10% và chiếm 60-70% trên tổng số ghế trên xe buýt xem ra vẫn còn xa vì nó đi đôi với bỏ bớt trạm, tuyến .
- Ngân sách TP trợ giá cho xe buýt mỗi năm mỗi tăng, năm 2005 là 468 tỷ và năm 2008 là 610 tỷ đồng . Một phương án "lấy mỡ nó rán nó" để giảm áp lực ngân sách trợ giá, được Sở GTCT đệ trình UBNDTP từ năm 2003 thông qua hình thức quảng cáo trên thành xe buýt, đã chính thức bị bác bỏ với lý do "Lo ngại làm mất mỹ quan đô thị và tăng tai nạn giao thông" !
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2005/11/3B9E3DED/
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/05/3BA02AE4/
 
Hạng B2
18/7/04
275
4
18
Hà nội
MikeK nói:
Các bác cho em hóng hớt 1 tý : về qui hoạch đường sá của VN em chỉ có mỗi 1 từ : CHÁN.
Em cũng đi vài nước ở Châu Á như : Thái lan, Sing, Mã, Nhật, Tàu...Em chả thấy ở đâu giống VN ta cả, ở mình cứ mở đường là 1 thời gian sau sẽ có nhà bám mặt đường để mở quán ?! Tại sao mình không qui hoạch cái đường nó to hơn ( VD đường định mở rộng 30m thì sẽ lấy đất 2 bên mỗi bên 50m để làm hàng lang bảo vệ đường), rồi đất ven đường mình đấu thầu để xây trung tâm thương mại, nhà chung cư (tất nhiên phải theo thiết kế được phê duyệt)...chắn không cho dân mở cửa hàng ở mặt đường vì quán hàng của dân ta vừa xấu vừa bẩn cái thò ra cái thụt vào vừa gây mất mỹ quan vừa xả rác ra đường và phá hỏng đường...Mà cho tư nhân đấu thầu xây trung tâm TM ven đường như thế lại thu được tiền, tiền này đủ để đền bù giải tỏa các hộ dân...
Em là em nghĩ cần phá hết các nhà tư ven đường phố ở Hà nội và Sài Gòn 50 m tính từ vỉa hè...tất cả các hộ dân buôn bán gom vào trung tâm TM hết. Đơn giản thế mà sao Nhà nước không làm nhỉ. Em thề, em đảm bảo Nhà nước không tốn 1 xu nào...Toàn mỡ nó rán nó thôi mà !

Hì...em có ý kiến hơi ngu tý...nếu không phải các bác thông cảm. Báo cáo các bác nhà em sâu trong hẻm...hì ...hì

Phần lớn các nhà xây hai bên đường QL1 từ Bắc vào Nam đều vi phạm lộ giới. Người xây nhà đều biết mình vi phạm, vi phạm những vẫn được tồn tại, giờ nhà nước lại phải bỏ tiền ra đền bù để giải toả. Giải toả rồi mà không giữ rồi lại vi phạm. Ngày trước khi Hồ Tây chưa kè và làm đường vòng quanh hồ, sau một tháng có nhà tiến ra vài chục mét (cả cây cối cùng tịnh tiến theo). Kết luận là tại dân ta "khôn quá" nên nó mới thế.