Nói chung là sau 5 năm tìm hiểu mua, xây, cho thuê, bán, .... thì em rút ra kinh nghiệm là: nếu anh chuyên làm BĐS thật thụ, thì còn có thể làm giàu bằng BĐS. Còn lại thì chỉ nên xem BĐS như một kênh bảo đảm tài sản, giữ của cho con, chứ nếu không thì khả năng "ra gầm cầu" rất cao. Lý do?
1. Nếu chúng ta bán đi một BĐS, thu về một số tiền cao hơn lúc xưa. Có 3 khả năng xảy ra sau đó: số tiền đó đủ để mua lại một BĐS tương đương, số tiền đó dư để mua lại một BĐS tương đương, và số tiền đó không đủ để mua lại một BĐS tương đương. Như vậy sự thật là trừ khi trường hợp 2 xảy ra thì chúng ta mới giàu lên, còn lại thì vẫn như cũ hoặc thậm chí là lỗ. Vì bản thân người Việt luôn nghĩ tiền mặt sẽ mất giá, nên thường có xu hướng quy ra vàng, quy ra BĐS để tính độ giàu, nên gần như mọi người sẽ quy về BĐS để tính. Trừ khi lấy tiền để tiêu xài, thì đúng là cảm thấy giàu lên, chứ nếu không thì chỉ cảm thấy nghèo đi mà thôi. Cho nên cuối cùng BĐS chỉ là giữ của cho con cái.
2. Về mặt lý thuyết, buôn BĐS vẫn có lời nếu có lực, và nếu không quá tham. Có lực là không phải vay mượn quá nhiều, không tham tức là không bị cuốn vào các dự án ma. Nhưng dễ gì mà không bị dính vào các dự án ma, vì chính mấy cái BĐS này mới có khả năng tăng giá nhanh. Mà đã gọi là ma, thì hên xui, và chỉ cần 1 lần xui thôi là xong phim. Còn nếu đã có lực, không phải vay mượn quá nhiều, thì bản thân việc tích lũy BĐS đó là từ cái nghề chính, cho nên giàu lên là nhờ cái nghề chính chứ không phải từ BĐS.
Phân tích trên bỏ qua những trường hợp đặc biệt, ví dụ có thông tin nội bộ (vì cái này cũng liên quan 1 phần đến nghề nghiệp, như anh Mèo, không phải ai cũng có), và bỏ qua các Thần Đồng như .....
Cho nên em thấy em cứ tập trung vào nghề chính, còn BĐS chỉ là hệ quả. Đó là lý do tại sao em phải cày cuốc hàng đêm để có thể đứng tên vào cái sổ hồng hồng ấy. Em cũng không ngờ 20 năm học hành của em lại kết thúc bằng nghề cày cuốc.