Hạng F
23/3/12
9.247
19.451
113
TP. HCM
Cái chính là câu cuối cùng đó bác, nếu các đô thị lớn như HCMC, Hà nội mà bỏ biển 420 , 421 tại các ngã đi vào, ra TP thì phải làm bao nhiêu biển cấm 127 và xóa cấm tại tất cả các đường, giao lộ?
Hình như e chưa thấy biển 420, 421 tại các ngã đi vào, ra TP. Hay e ko để ý ta?
E chỉ thấy 420, 421 trên các QL thôi. Bác cho e xem cái hình.
 
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Hình như e chưa thấy biển 420, 421 tại các ngã đi vào, ra TP. Hay e ko để ý ta?
E chỉ thấy 420, 421 trên các QL thôi. Bác cho e xem cái hình.
Thì từ QL vào Tp đó bác
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
View attachment 462177
Thiệt tình e ko để ý, bậy quá!
Cụ thể là chổ nào bác, từ XLHN vào.
Biển báo 420 từc các hướng về TP (em đã biết) :
- QL 1A từ miển tây về : ngay giáp ranh giữa Long an và TP.
- QL1A (XL HN) từ ĐN về : đối diện nghĩa trang LS TP (lối vào khu ĐHQG).
- QL1K từ BD, ĐN về : vừa qua ranh giới BD -TP (trước ngã tư QL1A -QL1K)
- QL13 từ BD về hướng Bình Triệu : vừa qua cầu giáp ranh BD - TP (trước ngã tư QL13 - QL1A)
- QL13 từ BD về hướng Gò vấp : vừa qua cầu giáp ranh BD -TP.
- QL22 từ TN về : vừa qua hết địa phận TN.
- Cao tốc SG - DG : đường dẫn cao tốc từ MCT -Cao tốc
- Cao tốc SG - TL : đường dẫn cao tốc
 
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Trở lại vụ: Trong trường hợp đường không có ngã rẽ, Liệu rằng không có Biển báo hết hiệu lực (vd biển 134) đối với biển Giới hạn tốc độ tối da 127 thì biển 127 khác ở sau nó có hiệu lực không? Theo em là Có.

Luật nào? Quy định nào? Như em đã nói là không (chưa có cái nào nói vậy và enm nghĩ sẽ không bao giờ có); Tuy nhiên theo suy nghĩ thông thường thì nó phải là vậy. Ví dụ, 8h sáng em vào công ty và nhân được lệnh đi Bình dương lúc 10g; tuy nhiên, đến 9 giờ thì em nhận được lệnh mới điều đi Long an. Dĩ nhiên là em phải đi Long an mặc dù trong lệnh mới (cùng một người ký) không nói gì về việc Lệnh này hủy bỏ lệnh cũ Và Nội quy công ty cũng chưa đề cập đến điều này.

.
Nếu báo thôi không đi Long an nữa thì đi Bình dương hay đi đâu? Nếu trong quyết định đi BD nói 10g phải đi?
 
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Trước hết em xin giải thích chữ "thấy" theo quan niệm của em. Thấy (như en đã viết đậm) được hiểu là: Nhận thức hết toàn bộ nội dung của Biển báo (chứ không có nghĩa là phải nhớ các biển báo trong quá khứ)
Trở lại vấn đề bác Dawmgoodman ví dụ:
"Đoạn này thì bác kết luận sai. Theo chuyên môn thì gọi là "suy luận rời rạc". Việc phải chấp hành biển báo và việc THẤY biển báo nào ta phải tuân thủ biển báo đó hoàn toàn khác với "khi ta THẤY biển báo nào thì chỉ biển báo đó có hiệu lực, xoá hết hiệu lực biển báo trước đó". Cụ thể như bác thấy 420 (60), sau đó thấy 127 (50), sau đó 134 (hết 50), vậy thì chạy thế nào? vì k còn nhớ 420 (60) nữa?"
Logic của em là thấy biển 420 nghĩa là em đã phải nhận thức đầy đủ các nội dung của Biển báo này, bao gồm::
- Chỉ chạy với tốc độ dưới mức tối đa cho phép khu đô thị (Chạy bao nhiêu thì phải căn cứ vào việc mình đang chạy cái gì và Quy định đang có hiệu lực là gì);
- Việc áp dụng tốc độ tối đa trên là cho mọi con đường trong đô thị đó (cho đến khi "thấy" cái 421); KHông phân biệt có qua ngã ba, ngã tư, quẹo trái hay quẹo phải....
Do vậy, nhiệm vụ của em, tài xế là phải tuân thủ theo.
Đến khi có biển báo, chẳng hạn 127 (50) thì em phải nhận thức tiếp:
- Chỉ trên con đường mà ta đang chạy, đoạn từ phía sau biển báo 127 (50) thì ta phải chạy tối đa 50 mà thôi. Yêu cầu tối đa này sẽ hết nếu có cái 134 hoặc ngã rẽ.
Nói cách khác, khi Thấy cái 127 (50), là biển báo phía sau của 420 (60), thì em phải tuân theo cái mới Thấy; Tiếp tục, nếu có 127 (40) thì em cũng sẽ tuân theo cái mới thấy này, khống chế tốc độ tối đa 40.

