Logo Porsche
Nằm tại trung tâm của logo Porsche là biểu tượng thành phố Stuttgart, có các kích thước bằng một phần ba so với biểu tượng lớn, tương đương với tỷ lệ chiếm diện tích bằng một phần chín. Về tổng thể, tỷ lệ đó tạo nên cảm giác khá hài hoà, không quá to mà cũng không quá nhỏ. Theo các chuyên gia ngôn ngữ, Stuttgart là cách nói rút gọn của từ gốc Stutengarten, dịch sang tiếng Anh là "stud farm - trại ngựa giống". Biểu tượng và cái tên Stutengarten đã nói lên phần nào truyền thống của Stuttgart, nơi có những trang trại ngựa trù phú nằm dọc hai bên bờ sông Neckar. Có giả thuyết cho rằng, hình ảnh chú tuấn mã mà anh hùng không quân Italy Francesco Baracca vẽ lên sườn máy bay của mình phần nào lấy cảm hứng từ những trại ngựa này khi ông bay qua Stuttgart, và chú ngựa này tiếp tục tạo cảm hứng cho biểu tượng của Ferrari
Nằm tại trung tâm của logo Porsche là biểu tượng thành phố Stuttgart, có các kích thước bằng một phần ba so với biểu tượng lớn, tương đương với tỷ lệ chiếm diện tích bằng một phần chín. Về tổng thể, tỷ lệ đó tạo nên cảm giác khá hài hoà, không quá to mà cũng không quá nhỏ. Theo các chuyên gia ngôn ngữ, Stuttgart là cách nói rút gọn của từ gốc Stutengarten, dịch sang tiếng Anh là "stud farm - trại ngựa giống". Biểu tượng và cái tên Stutengarten đã nói lên phần nào truyền thống của Stuttgart, nơi có những trang trại ngựa trù phú nằm dọc hai bên bờ sông Neckar. Có giả thuyết cho rằng, hình ảnh chú tuấn mã mà anh hùng không quân Italy Francesco Baracca vẽ lên sườn máy bay của mình phần nào lấy cảm hứng từ những trại ngựa này khi ông bay qua Stuttgart, và chú ngựa này tiếp tục tạo cảm hứng cho biểu tượng của Ferrari
Logo Audi
Nước Đức cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, dân gian truyền tụng về một người thợ làm bánh vô danh, ngụ tại thành phố Munich, bỗng trở thành “nhà thiết kế” chính biểu tượng của hầu hết các hãng xe hơi. Thoạt đầu, anh ta lấy một chiếc bánh, chia thành 3 phần đều nhau và gửi cho Mercedes làm logo. Một chiếc bánh khác được chia đều thành 4 phần dành cho BMW. Đến lượt Volkswagen, bí quá, người thợ “chém bừa” lên đó mấy nét, thành hình hai chữ V ngoắc vào nhau. Không hài lòng lắm nhưng Volkswagen cũng mang nó về
Khi tới lượt 4 ông chủ của Audi đến và yêu cầu người thợ bánh thiết kế logo cho họ, anh ta thực sự bối rối. Chẳng còn ý tưởng gì để thực hiện trên chiếc bánh bé tí teo nữa. Nhưng trong lúc bày bánh ra đĩa mời khách, đến chiếc thứ tư, anh ta liền nảy ra ý: lấy 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 công ty thành lập nên Audi. Và bởi không muốn làm mếch lòng bất cứ ai trong số những vị khách sang trọng ngoài kia, một cách bình đẳng, anh ta đặt chúng thành hàng ngang, tuy hơi tốn diện tích. Lúc đĩa bánh cùng ý tưởng về logo của hãng được đặt lên bàn, 4 ông chủ nhìn nhau và... cười.
Nước Đức cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, dân gian truyền tụng về một người thợ làm bánh vô danh, ngụ tại thành phố Munich, bỗng trở thành “nhà thiết kế” chính biểu tượng của hầu hết các hãng xe hơi. Thoạt đầu, anh ta lấy một chiếc bánh, chia thành 3 phần đều nhau và gửi cho Mercedes làm logo. Một chiếc bánh khác được chia đều thành 4 phần dành cho BMW. Đến lượt Volkswagen, bí quá, người thợ “chém bừa” lên đó mấy nét, thành hình hai chữ V ngoắc vào nhau. Không hài lòng lắm nhưng Volkswagen cũng mang nó về
Khi tới lượt 4 ông chủ của Audi đến và yêu cầu người thợ bánh thiết kế logo cho họ, anh ta thực sự bối rối. Chẳng còn ý tưởng gì để thực hiện trên chiếc bánh bé tí teo nữa. Nhưng trong lúc bày bánh ra đĩa mời khách, đến chiếc thứ tư, anh ta liền nảy ra ý: lấy 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 công ty thành lập nên Audi. Và bởi không muốn làm mếch lòng bất cứ ai trong số những vị khách sang trọng ngoài kia, một cách bình đẳng, anh ta đặt chúng thành hàng ngang, tuy hơi tốn diện tích. Lúc đĩa bánh cùng ý tưởng về logo của hãng được đặt lên bàn, 4 ông chủ nhìn nhau và... cười.
