Bác nói thế là tự bắt giò mình rồi nhé,em hỏi bác có nước nào sản xuất được xe hơi mà không rứa hả bác,nếu bác nói vậy thì bác rứa được gì rối,em làm thợ điện trong nghành bao pp,máy đài loan,máy trung quốc,công nghệ có hơn máy Vn thật đấy,nhưng nếu xét về hiệu suất và hiệu quả máy VN không thua nuớc nào cả thưa bác ,thậm chí máy nhập không chạy được keo tái chế,chỉ chạy được keo zin mà thôi,trái lại máy Vn keo nào cũng chạy được.Em không thích cách suy nghĩ của bác.Thân.xxmagicxx nói:CUMINV12 nói:linhphan nói:Nói thật chứ chiếc xe đạp mà còn xích líp trung Quốc thì mong gì oto. Đợi khi nào thế giới họ đi đĩa bay( như trong fim star war) họ bán lai công nghệ oto thì sẽ có xe made in Viet Nam 100%.
bác đừng nặng thành kiến như thế với Vn mình,Nhật Bản phải mất 50 năm mới có được nền công nghiệp xe hơi,Hàn Quốc mất 30 năm,dự đóan Trung Quốc còn nhanh hơn nữa.Nhưng nói đi thì phải nói lại,các nước trên họ độc lập chủ qụyền ,xây dựng kinh tế,công nghiệp ôto trước Vn rất lâu,ngay như TQ họ độc lập từ những năm 1950,VN ta thì đến 1975.Không kể Hàn Quốc hay Nhật Bản,ví dụ điển hình là TQ ,họ độc lập trước ta đến 25 năm,nhưng cho tới những năm gần đây họ mới sản xuất được otô,chưa kể họ đả từng được Nga hỗ trợ và giúp đở xây dưng nhà máy sản xuất xe otô(BJC),nhưng ta không có được sự hỗ trợ đó,xin hỏi vậy trong 25 năm,50 năm,hoặc 30 năm người Nhật hay Hàn ,TQ họ có cảm thấy nhục như bác nào đã nói,VN ta quan liêu hối lộ,TQ cũng đâu thua gì,các quan chức thay nhau vào nhà đá hay dựa cột hàng ngày đều trung lên mặt báo.Chỉ đơn giản họ có điều kiện đi trước ta,chứ không phải ta thua kém họ.
Người ta tự chế ra xe pháo, tàu bè và cả bom A từ lâu còn bác ngồi đây tự an ủi mình... rằng hồi nó mới sanh nó cũng...rứa
RustedCar nói:Hôm nay rảnh rỗi vào thấy mọi người cũng quan tâm đến vấn đề này quá (em là người rất tâm huyết về NĐH xe máy cách đây đúng 10 năm). Em xin đưa ra ý kiến của riêng em để các bác tham khảo. xin phép nếu em hơi rông dài
Có 2 lý do vĩ mô kìm hãm nền CN ôtô xe máy nước ta.
1. Thể chế chính trị: Lý luận của Mark về nhà nước tư bản và XHCN đã đúng và luôn đúng các bác ạ, nếu bác nào làm doanh nghiệp riêng thì thấu hiểu hơn ai hết.
+ Nhà nước Tư bản là đại diện cho tầng lớp tư sản (ở Mỹ, Đức, Ý, Nhật rất nhiều nghị sĩ là các trùm tư bản sở hữu các tập đoàn) Nó bảo vệ tối đa quyền lợi của tầng lớp tư sản chính là các công ty và tập đoàn, các chính sách của nó là dài hơi và đúng đắn để cho các công ty phát triển. Ví dụ mới đây nhất về bảo hộ là khủng hoảng sảy ra các nước tư bản đã và đang tìm mọi cách dựng hàng rào thuế (tăng tối đa thuế nhập khẩu cho phép) thậm chí tạm ngừng nhập khẩu thép để bảo vệ ngành thép của họ. Khi các tập đoàn đã phát triển thì nhà nước tư bản sẽ tạo công bằng xã hội bằng tiền thuế thu được.