Đến đây là phát sinh vấn đề mà các bác đang bàn: Không có cái biển báo hết lệnh cấm theo Đúng Quy chuẩn thì cái 127 (50) vẫn phải có hiệu lực chứ? Và ở đây có hai cách nhìn nhận:
1. Việc cắm bảng 127 (40) mà không hủy 127 (50) theo đúng Quy chuẩn là sai và vì vậy ta không tuân thủ 127 (50). (mặc dù như vậy là ta không tuân thủ theo Nguyên tắc của Luật GTĐB)
2. Phải tuân thủ theo biên báo 127 (40) theo đúng nguyên tắc của Luật GTĐB; Việc cấm biển 1227 (40) mà khogn hủy 127 (50); sai hay đúng là việc của ông Công chánh; không phải việc của lái xe. Lái xe là phải Tuân thủ tất cả các biển báo. Em chọn phương án này. (em xin bàn việc không hủy 127 (50) là có hợp lý không ở post khác)

Cũng trên đường, Sau đó, nếu có cái 134 (hết tất cả lệnh cấm, hoặc hết 50, hết 40) thì em phải Thấy (nhận thức yêu cầu của Biển báo):
- Lệnh giới hạn 127 (xx) tốc độ đã hết;
- Xe còn đang chạy trong (thực chất là phía sau) bảng 420 nên vẫn còn đang hiệu lực của 420 nên giới hạn tốc độ tối đa trong đô thị vẫn còn.

Trong post trước em có Viết Thấy cái gì mới nhất thì tuân theo là không chính xác (có lẽ do bị ám ảnh câu hướng dẫn của thầy dạy lái xe, Thấy tới đâu chạy tới đó; không chạy vào phần mình không thấy - dĩ nhiên thấy không có nghĩa đơn thuần là nhìn). Mà chính xác, theo em là, Nhận thức yêu cầu của Biển báo đến mức độ nào thì chạy theo đúng yêu cầu của Biển báo. Trường hợp các biển báo có hiệu lực trùng nhau thì phải ưu tiên cái Thấy sau.
Vậy bác có thấy quy định về hiệu lực 127 trong qcvn?
 
  • Like
Reactions: wasabina
Hạng B2
15/9/10
241
602
93
Nếu báo thôi không đi Long an nữa thì đi Bình dương hay đi đâu? Nếu trong quyết định đi BD nói 10g phải đi?
Nếu trước khi đi Long an, ví dụ, lại có một lệnh nữa biểu ở nhà chờ đến 3 giờ có lệnh mới thì em Ở nhà thôi.
Túm lại, em là lính chạy thuê thì: Có lệnh mới hợp lệ thì tuân theo toàn bộ nội dung của lệnh mới (mặc dù lệnh mới không cần phải có cái câu giống như trong văn bản pháp luật: Quyết định (NGhị định, thông tư...) có hiệu lực từ ngày ký, tất cả các quy định khác trái với Quyết định này bị bãi bỏ).
Em nghĩ về biển báo cũng vậy thôi, có một biển báo mới thì tuân thủ nó mà không phải chờ Có một biển báo hủy cái trước đó.

Còn như gọi là "cho đúng trình tự" thì: Phải có một quyết định hủy quyết định điều xe em đi Bình dương gởi cho em trước rồi mới có quyền điều em đi Long an. Nếu không thì em vẫn cứ đi Bình dương, mặc dù em có nhận lệnh đi Long an.
Em nghĩ, một cách thông thường, không ai làm vậy cả.
 
Hạng B2
15/9/10
241
602
93
Vậy bác có thấy quy định về hiệu lực 127 trong qcvn?

Nếu "bẻ chữ" ra cãi và áp dụng theo "nội dung quy chuẩn" thì khi vào trạm thu phí cao tốc bác sẽ được quyền chạy với vận tốc 120km/h vì các biển 100, 80, 60 hoàn toàn không có hiệu lực?

Cách lập luận bẻ chữ này làm em nhớ vụ án, xin kể hầu bác:
Vụ Nguyễn đức Nghĩa đâm chêt người yêu sau đó cắt đầu mang đi chỗ khác, vức xác chỗ khác. Trong vụ này Viện kiểm sát truy tố Nghĩa tội Giết người theo điểm i, khoản 1, điều 93 BLHS (có khung hình phạt đến tử hình). Em xin trích điều luật này:
"Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a.....
....
i. Thực hiện tội phạm một cách man rợ;"

Để bào chữa giảm tội cho Nghĩa, luật sư đã lập luận: Nghĩa không giết người man rợ, đâm một nhát là cô người yêu đẵ chết rồi nên không thể gọi là giết người man rợ được. Chừng nào giết từ từ (kiểu như tùng xẻo, hành hạ rút máu ....) mới là man rợ. Việc cắt đầu chỉ phạm tội : Xâm phạm thi thể theo điều 246 (tội đến 5 năm là tối đa). Lập luận này đã bị bác bỏ.

Trở lại chuyện biển báo, Khi có biển báo mới thì phải tuân theo (Áp dụng theo Luật giao thông đường bộ, tuân theo tất cả các biển báo) chứ không thể lập luận Biển báo cũ chưa có báo hết (theo quy chuẩn) thì biển mới không có hiệu lực. Rất khó thuyết phục vì nó trái với logic cuộc sống thông thường.
 
Hạng D
7/4/11
1.958
2.025
113
cái biển màu đỏ giá trị hơn cái biển màu xanh
điển hình là ngã tư an sương, các phương tiện đi thẳng phải đi trên cầu, biển xanh 2 hướng về củ chi và Trường Chinh
nhưng bác vẫn có thể đi vòng xuống vòng xoay và đi thẳng(dù bảng xanh mủi tên trắng chỉ dòng xe đi về 2 hướng 2 bên)