Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
14/5/08
2.537
22.457
113
PhanDinhPhu nói:
Cảm ơn bác đã quan tâm tới topic của em, nhưng mà có vẻ sự tranh luận về vấn đề vĩ mô chúng ta tạm gác qua bác hen!! Em chỉ đang quan tâm tới việc em vừa đi làm cho công ty luật vừa làm cái của hàng bánh mỳ nho nhỏ phân phối theo kiểu book qua điện thoại và giao hàng tận nơi thì có khả thi không!?
Với tư cách là thằng đã từng đi bán rong Kindle online gần 6 tháng thì bán lẻ là ngành siêu lợi nhuận, chả đóng đồng thuế nào lại tiền tươi giãy đành đạch nhưng quản lý là vấn đề lớn do siêu lợi nhuận đi kèm với việc trốn thuế, đi kèm với giấy tờ không minh bạch, lính mà đã muốn ăn gian thì chủ chỉ có khóc thành tiếng. Vấn đề của bác thì em thấy không ăn thua nếu bác chân trong chân ngoài vì thất thoát lớn lắm
 
Hạng B2
11/5/12
381
8
18
32
Ôi, chẳng lẻ nào em lại chuyện qua cái nghề bán xôi này....hức hức
 
Hạng B2
11/5/12
381
8
18
32
Ở Sài Gòn, năm ngoái có thương hiệu xôi lá chuối, bán ở mấy mặt bằng khủng, đông khách quá chừng, nhưng giờ hình như suy thoái rồi ạ... Không biết em có nên làm một xe xôi nữa không?:)
 
Hạng B2
9/6/12
105
0
0
36
Con nhà nghèo
koonjang nói:
PhanDinhPhu nói:
Cảm ơn bác đã quan tâm tới topic của em, nhưng mà có vẻ sự tranh luận về vấn đề vĩ mô chúng ta tạm gác qua bác hen!! Em chỉ đang quan tâm tới việc em vừa đi làm cho công ty luật vừa làm cái của hàng bánh mỳ nho nhỏ phân phối theo kiểu book qua điện thoại và giao hàng tận nơi thì có khả thi không!?
Với tư cách là thằng đã từng đi bán rong Kindle online gần 6 tháng thì bán lẻ là ngành siêu lợi nhuận, chả đóng đồng thuế nào lại tiền tươi giãy đành đạch nhưng quản lý là vấn đề lớn do siêu lợi nhuận đi kèm với việc trốn thuế, đi kèm với giấy tờ không minh bạch, lính mà đã muốn ăn gian thì chủ chỉ có khóc thành tiếng. Vấn đề của bác thì em thấy không ăn thua nếu bác chân trong chân ngoài vì thất thoát lớn lắm
Bán online thì trốn thuế được, chứ còn bán có cửa hàng thì không phải quyết toán thuế theo kiểu doanh nghiệp thông qua hóa đơn mà theo hình thức thuế khoán!! Chắc phải kiếm người thân tín vạch lại kế hoạch một lần nữa với các mối lái cung cấp nguồn hàng rồi tính tới bước khai trương ^^
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
161.123
113
www.phindeli.com
Bán xôi - hay các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nói chung - chẳng có gì xấu, vì nó lương thiện.
Tuy vậy, một nền kinh tế mà các "điển hình tiên tiến" có nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì liệu có đáng để tự hào?

@Bác Microsoft: bài viết của bác khá mâu thuẫn, vì cái mô hình kinh doanh quay vòng vốn 1 ngày mà bác ca tụng đâu có công ty kha khá lớn nào áp dụng ở các nền kinh tế phát triển?

Bác chê bai việc mua đi bán lại - hoạt động này gọi chung là thương mại - nó giúp thúc đẩy phân phối lưu thông hàng hoá, và nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong các nền kinh tế phát triển. Các đại công ty như Wallmart hay Metro, chẳng lẽ ko giúp ích gì cho xã hội?
 
DGM
Hạng D
Nói vậy chứ, em nghĩ "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", ai làm gì cũng được miễn hợp pháp, lương thiện và thành công là ok rồi. Nhiều khi làm to đùng nhưng k hiệu quả bằng mua thúng bán mẹt thiệt. Ngẫm lại còn đúng chân lý kinh doanh hơn mình "bán cái mọi người cần chứ k bán thứ mình có".