+ Nhà nước XHCN : Là nhà nước vì dân (bây giờ vẫn chính xác là vậy-không như các bác nói là chính phủ mặc kệ dân đâu). Mọi chính sách đều phục vụ cho đa số người dân vì thế mới có việc chính sách thay đổi liên tục cho phù hợp với các mục tiêu xã hội. Ví dụ mới đây là mặc dù nghành thép đang chết gần hết nhưng chính phủ không thể tăng thuế NK phôi lên mức tối đa (được phép 20%) mà chỉ tăng dần 5%-10% vì phải phục vụ chỉ tiêu chính là chỉ số tiêu dùng (nếu tăng giá thép tăng chỉ số tiêu dùng sẽ tăng). Các bác để ý thì sẽ thấy vị thế của doanh nghiệp rất thấp và chỉ được cải thiện trong những năm gần đây và còn lâu mới được như các nước khác. Có những thời điểm CP gần như vô cảm với doanh nghiệp (cả nhà nước và tư nhân). Như vậy thì làm sao DN phát triển nhanh được.
+ Chiến lược về ôtô xe máy như em đã đề cập rất cần sự đầu tư dài hơi (khoa học vật liệu, đội ngũ tri thức...) mà cái này chỉ có DN mới làm được (đến giờ chỉ có duy nhất VINAXUKI là thuê lao động Nhật bản sang để tham gia vào quá trình thiết kế). Vì dài hơi như vậy nên các DN rất cần sự cam kết hậu thuẫn của CP thì các DN mới mạnh dạn làm, không phải cam kết suông mà là sự bảo vệ và hậu thuẫn đến cùng như các nước TB (các bác thấy Obama, Đức, cứu ngành CN ôtô thế nào chứ). Đó chính là Niềm tin cho các DN xây dựng nền CN oto.
2. Điều hành chính sách bị định hướng (giật dây)
+
Bắt giò bác phát: Marx nhé, không phải Mark (đây là đồng tiền hồi trước của Đức). Đọc xong bài này em cứ băn khoăn khoong hiểu sao bây giờ vẫn có người nghĩ được thế này 1 cách rất chi là trung thực, trong sáng!
truong821988 nói:Nếu nói con xe lắp ráp trong nước mà chất lượng gần như xe nhập thì phải nói đến Grandis, chứ xe Toyota tỉ lệ hội địa hoá cao, làm sao có chuyện chỉ có con ốc gắn biển số được. Bác này phát biểu thiếu cẩn trọng quá ( hay là bác ấy ko bít gì về Toyota )...
Ko fả ko biết gì về TO đâu mà như Bác Tuanle nói đúng đấy.chiêu này thô quá
Một thực tế là càng bảo hộ, ngành CN càng kém phát triển. Bảo hộ làm cho các nhà sx ô tô thấy việc sử dụng phụ tùng trong nước (nội địa hóa) như là một sự bắt buộc, không xuất phát từ nhu cầu của họ.
Tự do hóa thương mại, luôn là liều thuốc đắng cho các nhà SX quen sống trong bao cấp. Nhưng thuốc đắng mới giã được tật. Cứ rót đường vào mồm nhau như hiện nay sẽ chỉ sinh ra những con bệnh mà thôi.
Tự do hóa thương mại, luôn là liều thuốc đắng cho các nhà SX quen sống trong bao cấp. Nhưng thuốc đắng mới giã được tật. Cứ rót đường vào mồm nhau như hiện nay sẽ chỉ sinh ra những con bệnh mà thôi.
Toyota Việt Nam ra “tối hậu thư”: Bộ Tài chính nói không!
22/05/2009 15h33 (GMT+7)
Nhiều chuyên gia cho rằng, phải chăng vì doanh số bán hàng của dòng xe 6-9 chỗ ngồi sụt giảm trong tháng khiến Toyota Việt Nam vội vàng ra “tối hậu thư” với các cơ quan chức năng?
Câu chuyện phát triển ngành ô tô Việt Nam lại nóng lên khi mới đây Toyota Việt Nam (TMV) đưa ra thông điệp: Các nhà sản xuất ô tô sẽ chuyển sang nhập khẩu nếu Chính phủ không đưa ra được chính sách nhất quán và khuyến khích hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.
Kiến nghị của TMV
Theo văn bản mà TMV gửi lên Quốc hội và các cơ quan chức năng, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam (TMV) - ông Akito Tachibana cho rằng, theo cam kết CEPT, thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc giảm dần xuống 60% vào năm 2013 và xuống 0% vào năm 2018, giá xe nhập khẩu sẽ giảm dần và đi ngang từ năm 2018. Như vậy, sản xuất ô tô trong nước sẽ phải cạnh tranh hết sức quyết liệt với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Ông Akito Tachibana cho rằng, sẽ có 2 khả năng xảy ra đối với xe sản xuất và lắp ráp trong nước:
Khả năng thứ nhất, nếu Nhà nước có chính sách ưu tiên cho dòng xe chiến lược, dòng xe này sẽ tăng nhanh doanh số bán, đủ để mở rộng đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá (NĐH), hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Và như vậy, đến năm 2018, dòng xe chiến lược sản xuất lắp ráp trong nước có thể cạnh tranh được với xe nguyên chiếc nhập khẩu…
Khả năng thứ hai, sẽ xảy ra khi chính sách của Nhà nước không xác định rõ ưu tiên cho dòng xe chiến lược. Thị trường Việt Nam có quy mô nhỏ nhưng có rất nhiều dòng xe, sản lượng và doanh số của từng dòng xe sẽ rất nhỏ và phân tán, kết quả là không dòng xe nào đạt được số lượng đủ lớn cho việc NĐH để hạ giá thành. Trong một thời gian ngắn từ nay đến năm 2018, các dòng xe sản xuất trong nước sẽ không cạnh tranh nổi với xe nhập khẩu. Các doanh nghiệp sẽ không sản xuất và lắp ráp xe tại Việt Nam mà sẽ chuyển sang nhập khẩu xe nguyên chiếc. Nếu như vậy, Việt Nam không những không phát triển được công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ mà còn làm gia tăng thâm hụt thương mại.
Quan điểm của Bộ Tài chính
Trước thời điểm 1/1/2009, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB) áp dụng đối với ô tô từ 6-15 chỗ ngồi là 30%... Sau đó, Quốc hội đã thông qua mức thuế suất TTTĐB thống nhất với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (có hiệu lực từ ngày 1/4/2009) theo dung tích xilanh, cụ thể: Dung tích xi lanh từ 2.000cm3 trở xuống là 45%; từ 2.000cm3 - 3.000cm3 là 50%; trên 3.000cm3 là 60%. TMV cho rằng, việc thay đổi TTTĐB, thuế trước bạ làm cho doanh số bán của dòng xe 6-9 chỗ ngồi bị sụt giảm nghiêm trọng.
Ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết: Giải quyết kiến nghị của TMV, Bộ Tài chính đã có buổi giải thích đối với đại diện của TMV: Việc giảm TTTĐB và xác định dòng xe chiến lược để đầu tư cho nó có thể dẫn đến những hệ quả mà chúng ta không mong muốn. Thứ nhất, khi hạ TTTĐB thì không phân biệt xe trong nước hay xe nhập khẩu, mong muốn tiêu thụ xe trong nước tăng lên chưa chắc đã đạt được. Thứ hai, việc tách dòng xe chiến lược để ưu tiên phát triển, sẽ tác động tới chiến lược xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ, gây ra sự mất cân đối khi đầu tư quá nhiều công nghiệp phụ trợ cho một dòng xe.
Thêm nữa, việc thiết kế chính sách thuế là tổng thể cho cả một ngành, đưa một đạo luật thuế vào cuộc sống hoặc sửa đổi luật thuế phải được Quốc hội thông qua. Do vậy, việc TMV đòi hỏi thiết kế chính sách thuế cho từng dòng xe là rất khó.
Nhà nước đã thấy những khó khăn của các doanh nghiệp và đã thực hiện những giải pháp tình thế như: Giảm 50% thuế suất GTGT đối với ô tô các loại áp dụng từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009; giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi kể từ ngày 1/5/2009-31/12/2009; ngày 27/2/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2009/TT-BTC điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với hộp số, bộ ly hợp và động cơ từ các mức 15%, 22%, 23%, 25% xuống 10%, 15%, 20% tuỳ từng chủng loại; bộ phận của hộp số, ly hợp, động cơ từ 20% xuống 15% (áp dụng với các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 9/3/2009)… “Thực hiện một loạt các giải pháp tình thế, doanh nghiệp và người tiêu dùng được lợi thì Nhà nước sẽ mất đi nguồn thu…” - Ông Trường nhấn mạnh.