LAMBORGHINI :
Nhà sáng lập của LAMBORGHINI, Ferrucio Lamborghini, có một niềm đam mê cuồng nhiệt với trò đấu bò tót, đó là sự lý giải cho việc tại sao hình ảnh một chú bò tót đang húc lại trở thành logo của hãng xe này. Ông Lamborghini còn đam mê đấu bò tót đến mức đặt tên cho những chiếc xe theo đề tài… bò tót! Hầu hết những chiếc xe của hãng này đều được đặt tên theo tên của những giống bò tót dùng để thi đấu hoặc tên của một loài bò tót nào đó.
Tất nhiên, nói vậy thì nghe lãng mạn quá, bởi trước hết ông Ferrucio vốn là giám đốc một công ty máy kéo và máy cày trước khi sản xuất siêu xe, điều này, hẳn nhiều người đã biết!
Nhà sáng lập của LAMBORGHINI, Ferrucio Lamborghini, có một niềm đam mê cuồng nhiệt với trò đấu bò tót, đó là sự lý giải cho việc tại sao hình ảnh một chú bò tót đang húc lại trở thành logo của hãng xe này. Ông Lamborghini còn đam mê đấu bò tót đến mức đặt tên cho những chiếc xe theo đề tài… bò tót! Hầu hết những chiếc xe của hãng này đều được đặt tên theo tên của những giống bò tót dùng để thi đấu hoặc tên của một loài bò tót nào đó.
Tất nhiên, nói vậy thì nghe lãng mạn quá, bởi trước hết ông Ferrucio vốn là giám đốc một công ty máy kéo và máy cày trước khi sản xuất siêu xe, điều này, hẳn nhiều người đã biết!
Logo CHEVROLET :
Lịch sử logo của CHEVROLET còn là cả một truyền thuyết thú vị được phổ biến rộng rãi. Ý tưởng về logo xuất hiện vô cùng tình cờ, nó được khơi nguồn sáng tạo từ loại giấy dán tường của một khách sạn tại Pháp, nơi Will C. Durant đã ở.
Có câu chuyện kể rằng Durant đã nhìn thấy một mẫu vẽ chìm trên giấy dán tường khách sạn trông giống như một mẫu thiết kế, ông đã xé một mẩu để giữ lại cho bạn bè xem và về sau hình vẽ tình cờ đó đã trở thành logo chính thức của Chevrolet như ngày nay. Nhưng vợ Durant lại nói rằng biểu tượng đó được chồng bà nhìn thấy lần đầu tiên trên một tạp chí Virginia vào kỳ nghỉ năm 1912, ông này vô cùng thích thú với ý tưởng biến biểu tượng đó thành logo của Chevrolet (theo tạp chí Chevrolet Pro Management Magazine tháng 10/1986).
Lịch sử logo của CHEVROLET còn là cả một truyền thuyết thú vị được phổ biến rộng rãi. Ý tưởng về logo xuất hiện vô cùng tình cờ, nó được khơi nguồn sáng tạo từ loại giấy dán tường của một khách sạn tại Pháp, nơi Will C. Durant đã ở.
Có câu chuyện kể rằng Durant đã nhìn thấy một mẫu vẽ chìm trên giấy dán tường khách sạn trông giống như một mẫu thiết kế, ông đã xé một mẩu để giữ lại cho bạn bè xem và về sau hình vẽ tình cờ đó đã trở thành logo chính thức của Chevrolet như ngày nay. Nhưng vợ Durant lại nói rằng biểu tượng đó được chồng bà nhìn thấy lần đầu tiên trên một tạp chí Virginia vào kỳ nghỉ năm 1912, ông này vô cùng thích thú với ý tưởng biến biểu tượng đó thành logo của Chevrolet (theo tạp chí Chevrolet Pro Management Magazine tháng 10/1986).
Logo Citroen :
Năm 1914, André CITROEN điều hành một xí nghiệp sản xuất những lon chữ V ngược (của quân nhân), do chính ông sáng tạo ra. Khi thành lập xưởng sản xuất ôtô, ông đã dùng họ của mình để đặt cho xưởng và lấy hình những lon chữ V ngược để làm logo của mác xe CITROEN.
Năm 1914, André CITROEN điều hành một xí nghiệp sản xuất những lon chữ V ngược (của quân nhân), do chính ông sáng tạo ra. Khi thành lập xưởng sản xuất ôtô, ông đã dùng họ của mình để đặt cho xưởng và lấy hình những lon chữ V ngược để làm logo của mác xe CITROEN.