Tuy nhiên, nghĩ lại một cách chi tiết, để mua thúng bán mẹt mà giàu chân chính cũng không dễ vì:
Lợi thế của mua thúng bán mẹt so với kinh doanh chính thống là:
--chi phí "pháp lý" thấp do thuế (không phải đóng, đóng ít, trốn thuế, thuế chưa sờ tới,...), phí (A, xxx...), lệ phí (môi trường, vệ sinh, PCCC,...), ...
--chi phí vận hành thấp (nhân sự: cá nhân, gia đình, bà con...); (mặt bằng: lề đường, góc phố, nhà riêng...); nguyên vật liệu (mua đồ rẻ, chất lượng k cao...).
--tiện lợi: dễ mua, dễ tìm.

trong khi:
--mọi người cũng ý thức hơn đến vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ ẩm thực, những món xôi, chè, bánh mì, mứt, kẹo...không thương hiệu sẽ dần thu hẹp.
--Nhà nước sẽ từ từ xơi luôn cả các thành phần này nếu khá khá.
--Các chi phí đầu vào liên quan sẽ tăng (điện, nước, nguyên liệu...)
--Các chuỗi thương hiệu thực phẩm ngày càng tiện lợi, nhiều chọn lựa, giá cạnh tranh.

Nên chẳng chóng thì chành, mấy cái kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ sẽ khó khăn thôi. Nếu còn tồn tại thì tập trung vào phân khúc chẳng quan tâm sức khoẻ, hoặc chẳng có đủ khả năng để mua tốt hơn thực phẩm đó. Nhưng khi đó là kiếm sống trên sức khoẻ người khác.
 
Hạng C
10/1/11
543
10
28
thôi đi bán xôi hết đi các bác ơi. cần gì sản xuất sản xiếc cho nó nhọc đầu. :D
 
Hạng B1
17/5/12
59
1
0
baden nói:
Microsoft nói:
Nếu xã hội mà mọi doanh nghiệp chỉ đều là mua đi bán lại - kg sản xuất ra được thứ mà họ đang bán - thì đó là căn nguyên tạo ra 1 nền kinh tế xã hội chết. VN đang đi theo con đường này.
Em đang nhấn mạnh cái ý này của bác. Singapore gần như không bán những cái gì nó sản xuất nhưng nó đâu có chết. Vậy bác kết luận đó là căn nguyên tạo ra 1 nền kinh tế xã hội chết thì em chịu cái lý thuyết của bác.

@ baden : Cái mà họ sản xuất được là sản phẩm từ chất xám của họ, thể hiện qua dịch vụ du lịch, giáo dục, y khoa. Sản phẩm của họ là thứ phi vật chất, mà tôi (tạm) gọi đó là Service. Vấn đề bác kg hiểu hay cố tình kg hiểu ?

@ Bác Tuấn Đỗ : tôi biết viết thế là đôi lúc đụng chạm ngành nghề của bác (tôi nghĩ do bác "nhạy cảm" thôi, chứ tôi thì kg, vì tôi kg có ý xách mé gì). Nhưng bác hỏi thì tôi trả lời : 1 nền kinh tế phát triển thì 1 ứng dụng phát triển trong vòng 7 ngày, 1 tháng, với 1 cú download, click chuột như iTunes thì thu về triệu USD trong nháy mắt (sản phẩm phi vật chất). Nếu là sản phẩm vật chất để sản xuất theo thuyết "Đồng tiền 1 ngày", bác nên xem lại Fastfood, Coke, Gillette (nếu bác nhiều năm sống ở nước ngoài và có nghiên cứu sản phẩm "instant" của họ) ... Còn việc Waltmart hay Metro (hay hệ thống mua đi bán lại) thì họ chỉ là 1 khâu trong hệ thống cung ứng từ sản xuất đến đưa đến người dùng cuối (end users), bác có thể tham khảo : Quản trị Chuỗi Cung ứng, do GSTS Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên, tham gia biên soạn : TS Nguyễn Xuân Minh, ThS Kim Ngọc Đạt. Cũng xin nói thêm với bác Tuấn Đỗ : đây kg phải là cuốn sách "gà" bốc phét, vì với tiếng tăm, kinh nghiệm, học thuật của GSTS Đoàn Thị Hồng Vân thì bác đủ "độ tuổi" để hiểu "brand name" của tác giả từ lý thuyết đến thực tiễn (trong giới làm ăn)

* Cũng như : đại đa số dân VN hay nói (chê thì đúng hơn) : bù lon con tán còn kg làm được phải nhập về để bán thì làm ăn cái gì mà đòi CNH & HĐH. Âu đó cũng là 1 khía cạnh để nhìn về giá trị kinh điển của nền kinh tế gắn liền với sản xuất.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.