Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Re:Hành trình trở lại sau hơn 1/4 thế kỷ

tommyle nói:
Lộn chuồng rồi bác sim ui!
Bác tả cảnh Bul mà thấy ham quá, bên em có nhiều tua đi Bul lắm nhưng em cứ rụt rè mãi, ko biết bên đó thời tiết thế nào, có phải xin visa ko?
Bác đi mùa hè tới thành phố biển Varna, chắc sẽ ko thất vọng vì ngon, bổ, rẻ ! :D

Về mùa đông thì Bun cũng có nhiều Khu nghỉ đông trượt tuyết đẹp và đẳng cấp, cũng ngon bổ rẻ luôn. :D

Các món khác (nghe Tây nói), cũng vậy !
35.gif

Thời tiết thì em cho rằng thuộc loại dễ chịu nhất châu Âu, rất ôn hòa, ko quá nóng hay quá lạnh, về mùa đông nhiều tuyết. 
Bulgaria sẽ chính thức bãi bỏ biên giới với các quốc gia thành viên Schengen vào năm 2011. Bác chờ đến lúc đó sang chơi cũng chưa muộn. Còn bây giờ thì chắc là phải xin visa bác ạ !
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Re:Hành trình trở lại sau hơn 1/4 thế kỷ

Một thông tin liên quan em mơi nhận đc. Cuộc gặp mặt Thày - Trò Bun - Việt sẽ diễn ra vào ngày Nhà giáo VN 20/11/2010 do Hội Hữu nghị Việt Bun tổ chức sẽ đc thực hiện tại (sơ bộ dự định) khu Thiên đường Bảo Sơn, bà PCT Nước Nguyễn Thị Doan chủ tọa. Chương trình khá hoành tráng và kéo dài mấy ngày với việc mời các thầy cô giáo Bun đi Hạ Long và Ninh Bình. Ban tổ chức đang muốn lấy vài tư liệu (phim,ảnh) của đoàn bọn em làm minh họa trong chương trình !
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic
30/7/08
1.200
7
38
Re:Hành trình trở lại sau hơn 1/4 thế kỷ

gentledog nói:
Sáng 27/10 đoàn lữ hành tiếp tục tiến về phía Đông qua thành phố Gabrovo, nơi nổi tiếng bởi tính trào lộng của cư dân nơi đây. Tính keo kiệt và thực dụng là món đặc sản địa phương. Các câu chuyện về dân Gabrovo rất nhiều và đc kể trên khắp nc Bun và cả trên TG nhưng ng dân ở đây ko những ko tự ái mà còn tự chế nhạo mình dữ hơn nữa.

Hình ảnh đầu tiên khi tới đây là cảnh bức tượng ng sáng lập TP đc đặt ở vị trí ko giống ai: Giữa lòng sông ! Là bởi vì đặt ở đó thì chẳng tốn diện tích đất của TP !
img025.jpg


Và cũng là nơi duy nhất trên thế giới có cả Bảo tàng về tính bủn xỉn
img304p.jpg


Dòng chữ hình vòng cung dưới đây là câu chào đón khách của dân Gabrovo, thay vì chỉ Welcome như khắp nơi trên TG thì ở đây là Welcome and gone :))) Để nhắc nhở khách đến rồi thì cũng mau mà đi đi !
21.gif
bash.gif

img305.jpg

Chúc mừng bác đã có 1 cuộc "hành trình trở lại" xứ sở hoa hồng thật thú vị và đầy kỷ niệm. Hồi xưa em cũng rất thích thú đọc những câu chuyện cười về thói bủn xỉn của dân gabrovo. Chắc ko có thành phố nào trên thế giới mà người dân lại nhiệt tình tự chế nhạo mình bằng những câu chuyện hài ước, hóm hỉnh đến vậy.
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Re:Hành trình trở lại sau hơn 1/4 thế kỷ

@BB.Aquarius: Cám ơn bác đã quan tâm và chia sẻ với những cảm xúc khó có thể dùng lời để diễn đạt hết đc đang sống động trong tâm trí em lúc này. Cách đây trên 30 năm, trên mảnh đất nhỏ bé hiền hoà này, em đã sống những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình, 8 năm tuổi trẻ đã trôi qua ở đây. Một số bạn em từng quay lại đây trước em, khi về có mô tả cảm giác nhìn lại chốn xưa là "nổi da gà", em cũng cảm thấy đúng như vậy. Nằm lại chiếc giường trong KTX SV, em thỉnh thoảng tự hỏi có phải mình đang mơ ngủ, hay là mình đang thực sự vẫn còn đang là SV ? Cảm giác bâng khuâng khó tả. Phải chăng tuổi tác đã làm em trở nên nostalgic hơn chăng ?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Re:Hành trình trở lại sau hơn 1/4 thế kỷ

Tiếp tục hành trình tới Istanbul, khoảng cách từ biên giới Bun-Thổ tới TP này là gần 300 km, nhưng đường xá lụa là đã khiến quãng đường như ngắn lại (Đi từ HN tới Vinh cũng khoảng cách tương đương nhưng phải đi mất 6-7 h, nếu như may mắn ko bị "vịn" bởi các "anh hùng Núp" dạo này đc nhân bản vô tính tràn lan)
Chà mới đá mà chỉ còn có 95km nữa thôi, chuyện nhỏ như con thỏ mà !
img401th.jpg


Và chỉ 1 thoáng gà gật mơ màng đã thấy như thế này:
img402.jpg


Cửa ngõ Istanbul sao nhiều cờ quạt thế nhỉ? Hóa ra là hai hôm sau (31/10) là ngày Quốc khánh Thổ NHĩ Kỳ.

Đường phố Istanbul cũng kẹt chẳng thua gì HN, SG của VN ta.
img114.jpg


Với cái GPS thế hệ Napoleon mà anh lái xe moi đc từ xó xỉnh nào ra ko biết (anh bạn này có cái Garmin ngon lành nhưng ko mang đi làm công vụ), sau gần 1 tiếng đồng hồ vòng vo mới tìm đc cái KS nằm ở khu buôn bán náo nhiệt, tương đương khu Hàng Ngang, Hàng Đào ở HN ta. Xe phải đi gửi ở bãi khá xa với chi phí 44 Euro cho 2 ngày đêm ở lại Istanbul. Đang mới ở trên đất Bun, nơi mà bất cứ 1 trạm xăng hẻo lánh nào cũng có cửa hàng tiện ích và toilet sạch như KS 4-5 sao, nay nhìn cái KS, cả đoàn ai cũng ngao ngán và đồng thanh quyết định ngay sáng hôm sau quay ngược về Bun !
Sau khi check-in vào KS (tối tăm, bẩn, cũ kĩ và ko có internet), cả bọn ra phố ngắm nghía và tìm chỗ ăn tối.
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=8mK8cWCsZ4o[/tube]
 
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Re:Hành trình trở lại sau hơn 1/4 thế kỷ

Quyết định lập tức quay lại Bun còn đc củng cố thêm khi đoàn bị lừa trắng trợn trong bữa cơm tối, bị tính gấp 2 lần giá thực tế. Ngôn ngữ bất đồng càng khiến mọi sự trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, thần cứu mệnh của cả đoàn đã bay trong đêm từ Sofia sang Istanbul: Anh bạn Hưng, hiên đang cùng vợ con sinh sống tại Sofia, giảng viên ng Việt duy nhất tại trường TU Sofia, Tiến sĩ khoa học. Anh nói khá thành thạo tiêng Thổ và từ khi anh xuất hiện, mọi sự đã quay 180o và sang đến hôm sau thì ai cũng hể hả vì đã cất công sang Istanbul.
Quầy bán các hàng ăn vặt lưu động trên phố đêm Istanbul
img427.jpg


Quầy này bán cá mòi chiên nóng hổi và chúng tôi ko cưỡng đc cơn thèm thử 1 món dân dã lạ miêng. Và đây là kết quả của cuộc mua bán trong đêm:
img428.jpg
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Re:Hành trình trở lại sau hơn 1/4 thế kỷ

Sáng hôm sau (30/10) thức dậy, qua của sổ phòng ks nhìn xuống đường phố, thấy 1 quang cảnh khác hẳn chiều hôm trước: Quang đãng, vắng vẻ. Thì ra dân buôn Thổ tới weekend là cũng dẹp công chuyện, tìm tới chỗ giải trí để xả hơi
080402cool_prv.gif

Dưới sự dẫn dắt của "thổ dân" Istanbul, anh bạn Hưng đáng mến, cả đoàn phấn chấn tự tin bắt đầu xuất phát khám phá thành phổ kì lạ vắt qua 2 đại lục địa Âu - Á.
Sau vài bên tàu điện Tp khá đẹp, sạch và tiện lợi, chúng tôi đã tới nơi tập trung các thắng cảnh bên bờ Âu của Istanbul: Đền thờ Hồi giáo vốn đc cải biến từ Nhà thờ thiên chúa giáo (chính thống) Santa Sofia. (http://en.wikipedia.org/wiki/Hagia_Sophia)
250px-Hagia_Sophia_exterior_2007_002.jpg


Nhưng nơi mà chúng tôi muốn dành thời gian để tham quan là Hoàng cung của các đời Hoàng đế Ottoman (Sultan).
img418.jpg


Chụp 1 bức ảnh kỷ niệm với anh lính gác thân thiện
img419a.jpg


Nhìn cảnh du khách thập phương nườm nượp kéo tới tham quan với giá vé vào công 10 Eu /lượt ng, nhẩm tính sơ sơ mỗi ngày chỉ riêng cái Cung điện này ko cũng đã thu về cả triệu Eu. Sao ng ta kiếm tiền dễ vậy ?!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Re:Hành trình trở lại sau hơn 1/4 thế kỷ

Các bậc đế vương Thổ quả là biết chọn vị trí để ở. Không hiểu họ có nhờ tới môn phong thủy hay ko mà chọn quá chuẩn. Khu hoàng thành nằm ngay trên bờ eo biển Bosphorus (Bosphorus Strait) nối hai biển Địa Trung Hải và Biển Đen, nhìn ra cây cầu Bosphorus Bridge nối 2 bờ Âu - Á (Thực ra có 2 cây cầu Bosphorus nằm cách nhau vài km)
800px-Bosphorus_Bridge_Night.jpg


img407.jpg
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Re:Hành trình trở lại sau hơn 1/4 thế kỷ

Phía sau em là cửa vào Harem (hậu cung) của Sultan, nơi các mỹ nhân của Ngài đêm đêm chờ đợi Ngài cho vời tới Ngự phòng để đc Ngài chiếu cố Ngự hạnh (ko biết từ này có đúng ko nữa ? :D)
Vào phong đó phải mất thêm vài Eu, nhưng ko phải vì tiếc tiền mà em ko vào, chẳng qua vì sợ "không nhìn thì tiếc, nhìn lâu thì thèm" !
21.gif
bash.gif

img429a.jpg
Dưới đây là đôi điều về Harem của Sultan Thổ, nhờ Cụ Gúc dịch nên có hơi lủng củng song cũng đủ để hiểu:
"Bên dưới tháp Tư pháp là hậu cung, ở phía bên trái. Các hậu cung, từ đó bằng tiếng Ả Rập có nghĩa là "cấm" dùng để chỉ khu vực riêng tư của một gia đình Hồi giáo, trong đó phụ nữ sống và làm việc; thuật ngữ này cũng được sử dụng cho phụ nữ ở đó. Trong xã hội truyền thống Hồi giáo sự riêng tư của gia đình đc bảo vệ nghiêm ngặt và ng  phụ nữ đáng kính không xúc với người đàn ông mà ko là chồng hoặc có liên quan. Vì luật Hồi giáo cho phép người Hồi giáo để có một tối đa là bốn người vợ, trong hậu cung là sẽ có đến bốn người vợ và thê thiếp rất nhiều, công chức. Có một hậu cung, nói chung, là truyền thống, một dấu hiệu của sự giàu có và quyền lực.

Ý tưởng của hậu cung đến sultan Ottoman từ Byzantine. Trước khi đến Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ đã không có harems. Sau cuộc chinh phục của Istanbul, vua cho xây dựng Cung điện Topkapi từng bước. Song song với đó, một hậu cung cũng bắt đầu. Cuối cùng nó đã trở thành một phức hợp lớn gồm một trăm vài phòng. Các hậu cung không chỉ là một nhà tù đầy những phụ nữ chuyên cung cấp khoái lạc của quốc vương. Đó là gia đình của Ngài. An ninh trong hậu cung đã được đảm bảo bởi các hoạn quan da đen. Valide Sultan (Hoàng Thái hậu) là người đứng đầu hậu cung. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả mọi thứ diễn ra ở đó và thường xuyên đối với cả con trai mình (Sultan).

Trong số các cô gái có được chủ yếu là bốn tầng lớp khác nhau: Odalik (đầy tớ), Gedikli (sultan của công chức cá nhân; chỉ có mười hai người trong số họ), Ikbal hoặc Gozde (những người đã yêu thích những người được cho là đã có vấn đề với sultan các), Kadin hay Haseki Sultan (vợ vua cho trẻ em đó). Khi con trai của Sultan Haseki lên ngôi, bà được thăng Valide Sultan. Cô là người phụ nữ quan trọng nhất. Sau khi cô ấy, thứ tự quan trọng đến con gái của vua. Sau đó, đến bốn người vợ đầu tiên của quốc vương đã sinh cho trẻ em. trình độ của họ về tầm quan trọng đã được theo thứ tự mà trong đó con trai của họ đã được sinh ra. Họ có quyền lợi vợ chồng và nếu vua không ngủ với họ vào hai đêm thứ sáu liên tiếp, họ có thể tự coi mình là ly dị. Họ đã có căn hộ riêng của họ. Các yêu thích cũng đã có căn hộ riêng của họ. Nhưng những người khác ngủ trong ký túc xá.
Cô gái đã được đào tạo theo tài năng của họ ở chơi một nhạc cụ, ca hát, nhảy múa, viết, thêu và khâu. Nhiều bậc cha mẹ mong muốn cho con gái của họ sẽ được chọn cho các hậu cung.

Không nên nghĩ rằng phụ nữ không bao giờ đi ra ngoài. Họ có thể đến thăm gia đình của họ, hoặc chỉ đi cho ổ đĩa trong toa xe được bảo hiểm từ đó họ có thể thấy ra phía sau mạng che mặt và các cửa sổ che màn. Họ cũng có thể tổ chức các bên lên trên Bosphorus hoặc dọc theo vùng Sừng Vàng.
Khi một quốc vương Hồi giáo đã chết, các sultan mới sẽ mang lại hậu cung mới của mình điều đó có nghĩa rằng các hậu cung cũ đã được phân tán. Một số đã được gửi đến các cung điện cũ, một số ở lại làm giáo viên hoặc một số những người lớn tuổi đã nghỉ hưu" (http://www.istanbultourso...ul/topkapi_palace.htm)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic