Hạng C
31/5/07
928
7.250
93
xin bác bớt lại sự hài hước kkk =))))
Hồi mới có tin nới room, giám đốc ABC chổ mình bảo :" anh có việc thì giải ngân hết đi, chưa dùng tới thì gửi tkiem , chịu thiệt 2-3% chứ mai mốt là k có tiền đâu"..
Y như thật chỉ 2 tuần sau, k có một xu nào luôn..
Ủa mà hình như bên 4 ngân hàng lớn vẫn giải ngân đc, chỉ có bên thương mại thì k, fai k anh
Các anh cho hỏi với 2ty5 thì mua đc căn chung cư nào 2pn ở SG k vậy.
 
  • Like
Reactions: Tommyteo
Hạng D
20/2/12
1.977
2.794
113
Có thống kê giao dịch toàn tp HCM chỉ có 280 căn hộ. Giao dịch nói chung trầm lắng. Mình biết có 1 số bạn bè rao bán thấp hơn 15-20% nhà phố mà không ai trả giá.
Không nên tin mấy ông “ chiên ra” bđs vì với họ giao dịch sôi động là nguồn thu.
Họ chỉ chỉ ra 1/2 bản chất, đó là nguồn cung giảm, nhưng thật sự là nhu cầu giảm sâu. Chỉ tăng ở nhóm giá nhà 2-3 tỷ mới đáp ứng được khả năng thanh toán và nhu cầu chỗ ở.

Ngân hàng đang tăng lãi suất, có tiền gửi tiết kiệm vẫn ngon hơn!
 
Hạng D
18/3/08
1.680
1.688
113
Hồi mới có tin nới room, giám đốc ABC chổ mình bảo :" anh có việc thì giải ngân hết đi, chưa dùng tới thì gửi tkiem , chịu thiệt 2-3% chứ mai mốt là k có tiền đâu"..
Y như thật chỉ 2 tuần sau, k có một xu nào luôn..
Ủa mà hình như bên 4 ngân hàng lớn vẫn giải ngân đc, chỉ có bên thương mại thì k, fai k anh
Các anh cho hỏi với 2ty5 thì mua đc căn chung cư nào 2pn ở SG k vậy.
Chắc chung cư ngoài tân phú luỹ bán bích.
 
Hạng B1
25/12/18
79
77
33
29
Chuyên gia cho rằng nguồn cung bất động sản không ngừng sụt giảm khi 9 tháng đầu năm 2022 chỉ còn có hơn 30.000 sản phẩm mới tung vào thị trường, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường Bất động sản đang thiếu cung, cơ cấu sản phẩm không cân đối, trong khi nhu cầu đầu tư rất lớn.

View attachment 2793045

Thiếu hụt trầm trọng nguồn cung bất động sản

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea), cho biết kể từ năm 2019 thị trường bất động sản đã có dấu hiệu không tốt. Trong khi năm 2018 cả nước có gần 200.000 sản phẩm mới đưa vào thị trường thì năm 2019 chỉ còn 1 nửa.

Trong 2 năm 2020 - 2021, dịch Covid-19 bùng phát khiến nguồn cung tiếp tục sụt giảm. Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2022 chỉ còn có hơn 30.000 sản phẩm mới tung vào thị trường, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo ông Đính, có 2 vấn đề dẫn đến việc giao dịch bị sụt giảm đó là rào cản pháp lý để các dự án bất động sản có đủ điều kiện tham gia vào thị trường. Hiện nay, các địa phương vẫn còn rụt rè phê duyệt dự án để đưa vào thị trường.

Mặt khác, từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022 đến giai đoạn hiện nay nguồn tín dụng vào bất động sản cũng được quản lý chặt hơn, room khắt khe hơn nên dòng tiền chảy vào thị trường rất khan hiếm. Các nhà đầu tư, nhà tiêu dùng muốn đầu tư sản phẩm, kinh doanh mà không có tiền thì không thể thực hiện được nên các giao dịch giảm đi.

"Hiện nay đất nền tại một số địa phương có giao dịch diễn ra mạnh. Dòng tiền chảy vào thị trường này rất dễ từ nhiều lĩnh vực. Trong những năm Covid-19 mọi hoạt động kinh tế gần như tê liệt nên ngân hàng phải giảm lãi suất từ nhiều chính sách, kích thích sản xuất, nhiều người vay được nên đầu tư vào đất. Theo thống kê ngoài luồng thì số lượng đất nền được mua bán lại nhiều hơn so với mua bán chính thống. Dòng tiền chảy vào đây khá dễ dàng khiến việc đẩy giá dẫn đến nguy cơ bong bóng, khiến ngân hàng ngắt lãi suất, các room siết lại", ông Đính cho hay.

