baden nói:
Microsoft nói:
Nếu xã hội mà mọi doanh nghiệp chỉ đều là mua đi bán lại - kg sản xuất ra được thứ mà họ đang bán - thì đó là căn nguyên tạo ra 1 nền kinh tế xã hội chết. VN đang đi theo con đường này.
Em đang nhấn mạnh cái ý này của bác. Singapore gần như không bán những cái gì nó sản xuất nhưng nó đâu có chết. Vậy bác kết luận đó là căn nguyên tạo ra 1 nền kinh tế xã hội chết thì em chịu cái lý thuyết của bác.
@ baden : Cái mà họ sản xuất được là sản phẩm từ chất xám của họ, thể hiện qua dịch vụ du lịch, giáo dục, y khoa. Sản phẩm của họ là thứ phi vật chất, mà tôi (tạm) gọi đó là Service. Vấn đề bác kg hiểu hay cố tình kg hiểu ?
@ Bác Tuấn Đỗ : tôi biết viết thế là đôi lúc đụng chạm ngành nghề của bác (tôi nghĩ do bác "nhạy cảm" thôi, chứ tôi thì kg, vì tôi kg có ý xách mé gì). Nhưng bác hỏi thì tôi trả lời : 1 nền kinh tế phát triển thì 1 ứng dụng phát triển trong vòng 7 ngày, 1 tháng, với 1 cú download, click chuột như iTunes thì thu về triệu USD trong nháy mắt (sản phẩm phi vật chất). Nếu là sản phẩm vật chất để sản xuất theo thuyết "Đồng tiền 1 ngày", bác nên xem lại Fastfood, Coke, Gillette (nếu bác nhiều năm sống ở nước ngoài và có nghiên cứu sản phẩm "instant" của họ) ... Còn việc Waltmart hay Metro (hay hệ thống mua đi bán lại) thì họ chỉ là 1 khâu trong hệ thống cung ứng từ sản xuất đến đưa đến người dùng cuối (end users), bác có thể tham khảo : Quản trị Chuỗi Cung ứng, do GSTS Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên, tham gia biên soạn : TS Nguyễn Xuân Minh, ThS Kim Ngọc Đạt. Cũng xin nói thêm với bác Tuấn Đỗ : đây kg phải là cuốn sách "gà" bốc phét, vì với tiếng tăm, kinh nghiệm, học thuật của GSTS Đoàn Thị Hồng Vân thì bác đủ "độ tuổi" để hiểu "brand name" của tác giả từ lý thuyết đến thực tiễn (trong giới làm ăn)
* Cũng như : đại đa số dân VN hay nói (chê thì đúng hơn) : bù lon con tán còn kg làm được phải nhập về để bán thì làm ăn cái gì mà đòi CNH & HĐH. Âu đó cũng là 1 khía cạnh để nhìn về giá trị kinh điển của nền kinh tế gắn liền với sản xuất.