Ông Trường cũng cho rằng: “Đã là nhà kinh doanh thì phải tính tới tối đa hoá lợi nhuận, không thể trách họ được, họ có quyền đòi được cái gì họ đòi, họ đề xuất được chừng nào hay chừng ấy…”.
Kiến nghị của TMV phần nào cũng cho thấy, trong thời gian dài, chúng ta chưa nâng được tỷ lệ NĐH ô tô như mong muốn; giá thành xe ở Việt Nam luôn bị đội lên cao ngất ngưởng. Một chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời gian dài các doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước để phát triển ngành công nghiệp ô tô mà vẫn phải nhập khẩu linh kiện, tỷ lệ NĐH chưa cao thì chưa thể nói rằng doanh nghiệp đã hết sức nỗ lực để làm giảm giá thành xe.
Giả định Nhà nước giảm mức thuế suất TTTĐB thì đương nhiên giá xe sẽ giảm. Tuy nhiên, giá xe giảm là do sự điều chỉnh thuế của Nhà nước chứ không thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp. Như vậy, để đầu tư chiến lược cho một dòng xe bằng cách tách và giảm TTTĐB có thể sẽ đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp, song sẽ gây ra những biến động không tốt cho nền kinh tế. Vì thế, việc Bộ Tài chính nói không với đề nghị của TMV cũng là dễ hiểu.
TMV cho rằng, dòng xe từ 6 - 9 chỗ nên được xác định là dòng xe chiến lược và Nhà nước phải có chính sách ưu tiên để tăng doanh số, đủ để doanh nghiệp đầu tư, phát triển công nghiệp phụ trợ, qua đó, nâng tỷ lệ NĐH, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
22/05/2009 15h33 (GMT+7)
Nhiều chuyên gia cho rằng, phải chăng vì doanh số bán hàng của dòng xe 6-9 chỗ ngồi sụt giảm trong tháng khiến Toyota Việt Nam vội vàng ra “tối hậu thư” với các cơ quan chức năng?
Câu chuyện phát triển ngành ô tô Việt Nam lại nóng lên khi mới đây Toyota Việt Nam (TMV) đưa ra thông điệp: Các nhà sản xuất ô tô sẽ chuyển sang nhập khẩu nếu Chính phủ không đưa ra được chính sách nhất quán và khuyến khích hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.
Kiến nghị của TMV
Khả năng thứ nhất, nếu Nhà nước có chính sách ưu tiên cho dòng xe chiến lược, dòng xe này sẽ tăng nhanh doanh số bán, đủ để mở rộng đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá (NĐH), hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Và như vậy, đến năm 2018, dòng xe chiến lược sản xuất lắp ráp trong nước có thể cạnh tranh được với xe nguyên chiếc nhập khẩu…
Khả năng thứ hai, sẽ xảy ra khi chính sách của Nhà nước không xác định rõ ưu tiên cho dòng xe chiến lược. Thị trường Việt Nam có quy mô nhỏ nhưng có rất nhiều dòng xe, sản lượng và doanh số của từng dòng xe sẽ rất nhỏ và phân tán, kết quả là không dòng xe nào đạt được số lượng đủ lớn cho việc NĐH để hạ giá thành. Trong một thời gian ngắn từ nay đến năm 2018, các dòng xe sản xuất trong nước sẽ không cạnh tranh nổi với xe nhập khẩu. Các doanh nghiệp sẽ không sản xuất và lắp ráp xe tại Việt Nam mà sẽ chuyển sang nhập khẩu xe nguyên chiếc. Nếu như vậy, Việt Nam không những không phát triển được công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ mà còn làm gia tăng thâm hụt thương mại.
Quan điểm của Bộ Tài chính
Trước thời điểm 1/1/2009, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB) áp dụng đối với ô tô từ 6-15 chỗ ngồi là 30%... Sau đó, Quốc hội đã thông qua mức thuế suất TTTĐB thống nhất với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (có hiệu lực từ ngày 1/4/2009) theo dung tích xilanh, cụ thể: Dung tích xi lanh từ 2.000cm3 trở xuống là 45%; từ 2.000cm3 - 3.000cm3 là 50%; trên 3.000cm3 là 60%. TMV cho rằng, việc thay đổi TTTĐB, thuế trước bạ làm cho doanh số bán của dòng xe 6-9 chỗ ngồi bị sụt giảm nghiêm trọng.
Ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết: Giải quyết kiến nghị của TMV, Bộ Tài chính đã có buổi giải thích đối với đại diện của TMV: Việc giảm TTTĐB và xác định dòng xe chiến lược để đầu tư cho nó có thể dẫn đến những hệ quả mà chúng ta không mong muốn. Thứ nhất, khi hạ TTTĐB thì không phân biệt xe trong nước hay xe nhập khẩu, mong muốn tiêu thụ xe trong nước tăng lên chưa chắc đã đạt được. Thứ hai, việc tách dòng xe chiến lược để ưu tiên phát triển, sẽ tác động tới chiến lược xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ, gây ra sự mất cân đối khi đầu tư quá nhiều công nghiệp phụ trợ cho một dòng xe.
Thêm nữa, việc thiết kế chính sách thuế là tổng thể cho cả một ngành, đưa một đạo luật thuế vào cuộc sống hoặc sửa đổi luật thuế phải được Quốc hội thông qua. Do vậy, việc TMV đòi hỏi thiết kế chính sách thuế cho từng dòng xe là rất khó.
Nhà nước đã thấy những khó khăn của các doanh nghiệp và đã thực hiện những giải pháp tình thế như: Giảm 50% thuế suất GTGT đối với ô tô các loại áp dụng từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009; giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi kể từ ngày 1/5/2009-31/12/2009; ngày 27/2/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2009/TT-BTC điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với hộp số, bộ ly hợp và động cơ từ các mức 15%, 22%, 23%, 25% xuống 10%, 15%, 20% tuỳ từng chủng loại; bộ phận của hộp số, ly hợp, động cơ từ 20% xuống 15% (áp dụng với các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 9/3/2009)… “Thực hiện một loạt các giải pháp tình thế, doanh nghiệp và người tiêu dùng được lợi thì Nhà nước sẽ mất đi nguồn thu…” - Ông Trường nhấn mạnh.
Ông Trường cũng cho rằng: “Đã là nhà kinh doanh thì phải tính tới tối đa hoá lợi nhuận, không thể trách họ được, họ có quyền đòi được cái gì họ đòi, họ đề xuất được chừng nào hay chừng ấy…”.
Kiến nghị của TMV phần nào cũng cho thấy, trong thời gian dài, chúng ta chưa nâng được tỷ lệ NĐH ô tô như mong muốn; giá thành xe ở Việt Nam luôn bị đội lên cao ngất ngưởng. Một chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời gian dài các doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước để phát triển ngành công nghiệp ô tô mà vẫn phải nhập khẩu linh kiện, tỷ lệ NĐH chưa cao thì chưa thể nói rằng doanh nghiệp đã hết sức nỗ lực để làm giảm giá thành xe.
Giả định Nhà nước giảm mức thuế suất TTTĐB thì đương nhiên giá xe sẽ giảm. Tuy nhiên, giá xe giảm là do sự điều chỉnh thuế của Nhà nước chứ không thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp. Như vậy, để đầu tư chiến lược cho một dòng xe bằng cách tách và giảm TTTĐB có thể sẽ đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp, song sẽ gây ra những biến động không tốt cho nền kinh tế. Vì thế, việc Bộ Tài chính nói không với đề nghị của TMV cũng là dễ hiểu.
Đến bao giờ người dân mới mua được ô tô với giá hợp lý hơn?