Theo khảo sát của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, giá bất động sản hiện nay đã tăng rất mạnh trở lại, thời điểm này đã tăng 30% so với năm 2021 và 50% so với 2019, có phân khúc tăng đến 100%. Tuy nhiên, thực trạng nói chung số lượng dự án vẫn đang còn hạn chế và chưa có dấu hiệu cải thiện

Từ đó, gây mất cân đối cung cầu khiến giá sản phẩm bán và cho thuê đều tăng. Tỷ lệ hấp thụ giảm, ít sản phẩm phù hợp với nhu cầu ở thực và giá cao. Cùng với đó là các địa phương khó phê duyệt các dự án có đất, kể cả khu công nghiệp, khu kinh tế mặc dù nhu cầu đang rất là cao.

"Chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển, tuy nhiên lượng cung yếu, thiếu lại còn không cân đối. Những dòng sản phẩm phù hợp nhu cầu thì không có, nhưng sản phẩm đầu tư, đầu cơ lại nhiều. Ngay cả bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch cũng rất thiếu, mất cân đối trong thị trường bất động sản", ông Đính nói thêm.

Phó chủ tịch VNRea kiến nghị trong thời gian ngắn hạn, các chính sách cần cấp bách phê duyệt dự án cấp thiết cho xã hội, tăng nguồn cung mới, giảm giá nhà ở. Đồng thời, đối với gói hỗ trợ lãi suất 2% cần phân bổ công bằng cho các lĩnh vực kinh doanh.

"Chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, lượng cung thiếu, lại còn không cân đối. Những dòng sản phẩm phù hợp nhu cầu thì không có, nhưng sản phẩm đầu tư, đầu cơ lại nhiều. Ngay cả bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch cũng mất cân đối trong thị trường bất động sản", ông Đính nói thêm.

Điển hình như Khánh Hoà, một trong những địa phương vốn có thị trường bất động sản sôi động, những năm gần đây cũng rơi vào giai đoạn trầm lắng, sụt giảm cả về giao dịch lẫn nguồn cung. Khảo sát của VaRS cho thấy, hiện thị trường này đang ít hơn 1.000 giao dịch/tháng.

Ông Đính đánh giá, Khánh Hòa là nơi có tiềm năng, sức hút nhưng vẫn chưa được triển khai rõ ràng.

“Từ giờ đến cuối năm 2022 và đầu năm 2023, thị trường sẽ vẫn thiếu nguồn cung, trong đó là các dự án về nhà ở, đất nền", ông Đính nhận định.

Đối với những khó khăn từ thị trường vốn, ông Đính cho rằng dòng tiền dễ phục vụ các hoạt động đầu tư thứ cấp và đầu cơ đất nền sẽ là nguyên nhân gây bong bóng bất động sản. Việc kiểm soát tín dụng dẫn đến nguồn vốn khó khăn sẽ là các nguyên nhân dẫn ảnh hưởng tiêu cực đến nhà phát triển, chủ đầu tư - các nhóm ngành nghề liên quan - khách hàng - ngân hàng.

Vì vậy, ông Đính kiến nghị trong thời gian ngắn hạn, các chính sách cần cấp bách phê duyệt dự án cấp thiết cho xã hội, tăng nguồn cung mới, giảm giá nhà ở. Đồng thời, đối với gói hỗ trợ lãi suất 2% cần phân bổ công bằng cho các lĩnh vực kinh doanh.

Ngoài ra, cần khơi thông dòng vốn, thúc đẩy dòng vốn tín dụng có kiểm soát vào các dự án bất động sản trọng yếu, phù hợp nhu cầu xã hội, thị trường, người lao động. Đối với lĩnh vực nhà ở xã hội nên được đẩy mạnh tháo gỡ. Đặc biệt, chính quyền địa phương nên quyết liệt hơn công tác phê duyệt dự án.

View attachment 2793046

Bất động sản đã bắt đầu "ngấm đòn"

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, cảnh báo là rủi ro tài chính, bất động sản năm nay đã bắt đầu "ngấm đòn". Bởi lãi suất tăng, tỷ giá tăng đương nhiên nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp tăng và doanh nghiệp nào quản quản lý tài chính không tốt, thậm chí là còn mất cân đối dòng tiền sẽ mất khả năng thanh toán.

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 đầu tư công gấp 1,5 lần so với đầu tư công của nhiệm kỳ trước 2016- 2020 rất lớn nhưng năm nay đầu tư công sẽ phải giải ngân khoảng 600.000 tỷ đồng, một con số rất lớn.

