Đồ ăn mà bản quyền sao được bác, nó chỉ làm khác đi chút là okie mà. Nó đâu có lấy tên cơm kẹp đâu. Tại có một cái Lotteria ngay nhà em, em đi ngang thấy nó treo poster quảng cáo mới có Rice burger, mà hình chụp thì giống cơm kẹp nên bác nào muốn thử thì thử xem.lienthanhquyet nói:thế không có bản quyền hả bác ?watanabe nói:Thằng Lotteria nó mới tung ra Rice burger rồi đó các bác (nhìn giống cơm kẹp), bác nào thử xem nó có ngon hơn cơm kẹp không. Nhiều khi ý tưởng của Vịt hay, nhưng Tây nó triển khai thì mới thành công. Em không thử vì em không ăn được fast food, nhà quê chân đất mắt toét
- Status
- Không mở trả lời sau này.
rangnhon nói:Em mới thử, ghê không chịu được. Các bác tưởng tượng cơm mà ăn với phomai nó ra làm sao? Lotteria khuyến mãi 32 ngàn một phần cơm kẹp tặng ly kem. Ăn đúng được ly kem!
Có vụ này hả mợ? Thế thì khác gì ăn xúc xích chấm mắm nêm hay mắm tôm....
Em thấy có fastfood nào giá rẻ đâu bác, ở Vn ăn 1 phần là gần cả trăm ngàn rồi. Bán mắc+ bán chạy thì mới mong bán 2,5tr đô chứ bác. Còn rẻ mà ế thì chắc được 2,5tr VND.Mr.N nói:2,5 triệu USD... Nổ thầy chạy.
Bản chất cốt lõi của fastfood là giá rẻ. Giá cao thế ( so với cơm dĩa, cơm phần) thì nó sống được đã là điều kỳ lạ rồi. Giá rẽ hơn cơm bình dân thì may ra thọ được.
Đến hôm nay em mới thấy bài này, rất nể bác Dương trong bài:
Từ tháng 7/2012, cơm kẹp VietMac sẽ ra khỏi biên giới Việt Nam, “tấn công” vào địa phận lâu đời của những chiếc hamburger phương Tây.
....
“Mục tiêu năm 2012 của chúng tôi là phát triển lên đến 10 cửa hàng và 5 năm tới sẽ có tròn 100 chi nhánh”, Dương tiết lộ. Để thỏa mãn ý thích của vị giám đốc điều hành trẻ, mỗi cửa hàng VietMac nay sẽõ có thêm “góc ăn vặt” bán những thức quà vặt đặc trưng của Việt Nam để khách hàng có thể mua mang về. Sắp tới, VietMac còn triển khai cả cơm tấm kẹp phục vụ điểm tâm sáng dù công nghệ ép cơm tấm khó gấp nhiều lần so với ép cơm gạo dẻo.
Bỏ công khảo sát, tìm hiểu thị trường, Nguyễn Thành Dương nhận ra sản phẩm thức ăn tiện lợi là một thị trường cực kỳ tiềm năng của Việt Nam, với 869 tỷ đồng doanh thu và hơn 19.700.000 lượt giao dịch hằng năm. Dương chia sẻ: “Với một thị trường như thế, VietMac muốn cơm kẹp sẽ trở thành một ngành hàng chứ không đơn thuần là một sản phẩm trong thế giới thức ăn nhanh”.
Giải thích cho mục đích này, Nguyễn Thành Dương cho biết, từ cơm kẹp ban đầu, VietMac đã xác định kế hoạch phát triển những tầng sản phẩm thức ăn nhanh khác. Khi thương hiệu VietMac đã được nhận diện rõ nét cũng là lúc Dương sẽ triển khai các tầng sản phẩm phụ này
“Bây giờ thị trường cơm kẹp vẫn còn là đại dương xanh, nhưng nó sẽ hóa đỏ trong thời gian rất sớm”, Dương nhận định. Vì điều này mà anh đang chấp nhận “biệt phái” tại TP.HCM, nỗ lực tìm kiếm đối tác để nhượng quyền thương hiệu cũng như phát triển chuỗi cửa hàng VietMac.
“May mắn khởi đầu là nhiều doanh nhân có tên tuổi đã trở thành đối tác nhượng quyền của VietMac, trong đó có cả anh Mã Thành Danh, Chủ tịch Savina, người từng là Chủ tịch HĐQT của Kinh Đô Bakery.
Từ tháng 7/2012, cơm kẹp VietMac sẽ ra khỏi biên giới Việt Nam, “tấn công” vào địa phận lâu đời của những chiếc hamburger phương Tây.
....
“Mục tiêu năm 2012 của chúng tôi là phát triển lên đến 10 cửa hàng và 5 năm tới sẽ có tròn 100 chi nhánh”, Dương tiết lộ. Để thỏa mãn ý thích của vị giám đốc điều hành trẻ, mỗi cửa hàng VietMac nay sẽõ có thêm “góc ăn vặt” bán những thức quà vặt đặc trưng của Việt Nam để khách hàng có thể mua mang về. Sắp tới, VietMac còn triển khai cả cơm tấm kẹp phục vụ điểm tâm sáng dù công nghệ ép cơm tấm khó gấp nhiều lần so với ép cơm gạo dẻo.
Bỏ công khảo sát, tìm hiểu thị trường, Nguyễn Thành Dương nhận ra sản phẩm thức ăn tiện lợi là một thị trường cực kỳ tiềm năng của Việt Nam, với 869 tỷ đồng doanh thu và hơn 19.700.000 lượt giao dịch hằng năm. Dương chia sẻ: “Với một thị trường như thế, VietMac muốn cơm kẹp sẽ trở thành một ngành hàng chứ không đơn thuần là một sản phẩm trong thế giới thức ăn nhanh”.
Giải thích cho mục đích này, Nguyễn Thành Dương cho biết, từ cơm kẹp ban đầu, VietMac đã xác định kế hoạch phát triển những tầng sản phẩm thức ăn nhanh khác. Khi thương hiệu VietMac đã được nhận diện rõ nét cũng là lúc Dương sẽ triển khai các tầng sản phẩm phụ này
“Bây giờ thị trường cơm kẹp vẫn còn là đại dương xanh, nhưng nó sẽ hóa đỏ trong thời gian rất sớm”, Dương nhận định. Vì điều này mà anh đang chấp nhận “biệt phái” tại TP.HCM, nỗ lực tìm kiếm đối tác để nhượng quyền thương hiệu cũng như phát triển chuỗi cửa hàng VietMac.
“May mắn khởi đầu là nhiều doanh nhân có tên tuổi đã trở thành đối tác nhượng quyền của VietMac, trong đó có cả anh Mã Thành Danh, Chủ tịch Savina, người từng là Chủ tịch HĐQT của Kinh Đô Bakery.
- Status
- Không mở trả lời sau này.