Xung quanh kiến nghị của TMV với ủy ban Thường vụ QH, Thủ tướng Chính phủ và các ban, ngành có liên quan về thuế tiêu thụ đặc biệt và sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, để rộng đường dư luận, VOV đăng 1 số ý kiến về vấn đề này
Ông Văn Bá Cung, Chi cục phó Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long - Cục Hải quan Hà Nội: TMV đã quên những lợi ích được hưởng Xung quanh kiến nghị của TMV với ủy ban Thường vụ QH, Thủ tướng Chính phủ và các ban, ngành có liên quan về thuế tiêu thụ đặc biệt và sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, để rộng đường dư luận, VOV đăng 1 số ý kiến về vấn đề này
TMV cho rằng, dòng xe từ 6 - 9 chỗ nên được xác định là dòng xe chiến lược và Nhà nước phải có chính sách ưu tiên để tăng doanh số, đủ để doanh nghiệp đầu tư, phát triển công nghiệp phụ trợ, qua đó, nâng tỷ lệ NĐH, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nhưng lập luận trên của Toyota Việt Nam hoàn toàn bỏ qua các tính toán về lợi ích mà các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước đã được thụ hưởng kể từ năm 1991. Với mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp ô tô trong nước, Chính phủ đã dựng lên một hàng rào bảo hộ bằng thuế nhập khẩu áp dụng cho xe nhập khẩu, thậm chí cấm nhập xe đã qua sử dụng và miễn giảm TTTĐB cho xe trong nước. Kết quả, tỷ lệ NĐH thấp hơn nhiều so với những gì mà các thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cam kết khi nhận giấy phép đầu tư.
Ông Trần Xuân Định, Giám đốc Công ty ô tô Sao Á Châu: Cam kết nội địa hóa chỉ là lời hứa
Năm 2005, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB) áp dụng với xe ô tô dưới 5 chỗ tăng từ 24% lên 40%, các DN ô tô đã phản ứng bằng việc tăng giá xe. Và thời điểm đó, Chủ tịch VAMA cũng đưa ra thông điệp: Thị trường ô tô sẽ suy giảm nghiêm trọng trong những năm tới khi Chính phủ Việt Nam vẫn giữ nguyên lộ trình tăng TTTĐB theo từng năm. Trái với dự đoán của VAMA, thị trường ô tô vẫn phát triển và năm 2008 đã tiêu thụ được 110.186 xe các loại, một con số rất ấn tượng. Đừng sợ mất nền công nghiệp ô tô, bởi đã có đâu mà mất?!
Tỷ lệ NĐH cao thì giá thành giảm, Trường Hải ô tô, Vinaxuki, Vinamotor... là những ví dụ. Tại sao các công ty này làm được điều đó mà các liên doanh không làm được? Vấn đề ở đây là các liên doanh có mặn mà với việc NĐH hay không? Đã đến lúc chúng ta phải xem các liên doanh trong nước có muốn phát triển nền công nghiệp này tại Việt Nam không, có muốn thực hiện cam kết NĐH không? Để có chính sách bảo hộ như hiện nay, chúng ta đã phải hy sinh quyền lợi của khách hàng, vì họ phải mua xe đắt hơn.
Ông Khuất Minh Dũng, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội: Người tiêu dùng bị thiệt
Việc các liên doanh ô tô đồng loạt tăng giá bán thì người bị thiệt là người tiêu dùng. Họ phải chấp nhận mua xe giá cao hơn, trong khi hiện tại giá xe ô tô ở Việt Nam thuộc loại cao hơn rất nhiều so với các nước. Ví dụ Toyota Camry đời 2009, máy 2.4 mới ở Mỹ dao động 20 - 25 nghìn USD, ở Việt Nam là 60 nghìn USD, trong khi ở Thái Lan chỉ khoảng 25 - 30 nghìn USD.
Thực tế tại các nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines,… giá xe khá thấp, chỉ khoảng 2.000USD - 20.000USD, một người thu nhập trung bình có thể sở hữu một chiếc ô tô mới. Đến bao giờ người dân mới mua được ô tô với giá hợp lý hơn?
Theo tôi, thị trường ô tô hiện nay cũng giống như câu chuyện đã từng xảy ra với xe máy trước đây. Khi chưa có thị trường xe máy Trung Quốc, xe máy ở Việt Nam cũng vào loại đắt nhất thế giới và các doanh nghiệp sản xuất cũng luôn miệng kêu làm ăn thua lỗ! Nhưng khi xe Trung Quốc tràn vào, lập tức các doanh nghiệp trong nước đã phải NĐH để hạ giá thành.
Ông Trần Xuân Định, Giám đốc Công ty ô tô Sao Á Châu: Cam kết nội địa hóa chỉ là lời hứa
Năm 2005, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB) áp dụng với xe ô tô dưới 5 chỗ tăng từ 24% lên 40%, các DN ô tô đã phản ứng bằng việc tăng giá xe. Và thời điểm đó, Chủ tịch VAMA cũng đưa ra thông điệp: Thị trường ô tô sẽ suy giảm nghiêm trọng trong những năm tới khi Chính phủ Việt Nam vẫn giữ nguyên lộ trình tăng TTTĐB theo từng năm. Trái với dự đoán của VAMA, thị trường ô tô vẫn phát triển và năm 2008 đã tiêu thụ được 110.186 xe các loại, một con số rất ấn tượng. Đừng sợ mất nền công nghiệp ô tô, bởi đã có đâu mà mất?!
Tỷ lệ NĐH cao thì giá thành giảm, Trường Hải ô tô, Vinaxuki, Vinamotor... là những ví dụ. Tại sao các công ty này làm được điều đó mà các liên doanh không làm được? Vấn đề ở đây là các liên doanh có mặn mà với việc NĐH hay không? Đã đến lúc chúng ta phải xem các liên doanh trong nước có muốn phát triển nền công nghiệp này tại Việt Nam không, có muốn thực hiện cam kết NĐH không? Để có chính sách bảo hộ như hiện nay, chúng ta đã phải hy sinh quyền lợi của khách hàng, vì họ phải mua xe đắt hơn.
Ông Khuất Minh Dũng, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội: Người tiêu dùng bị thiệt
Việc các liên doanh ô tô đồng loạt tăng giá bán thì người bị thiệt là người tiêu dùng. Họ phải chấp nhận mua xe giá cao hơn, trong khi hiện tại giá xe ô tô ở Việt Nam thuộc loại cao hơn rất nhiều so với các nước. Ví dụ Toyota Camry đời 2009, máy 2.4 mới ở Mỹ dao động 20 - 25 nghìn USD, ở Việt Nam là 60 nghìn USD, trong khi ở Thái Lan chỉ khoảng 25 - 30 nghìn USD.
Thực tế tại các nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines,… giá xe khá thấp, chỉ khoảng 2.000USD - 20.000USD, một người thu nhập trung bình có thể sở hữu một chiếc ô tô mới. Đến bao giờ người dân mới mua được ô tô với giá hợp lý hơn?
Theo tôi, thị trường ô tô hiện nay cũng giống như câu chuyện đã từng xảy ra với xe máy trước đây. Khi chưa có thị trường xe máy Trung Quốc, xe máy ở Việt Nam cũng vào loại đắt nhất thế giới và các doanh nghiệp sản xuất cũng luôn miệng kêu làm ăn thua lỗ! Nhưng khi xe Trung Quốc tràn vào, lập tức các doanh nghiệp trong nước đã phải NĐH để hạ giá thành.
Theo VOV News
Last edited by a moderator:
Ông nào cũng có lý của mình. Ông NN bảo chính sách của tôi chuẩn rồi, do các liên doanh không thực hiện đúng cam kết ---> không hạ được giá xe. Ông liên doanh bảo tôi đã cố gắng hết sức, nhưng NN không có chiến lược rõ ràng, phí, thuế thay đổi xoành xoạch, doanh nghiệp không thể yên tâm đầu tư NĐH được ---> cũng không thể giảm giá sản phẩm được, thậm chí còn phải tăng giá vì sợ lỗ ??? . Cuối cùng dân ta (người mua xe) è cổ gánh hết những cái "không được" đó thì không biết trách nhiệm thuộc về ai mà vẫn phải cắn răng mà mua. Thôi thì mong cho 2 Ông cùng bớt ăn đi một ít, ngồi lại bàn với nhau làm sao cho dân chúng em chỉ phải mua xe với giá chỉ gấp 1,5 lần các đại cường quốc Mỹ, Nhật chứ không phải gấp 2 đến 3 lần như hiện nay là dân chúng em hoan hô nhiệt liệt lắm rồi chứ chẳng dám mơ đến giá 2000$ con TATA như của Ấn độ đâu ạ.
Vài lời với bác, có gì mong bác nói riêng và các bác nói chung bỏ quá cho !
Theo em thì lí do chính đó là : người việt nam chúng ta nói chung (có cả chúng ta trong đó) chả có (và cũng chả cần) nghiên cứu gì đâu các bác. Em chưa từng thấy một phiên bản 2.0 nào tốt hơn phiên bản 1.0 một cách rõ ràng hết. Vì lí do đó, cho nên mọi ngành , mọi nghề và mọi người đừng mong đến ngày việt nam có một ngành công nghiệp gì cho đúng nghĩa. Mọi vấn đề cuối cùng đi đến sản xuất chi tiết thì cần có nguyên liệu, quy trình sản xuất, công nghệ đúc (cái nhà của bác, thép tốt còn phải nhập đấy, việt nam làm gì mà sản xuất được thép tốt, và có sản xuất thì hình như dây chuyền sản xuất cũng là của người ta) và con người hết lòng cho khoa học (lợi nhuận phải đứng sau, việt nam có người này không ta ?). Việt nam ta chỉ may ra có cái đầu tiên. Mọi thứ khác đều phải đi mua, đi mượn, đi xin .... vậy thì cạnh tranh với ai ? sản xuất cái gì ? Nói tóm lại, hãy bằng lòng với hiện tại các bác nhỉ. Mình chẳng sản xuất được gì, thì đi mua về sử dụng vậy, còn nói nội địa hóa cho vui thôi, vì ngay cả những chi tiết mà bác nói là nội địa hóa, thì cũng mua quy trình công nghệ, máy móc của người ta về sản xuất thôi. Có ai thèm nghiên cứu khoa học đâu mà đòi sản xuất. Em cam đoan với các bác (có thể cá 10 ăn 1) rằng : Việt nam không thể sản xuất một chi tiết máy xe oto nào trong vòng 30 năm nữa. Em không dám nói hơn, vì đến lúc đó em chết rồi. Mình là người việt nam, mà người việt nam thì đầu óc, khả năng chỉ có thế, vậy thì buốn làm gì bác. Sống phải vui lên, dù sao việt nam cũng yên bình, không có chiến tranh, vậy là mừng rồi. Chỉ mong đừng có ai máu lên, gây sự, đánh lộn tùm lum thì anh em ta ăn còn không có, lấy gì lái xe. Phải không các bác.
Một lần nữa xin các bác tha lỗi cho việc nói nhiều.
Theo em thì lí do chính đó là : người việt nam chúng ta nói chung (có cả chúng ta trong đó) chả có (và cũng chả cần) nghiên cứu gì đâu các bác. Em chưa từng thấy một phiên bản 2.0 nào tốt hơn phiên bản 1.0 một cách rõ ràng hết. Vì lí do đó, cho nên mọi ngành , mọi nghề và mọi người đừng mong đến ngày việt nam có một ngành công nghiệp gì cho đúng nghĩa. Mọi vấn đề cuối cùng đi đến sản xuất chi tiết thì cần có nguyên liệu, quy trình sản xuất, công nghệ đúc (cái nhà của bác, thép tốt còn phải nhập đấy, việt nam làm gì mà sản xuất được thép tốt, và có sản xuất thì hình như dây chuyền sản xuất cũng là của người ta) và con người hết lòng cho khoa học (lợi nhuận phải đứng sau, việt nam có người này không ta ?). Việt nam ta chỉ may ra có cái đầu tiên. Mọi thứ khác đều phải đi mua, đi mượn, đi xin .... vậy thì cạnh tranh với ai ? sản xuất cái gì ? Nói tóm lại, hãy bằng lòng với hiện tại các bác nhỉ. Mình chẳng sản xuất được gì, thì đi mua về sử dụng vậy, còn nói nội địa hóa cho vui thôi, vì ngay cả những chi tiết mà bác nói là nội địa hóa, thì cũng mua quy trình công nghệ, máy móc của người ta về sản xuất thôi. Có ai thèm nghiên cứu khoa học đâu mà đòi sản xuất. Em cam đoan với các bác (có thể cá 10 ăn 1) rằng : Việt nam không thể sản xuất một chi tiết máy xe oto nào trong vòng 30 năm nữa. Em không dám nói hơn, vì đến lúc đó em chết rồi. Mình là người việt nam, mà người việt nam thì đầu óc, khả năng chỉ có thế, vậy thì buốn làm gì bác. Sống phải vui lên, dù sao việt nam cũng yên bình, không có chiến tranh, vậy là mừng rồi. Chỉ mong đừng có ai máu lên, gây sự, đánh lộn tùm lum thì anh em ta ăn còn không có, lấy gì lái xe. Phải không các bác.
Một lần nữa xin các bác tha lỗi cho việc nói nhiều.