Ông Lực cho rằng thách thức của năm nay và năm tới còn đến từ việc chương trình phục hồi thực hiện chậm, giải ngân đầu tư công vẫn còn chậm. Doanh nghiệp năm nay khó khăn về dòng vốn, về nhân sự, thị trường chứng khoán và bất động sản điều chỉnh rất mạnh.

Đáng chú ý, thời điểm này, các luật “xương sống” của thị trường bất động sản là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đang được sửa đổi, nếu thuận lợi thì tháng 10/2023 sẽ được thông qua và và hiệu lực của Luật Đất đai sẽ là khoảng giữa năm 2024, cùng với đó là Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Xem thêm:
Đọc
 
Hạng B1
25/12/18
79
77
33
29
Đọc mấy bài này mệt thật sự , chẮc lại thuê báo viết . Đúng là nhu cầu nhiều thật . Nhưng nói thẳng ra là đang lệch pha . Lệch pha trầm trọng định gia sai quá mức với giá trị thật của nó. Cái giá của việc thổi giá đi trước hạ tầng ! 70,80 % cái thị trường này là sử dụng đòn bẫy . Để xem đên cuối năm đáo hạn ngân hàng rồi xem nhé trái phiếu bds thì không huy động được lãi suất thi tăng để xem các thầy gồng kiểu gi đến năm sau, kinh doanh hàng hoá thi đình trệ , đơn hàng suất nhập khẩu thi không có , khi ma suy thoái kinh tế , lạm phát tăng cao chính phủ chỉ quan tâm đến việc kiểm soát lạm phát trước chứ chẳng quan tâm đến viêc làm chậm phát triển kinh tế nữa đâu. Giữa năm 2023 sẽ rõ :)
 
Hạng D
6/5/04
2.815
1.921
113
Vietnam
Ngân hàng đang tăng lãi suất, có tiền gửi tiết kiệm vẫn ngon hơn!
Giá ảo nên không thể mua. Cty mình 200 người, tầm TGĐ cũng không còn có khả năng mua nhà đất nữa, trừ chủ tịch thì may ra.

với thu nhập hơn 100 tr / tháng, Trừ chi tiêu ra để mua 1 căn 5x20 ở quận 9 tầm 12-14 tỷ mất 20 năm. Ảo quá ảo. :p :D. Đó là mức thu nhập của TGĐ. :p
 
Hạng D
6/5/04
2.815
1.921
113
Vietnam
Đấy. Các cao nhân làm chứng nhé.
Thiếu quái gì. Bọn bất lương xây nhà cao tầng bán giá cho cố, sau đó thu phí quản lý khủng đến ốm người.
Rồi la thiếu.
Thiếu là thiếu dự án cho nó xây mới để nó chém tiếp.
Thiếu thế đấy chứ có gì khó hiểu.
Cao ốc cũ nó bán rồi giờ người ta bán lại, nó chém được cao ốc mới thôi.
Vãi hồn cái Vin Ci Tỳ hả @thienkhoi81 mua cái giá 3, 4 tỏi cho căn 1 phòng ngủ rồi lê lết đi vào thành phố tiếng đồng hồ.
Mình rất ghét kiểu thu phí đậu xe và thu phí Qal cao. Nên chọn khu free để xe mỗi căn 1 ô tô ở PMh.

mình tính thử sau 40-50 năm CDT lấy lại được hơn tiền xây. Mà mua bh căn hộ cư dân chi trả,

quá tận thu
 
  • Like
Reactions: Perenco
Hạng F
3/10/15
11.231
13.847
113
Mình rất ghét kiểu thu phí đậu xe và thu phí Qal cao. Nên chọn khu free để xe mỗi căn 1 ô tô ở PMh.

mình tính thử sau 40-50 năm CDT lấy lại được hơn tiền xây. Mà mua bh căn hộ cư dân chi trả,

quá tận thu
Đó đó bác nói đúng cái chỗ mình cũng ghét cay đắng.
Phí đậu xe, phí quản lý cao.
Bữa mình tính ra trung bình 3 triệu/tháng cho căn 2PN hay gọi từ "cao cấp", thì 50 năm tổng tiền là 1,8 tỏi.
Nói không phải nổ chứ có lẽ con số đó bằng với giá thành căn hộ của các bố xây luôn (tính cho trượt giá 50 năm luôn).
3 triệu/tháng là nói nhẹ chứ mấy Vin hay Nova thì phải gần 5 củ tháng.
Hết hồn thật
 
Chỉnh sửa cuối: