Thảo Luật Chung BDS sẽ đóng băng năm 2017?

Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B1
25/8/15
93
318
53
38
- Bác nào có nhà MT hoặc nhà phố hẻm, đất xen cài KDC (không phải là gia đình đang dùng để ở) nên bán trong nửa năm đầu 2016 này. Hai năm qua, phân khúc này đã lên giá khá nhiều, nên Tiger nghĩ đã đến lúc chốt lời, đừng tham lời thêm mag giữ rồi đến khi đã đạt đỉnh gia, khi đó mới bán thì may bán được, còn không sẽ không kịp chốt!
- Hiện giờ CHCC nhìn chung đã đến lúc khó ra hàng, người mua sau không còn chốt lời trong thời gian ngắn được nữa. Ai mua bằng tiền nhà, giữ để ở hay cho thuê thì giữ vẫn tốt, Tuy nhiên ai đi vay nhiều thì nên cơ cấu lại, nên bán bớt để an toàn khi lãi suất tăng. Ngoại trừ các căn hộ vị trí đắc địa có thể vẫn giữ đà tăng giá trong 1 năm nữa. Còn các căn hộ nằm trong các khu đã đông đúc dân cư thì đã đạt ngưỡng giá cao. Ai mua trước, có chenh nen bán, ai mua sau bán sẽ ít có chenh hoặc không chênh cũng nên bán nếu xét thấy căn hộ không có vị trí đắc địa, hạ tầng không có gì mới.
- Căn hộ tầm giá trung bình từ 18-22tr đáp ưng tốt nhu cầu để ở nên thanh khoản cũng sẽ tốt. Nếu ai mua căn hộ loại này mà mục đích đầu tư thì nên bán, còn để ở thì nên giữ vì bán đi mua chổ khác giá cũng thế, không rẻ hơn.
- Các căn hộ tầm trung, giá từ 25-30tr/m2 nếu khi đưa vào sử dụng mà không quản lý tốt, giá có nguy cơ sju về vùng giá trên căn hộ trung bình. Nguy cơ này sẽ bộc lộ hai năm nữa.
- Ai có nhu cầu mua ở, nên săn các căn hộ sắp nhận nhà mà người mua kẹt tiền bán lại
- Ai chưa từng có nhà, thu nhập hạn chế thì căn hộ rẻ cũng không rẻ hơn 15tr/m2. Không nên chờ
Hoàn toàn đồng quan điểm với bác này, mới bán nhà, tiền lời đủ thuê căn hộ cao cấp 2 năm, thuê tạm căn hộ cao cấp ở, quan sát chờ đợi các căn đã/chuẩn bị bàn giao nhà ( chậm nhất quý 3/2016) chứ mà để sang năm 2017 chạy k kịp. Cứ có tiền tươi ngại gì không tìm được căn ngon giá tốt.
 
  • Like
Reactions: behieu and Tiger7x
Hạng C
29/1/16
549
6.572
93
Hoàn toàn đồng quan điểm với bác này, mới bán nhà, tiền lời đủ thuê căn hộ cao cấp 2 năm, thuê tạm căn hộ cao cấp ở, quan sát chờ đợi các căn đã/chuẩn bị bàn giao nhà ( chậm nhất quý 3/2016) chứ mà để sang năm 2017 chạy k kịp. Cứ có tiền tươi ngại gì không tìm được căn ngon giá tốt.
Đi dạo mấy tuần sau tết đến nay, đã và đang có một làn sóng các nhà đầu tư cố gắng ra sức đẩy hàng CHCC bằng nhiều cách. Thông tin hiện giờ đang rôm rả trên OS, một số biểu hiện cắt lỗ đã xuất hiện trên các báo rao bán bđs. Mức độ đang nhen nhóm, chưa lan truyền sang đại bộ phận nhà đầu tư ít có thời gian để theo sát diễn biến thị trường.

Đã xuất hiện một số nhà đầu tư đón mua các CH bán lỗ hoặc bằng với giá gốc 2015, nhưng rất ít, hàng loại này vẫn thỉnh thoảng xuất hiện. Ai dùng đòn bẩy vay trên 70% giá trị trên tổng mức đầu tư cho 1 căn hộ, hoặc 50% cho giá trị 2 căn hộ, 30% giá trị 3 căn hộ thì nên tranh thủ bán bớt để giảm đòn bẩy về mức an toàn. Hiện nay vẫn còn có thể ra hàng giá gốc hợp đồng được vì thông tin chưa lan ra trên diện rộng, vẫn còn nhiều người đang sẳn sàng lao vào ôm mớ hàng đó. Thẫm chí mốt bây giờ là mua hàng giá "gốc" cđt mới chịu, dù giá đó cao hơn giá hàng thư cấp vài trăm chai.

Giá đất và nhà phố trong 3 năm qua tính từ thời điểm giữa 2013 - đáy thị trường- đã tăng rất mạnh, nơi ít thì 30%, nơi cao riêng đất tăng lên đến 100%! Như vậy ai mua để đầu tư nên bán trong giai đoạn trước mùa đông năm nay! Giá sau đó sẽ đi ngang, tăng ít cho đến khi thị trường khủng hoảng trong chu kỳ tiếp theo. Ngoại trừ các khu vực giá đất đax tăng giá nóng, thì đại đa số sẽ không có sự giảm giá so với giá hiện nay trong vài năm tới.

Riêng đối với CHCC, sẽ có một làn sóng hàng thứ cấp bán để cơ cấu cán cân. Giá CĐT đưa ra đối với các khu CH không có gì đặc biệt sẽ khó tiếp tục nâng giá theo mức cứ định kỳ tăng như thời gian vừa qua, ngoại trừ các khu tiềm năng về vị trí. Hàng mới CHCC sắp tới sẽ không tiêu thụ nhanh như trong 2015 vì nhiều người ôm một lúc vài căn hộ, hay 5 7 thậm chí chục căn không còn nhiều người như thế. Giới này quen biết khá nhiều người cùng đẳng cấp, nên thông tin không ra được hàng lan truyền cực kỳ nhanh, sau đó sẽ lan đến các khách hàng có khả năng mua 1 hoặc 2 căn.

Cuối 2016, một số CĐT sẽ ngấm đòn, sẽ xem lại kế hoạch đưa số lượng căn hộ ra bán trong năm 2017 hạn chế. Đồng thời lúc đó mấy chục nghìn căn hộ sẽ gần bàn giao, sẽ có tiếp một làn sóng thứ cấp ra hàng lần thứ 2, đồng thời giá thuê sẽ rớt!

Giờ ai thông minh, nên xem xét khu căn hộ nào có giá trị gia tăng do hạ tầng quyết định nhiều nhất thì nên bỏ tiền vào. Còn không nên giữ tiền mặt tiết kiệm 12 tháng chí ít cũng đang có 7,5 %/năm! Ai có kế hoạch chuyển lên CHCC để ở thì quyết định mua căn hộ giá mềm tí, cũ nhưng có SH vẫn hơn vì còn thế chấp lấy tiền ra làm ăn chuyện khác. Còn không lựa anh uy tín trong việc ra sổ nhanh, làm ăn bài bản. ....
 
Hạng B2
12/9/13
409
963
93
Cụ tiger nhận xét về phân khúc PMH, Sala thế nào?
thật ra có tín hiệu le lói sẽ có kịch bản tốt cho tt nhưng e thấy chủa chắc nên đợi xem sao. Em chỉ gợi ý các bác 1 yếu tố trước là giá xăng.
 
  • Like
Reactions: Tiger7x
Hạng C
29/1/16
549
6.572
93
Cụ tiger nhận xét về phân khúc PMH, Sala thế nào?
thật ra có tín hiệu le lói sẽ có kịch bản tốt cho tt nhưng e thấy chủa chắc nên đợi xem sao. Em chỉ gợi ý các bác 1 yếu tố trước là giá xăng.
Em ôm saxx mà bác bảo em nhận định trên public này thì nhiều người sẽ tiếp tục bảo em bơm, hay đích thị là sale sala!!!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
12/9/13
409
963
93
Ko sao cụ. Ng nói có quyền nói, ng nghe có quyền nghe. Làm thì phải chịu trách nhiệm thôi, còn đi bảo tại ng khác, e thấy bất cập.
ai cũng lớn cả, đầu toàn sỏi đá mà. Hihi
 
  • Like
Reactions: tranlinhvtoto
Hạng C
29/1/16
549
6.572
93
Cụ tiger nhận xét về phân khúc PMH, Sala thế nào?
thật ra có tín hiệu le lói sẽ có kịch bản tốt cho tt nhưng e thấy chủa chắc nên đợi xem sao. Em chỉ gợi ý các bác 1 yếu tố trước là giá xăng.
Em cũng đẫ có một số còm liên quan câu hỏi của bác. Quyết định chọn Sala là câu trả lời của em ( đang ôm rồi sao chê được! )
 
  • Like
Reactions: thach.sanh
Hạng B2
5/1/15
483
425
63
40
Mấy ông ngân hàng luôn dùng chiến thuật " xén lông cừu", hạ lãi suất xuống thấp để dụ người người mua nhà, nhà nhà xây nhà. Cộng với tháo cái đống hàng ôm từ thời trước, thấy tháo ra kha khá rồi là bắt đầu. Đùng cái tăng lãi suất, ông nào mạnh thì sống, yếu chết là ngân hàng siết luôn. Ngân hàng cứ vòng quay đó mà làm. Chỉ có anh em mình là chết.
 
Gum confirmed
Hạng C
20/3/15
603
3.519
93
Đây các bác..... Vnexpress.net

Siết tín dụng có thể gây sốt bất động sản sau 5 năm
Chuyên gia cho rằng, nếu siết tín dụng với thị trường địa ốc thì từ năm 2021 có thể xảy ra tình trạng giá nhà đất tăng nóng khi cung không đủ cầu.
Tại hội thảo “Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường bất động sản năm 2016” được tổ chức ngày 23/3, các chuyên gia đều cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước sửa Thông tư 36 theo hướng siết chặt dòng vốn từ các nhà băng đổ vào địa ốc có thể khiến thị trường xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu trong thời gian tới.
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu tính cả tác động của TPP, đến năm 2018, thị trường bất động sản sẽ cân bằng cung cầu (hiện tại cung đang nhiều hơn cầu). Nhưng từ năm 2019 trở đi, cầu bất động sản sẽ nhiều hơn cung. Lý do là với tác động của TPP, sẽ có khoảng 2,5 đến 3 triệu người từ nông thôn ra thành phố, cộng thêm hàng vạn kỹ sư, công nhân nước ngoài vào nên nhu cầu nhà ở sẽ rất lớn ở nhiều phân khúc.
"Trong khi đó, số lượng dự án cũ không còn nhiều, hoặc có dự án nhưng không được ngân hàng bảo lãnh trong khi số dự án mới cũng sẽ ít đi do đất đai đã bị co hẹp và tiềm lực tài chính của nhà đầu tư cũng hạn hẹp. Vì vậy, số lượng nguồn cung bất động sản từ năm 2019 trở đi sẽ giảm dần trong khi cầu tăng lên. Với cung – cầu này, cách đây vài tháng, chúng tôi dự báo năm 2023, thị trường bất động sản sẽ tăng nóng. Tuy nhiên, tính toán gần đây cho thấy, thị trường có thể nóng sớm hơn, bắt đầu từ năm 2021", ông Nghĩa cho hay.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
biethu-500-7796-1458722871.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Chuyên gia cho rằng, nguồn cung bất động sản từ năm 2019 sẽ giảm dần, trong khi cầu tăng lên khiến thị trường sau đó sẽ bước vào giai đoạn tăng nóng. Ảnh: NT{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
GS Đặng Hùng Võ cũng nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam hiện chưa tạo được luồng vốn đầu tư ổn định, trong khi vốn tự có của các doanh nghiệp lại không cao. Bên cạnh đó, luồng vốn tín dụng đa số có lãi suất khá cao, thiếu vốn cho vay trung và dài hạn.
Theo chuyên gia này, do những khó khăn đó nên hiện nay, luồng vốn chủ yếu mà các nhà đầu tư dự án hay huy động là thực hiện cơ chế "mua bán bất động sản hình thành trong tương lai". Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, phương thức này có rủi ro khá lớn với người mua nhà, trong khi các giải pháp khắc phục rủi ro lại chưa phát huy tác dụng.
Ông Võ cũng cho rằng, Việt Nam nên triển khai một số vốn cho lĩnh vực bất động sản như tạo cơ chế thế chấp bằng bất động sản tại các ngân hàng thương mại nước ngoài.
"Đây là cách thức tốt để tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn tại những ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn. Rất tiếc là nguồn vốn này vẫn chưa được pháp luật chưa cho phép. Hy vọng, chính sách này sẽ được chấp thuận trong quá trình Việt Nam tham gia vào TPP và các cộng đồng thương mại tự do kiểu mới tương tự", ông Võ nhận định.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Toàn cầu GP.Invest đưa ra một số khuyến nghị về chính sách tạo nguồn vốn cho thị trường địa ốc, trong đó bao gồm cả phân khúc nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Theo ông Hiệp, hiện có 3 nguồn vốn chính để phát triển dự án bất động sản thương mại gồm vốn tự có của doanh nghiệp, vốn ứng trước của khách hàng và tín dụng ngân hàng.
Trong đó, theo ông Hiệp, phần lớn các dự án bất động sản thương mại, nguồn vốn phải trông cậy là tín dụng từ ngân hàng. Do đó, thay bằng việc đưa ra các quy định gây tác động chung đến sự phát triển của ngành địa ốc thì cơ quan quản lý cần rạch ròi, kiểm soát chặt chẽ hoặc thậm chí không nên cho phép tình trạng sở hữu chéo giữa ngân hàng thương mại và chủ đầu tư dự án bất động sản.
"Đây là nguy cơ dễ xảy ra tình trạng vỡ tín dụng nhất một khi ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn huy động để đầu tư vào bất động sản, ông Hiệp nhận định.
Cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam đang phục hồi nhưng theo TS Lê Xuân Nghĩa, giai đoạn này khác so với thời kỳ 2005-2007.
Giai đoạn 2005-2007, thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng mạnh trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Khi đó, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lạc quan thái quá về triển vọng của Việt Nam, tạo sự bùng nổ về đầu tư, thương mại và du lịch, trong đó có cả sự bùng nổ của thị trường bất động sản. Tương tự giai đoạn 2015-2017, thị trường bất động sản phục hồi trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết hàng lọat Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
"Tuy nhiên, sự lạc quan của nhà đầu tư trong giai đoạn này ở mức độ vừa phải, thái độ thận trọng. Họ hiểu biết về Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn cả mặt mạnh và điểm yếu", ông Nghĩa nhận định.
Chuyên gia này cũng cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2005-2007 quá nóng (trên 30%) trong khi giai đoạn 2015-2017 chỉ tăng ở mức hợp lý, 15 – 17% trong giới hạn mà IMF đã nhiều lần khuyến cáo.
"Hơn nữa, lạm phát giai đoạn 2005-2007 như mẹt thuốc súng và đã bùng nổ vào năm 2008. Còn hiện nay, lạm phát đang ở mức thấp và được kiểm soát tốt, kinh tế vĩ mô ổn định và triển vọng ổn định lâu dài", ông nhận định. Do đó, theo ông Nghĩa, việc siết chặt tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản thời điểm này là chưa cần thiết.
Ngọc Tuyên
 
Hạng B2
5/1/15
483
425
63
40
Em thấy siết càng nhanh càng tốt, như vậy sẽ có chủ đầu tư nào vốn mạnh thì làm, yếu đừng làm. Giá căn hộ sẽ hợp lý vì không nhiều dám vay ( phải có ít nhất 50-60% vốn mới vay). Thị trường sẽ trong sạch và lành mạnh hơn. Chứ như hiện nay em muốn mua căn hộ để ở mà thấy cả ngàn rao vặt, không biết chủ nào uy tín, giá đó đã tốt chưa...
 
Status
Không mở trả lời sau này.