Hạng D
14/1/04
4.039
1.555
113
tp.HCM
@SHXang : em nghĩ bác lý tưởng hoá vấn đề khi nghĩ đến vai trò của các hãng xe TB phải giúp VN xd nền CNOTo !
Em chẳng hề bênh đám Vama này vì nó cũng đã xiết cổ em lè lưỡi , nhưng thường đánh giá vấn đề gì em cũng có cái nhìn công bằng . Bác cứ review lại các bài tranh luận của em từ xưa đến giờ luôn được số đông ủng hộ . Kể cả việc phải thay đổi cách nhận định có phải xe LD nào cũng vứt đi hay khg ? vốn tồn tại rất nhiều trong tâm lý chung của người sd xe .
Nền CNOto VN , nói thẳng ra đây là 1 thất bại của VN từ chính sách cho tới cách hành xử . khg đổ thừa cho các LD khg có thiện chí được vì :
-Đưa ra lý luận bất hợp lý khi đòi NDH lên đến mức 100% , boeing còn khg làm nổi .
-Chính sách thay đổi liên tục
-Thuế đã cao lại cứ theo chiều hướng tăng

Cho nên em bảo đảm tâm lý chung của các hãng là ăn được chừng nào thì ăn chứ chẳng anh nào có tâm huyết cả vì cái chính sách kỳ cục quá , khg giống ai . Điều này thấy rõ khi các hãng đều thủ cho mình 1 giấy phép NK trực tiếp , họ sẵn sàng và đã hù là sẽ dẹp hết , bán thanh lý mấy dây chuyền lắp ráp ở VN nếu VN khg sớm có 1 cách ứng xử lịch sự hơn . Em dám cá nếu bác là Vama thì bác cũng sẽ hành xử vậy thôi cho bõ ghét (nhưng tiếc là người gánh chịu lại là đám dân đen VN) . Làm ăn với nhà nước bầm dập lắm bác à (em đang làm thiết kế công trình nhà nước nên rất hiểu chuyện này)

Bên cạnh đó còn thấy VN còn khg có khả năng quản lý
-Thả nổi chất lượng xe
-Khg có luật chế tài để thi hành khi hãng nào đó làm khg đúng cam kết
-Biết là giá cao nhưng VN khg có giải pháp áp đặt giá trần cho SP mà lại cứ thế nhân % thuế lên , đổ lên đầu dân
...
Theo em, cha me phải nghiêm trị thì con cái mới ngoan được . Ở đây cha mẹ vô trách nhiệm quá nên chẳng thể trách con cái được

Nhung đó là nói chuyện chính sách . Còn nói cụ thể vào chuyện xe cộ thì bác nên đồng quan điểm với em khó có 1 chiếc xe nào đạt các chuẩn : đẳng cấp , sang trọng , bền bĩ , tiết kiệm , phù hợp túi tiền cả . Phân khúc của To trên TG và ở VN là nhằm vào 2 tiêu chí sau và nó đã thành công.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
22/9/07
102
0
0
Thấy các bác bàn kinh quá, em cũng ngứa mồm bàn vài câu.
Xét về ưu thế cạnh tranh thì Việt nam đứng thứ áp chót do các lý do nhé:
1. Cơ sở hạ tầng kém.
2. Luật pháp không rõ ràng, thủ tục hành chính rối rắm.
3. Tham nhũng tràn lan.
4. Không theo phe Tư bản chủ nghĩa (xung đột hệ tư tưởng)

Do đó có thể nói không bao giờ Việt nam được chọn để làm cơ sở phát triển nền công nghiệp ô tô cho đến bao giờ nền công nghiệp này vẫn được coi là tiên tiến và xương sống cho một số nền công nghiệp khác.

Các bác muốn có ngành công nghiệp ô tô thì nên bắt đầu bằng việc sử dụng xe ô tô Vinaxuki, Veam, Trường Hải, Vinamotor đi ạ. Về lâu dài may ra đây sẽ là cơ sở của ngành công nghiệp ô tô.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
8/4/09
58
0
0
54
Nội địa hoá hay không, cũng phải lấy dân làm gốc.
Buồn quá, đã ít tiền còn phải mua xe giá cao, đã hoạch định sai, lại thao thao nói ...
 
Hạng D
12/9/05
1.449
200
63
51
75kw nói:
Nội địa hoá hay không, cũng phải lấy dân làm gốc.
Buồn quá, đã ít tiền còn phải mua xe giá cao, đã hoạch định sai, lại thao thao nói ...

Thì lấy dân làm gốc thiệt mà bác, còn thành quả thì trên ngọn xxx hái :D
 
Hạng C
20/3/08
860
4
18
linhphan nói:
Nói thật chứ chiếc xe đạp mà còn xích líp trung Quốc thì mong gì oto. Đợi khi nào thế giới họ đi đĩa bay( như trong fim star war) họ bán lai công nghệ oto thì sẽ có xe made in Viet Nam 100%.

bác đừng nặng thành kiến như thế với Vn mình,Nhật Bản phải mất 50 năm mới có được nền công nghiệp xe hơi,Hàn Quốc mất 30 năm,dự đóan Trung Quốc còn nhanh hơn nữa.Nhưng nói đi thì phải nói lại,các nước trên họ độc lập chủ qụyền ,xây dựng kinh tế,công nghiệp ôto trước Vn rất lâu,ngay như TQ họ độc lập từ những năm 1950,VN ta thì đến 1975.Không kể Hàn Quốc hay Nhật Bản,ví dụ điển hình là TQ ,họ độc lập trước ta đến 25 năm,nhưng cho tới những năm gần đây họ mới sản xuất được otô,chưa kể họ đả từng được Nga hỗ trợ và giúp đở xây dưng nhà máy sản xuất xe otô(BJC),nhưng ta không có được sự hỗ trợ đó,xin hỏi vậy trong 25 năm,50 năm,hoặc 30 năm người Nhật hay Hàn ,TQ họ có cảm thấy nhục như bác nào đã nói,VN ta quan liêu hối lộ,TQ cũng đâu thua gì,các quan chức thay nhau vào nhà đá hay dựa cột hàng ngày đều trung lên mặt báo.Chỉ đơn giản họ có điều kiện đi trước ta,chứ không phải ta thua kém họ.
 
Hạng D
21/10/08
3.652
73.846
113
Miền Không Xác Định
CUMINV12 nói:
linhphan nói:
Nói thật chứ chiếc xe đạp mà còn xích líp trung Quốc thì mong gì oto. Đợi khi nào thế giới họ đi đĩa bay( như trong fim star war) họ bán lai công nghệ oto thì sẽ có xe made in Viet Nam 100%.

bác đừng nặng thành kiến như thế với Vn mình,Nhật Bản phải mất 50 năm mới có được nền công nghiệp xe hơi,Hàn Quốc mất 30 năm,dự đóan Trung Quốc còn nhanh hơn nữa.Nhưng nói đi thì phải nói lại,các nước trên họ độc lập chủ qụyền ,xây dựng kinh tế,công nghiệp ôto trước Vn rất lâu,ngay như TQ họ độc lập từ những năm 1950,VN ta thì đến 1975.Không kể Hàn Quốc hay Nhật Bản,ví dụ điển hình là TQ ,họ độc lập trước ta đến 25 năm,nhưng cho tới những năm gần đây họ mới sản xuất được otô,chưa kể họ đả từng được Nga hỗ trợ và giúp đở xây dưng nhà máy sản xuất xe otô(BJC),nhưng ta không có được sự hỗ trợ đó,xin hỏi vậy trong 25 năm,50 năm,hoặc 30 năm người Nhật hay Hàn ,TQ họ có cảm thấy nhục như bác nào đã nói,VN ta quan liêu hối lộ,TQ cũng đâu thua gì,các quan chức thay nhau vào nhà đá hay dựa cột hàng ngày đều trung lên mặt báo.Chỉ đơn giản họ có điều kiện đi trước ta,chứ không phải ta thua kém họ.


Người ta tự chế ra xe pháo, tàu bè và cả bom A từ lâu còn bác ngồi đây tự an ủi mình... rằng hồi nó mới sanh nó cũng...rứa
 
Hạng B2
30/9/08
187
0
0
Hôm nay rảnh rỗi vào thấy mọi người cũng quan tâm đến vấn đề này quá (em là người rất tâm huyết về NĐH xe máy cách đây đúng 10 năm). Em xin đưa ra ý kiến của riêng em để các bác tham khảo. xin phép nếu em hơi rông dài
Có 2 lý do vĩ mô kìm hãm nền CN ôtô xe máy nước ta.
1. Thể chế chính trị: Lý luận của Mark về nhà nước tư bản và XHCN đã đúng và luôn đúng các bác ạ, nếu bác nào làm doanh nghiệp riêng thì thấu hiểu hơn ai hết.
+ Nhà nước Tư bản là đại diện cho tầng lớp tư sản (ở Mỹ, Đức, Ý, Nhật rất nhiều nghị sĩ là các trùm tư bản sở hữu các tập đoàn) Nó bảo vệ tối đa quyền lợi của tầng lớp tư sản chính là các công ty và tập đoàn, các chính sách của nó là dài hơi và đúng đắn để cho các công ty phát triển. Ví dụ mới đây nhất về bảo hộ là khủng hoảng sảy ra các nước tư bản đã và đang tìm mọi cách dựng hàng rào thuế (tăng tối đa thuế nhập khẩu cho phép) thậm chí tạm ngừng nhập khẩu thép để bảo vệ ngành thép của họ. Khi các tập đoàn đã phát triển thì nhà nước tư bản sẽ tạo công bằng xã hội bằng tiền thuế thu được.
+ Nhà nước XHCN : Là nhà nước vì dân (bây giờ vẫn chính xác là vậy-không như các bác nói là chính phủ mặc kệ dân đâu). Mọi chính sách đều phục vụ cho đa số người dân vì thế mới có việc chính sách thay đổi liên tục cho phù hợp với các mục tiêu xã hội. Ví dụ mới đây là mặc dù nghành thép đang chết gần hết nhưng chính phủ không thể tăng thuế NK phôi lên mức tối đa (được phép 20%) mà chỉ tăng dần 5%-10% vì phải phục vụ chỉ tiêu chính là chỉ số tiêu dùng (nếu tăng giá thép tăng chỉ số tiêu dùng sẽ tăng). Các bác để ý thì sẽ thấy vị thế của doanh nghiệp rất thấp và chỉ được cải thiện trong những năm gần đây và còn lâu mới được như các nước khác. Có những thời điểm CP gần như vô cảm với doanh nghiệp (cả nhà nước và tư nhân). Như vậy thì làm sao DN phát triển nhanh được.
+ Chiến lược về ôtô xe máy như em đã đề cập rất cần sự đầu tư dài hơi (khoa học vật liệu, đội ngũ tri thức...) mà cái này chỉ có DN mới làm được (đến giờ chỉ có duy nhất VINAXUKI là thuê lao động Nhật bản sang để tham gia vào quá trình thiết kế). Vì dài hơi như vậy nên các DN rất cần sự cam kết hậu thuẫn của CP thì các DN mới mạnh dạn làm, không phải cam kết suông mà là sự bảo vệ và hậu thuẫn đến cùng như các nước TB (các bác thấy Obama, Đức, cứu ngành CN ôtô thế nào chứ). Đó chính là Niềm tin cho các DN xây dựng nền CN oto.
2. Điều hành chính sách bị định hướng (giật dây)
+ Một điều quá dễ hiểu mà học sinh lớp 1 cũng biết đó là các LD không muốn VN tự làm được xe (thế nó ăn cháo à). Có một điều nữa cũng là thông tin thú vị em hầu các bác. Toàn bộ các kiến nghị, các văn bản tư vấn lên bộ, lên CP của 3 LD xe máy Honda, Yamaha, Suzuki đều đi đến Đại sứ quán Nhật Bản nằm ở đương Liễu giai. Từ đây nó được trình lên CP Việt nam qua một văn phòng đặc trách. Các bác hiểu rồi chứ, ODA của Nhật đứng thứ mấy?? Ai là nước ủng hộ VN ở Liên hợp Quốc?? Trả lời được thì tự biêt phải làm gì rồi nhé. 55 doanh nghiệp xe máy của Việt nam trong đó có 30% là DN nhà nước phát triển như bão từ năm 1999 - 2001 đe doạ nghiêm trọng đến lợi nhuận của 3 LD Nhật bản, năm 2001 CP băt đâu điều chỉnh chính sách liên tục (qui định tỷ lệ SX chi tiết Động cơ, đồ nhựa...và vô lý nhất là diện tích nhà xưởng, không đủ T/C là chém. Ngày đó nhìn qua cũng biết là các bộ muốn chém hết các DN trong nước dưới chiêu bài chỉ để lại một số DN lớn để đầu tư trọng điểm (đến giờ có đầu tư mịa gì đâu) và LD bắt dầu hạ giá xe. kết quả là trong oánh ra (CP ta) ngoài oánh vô (các LD hạ giá). đến năm 2003 các DN xe máy VN cơ bản đã chết hết.
Thực ra vấn đề này rất khó, CP ta biêt, rất muốn nhưng lực bất tòng tâm nhìn vài chục DN nhà nước ra đi các bác ý cũng đau lòng lắm nhưng phải khôn khéo vì cần đạt nhiều mục đích nên phải hy sinh các DN lắp ráp Xe máy. Như ở TQ thì khác, đã LD thì TQ>51% và ghế TGĐ nhá, còn không thì té, TQ nó cũng chả cần ODA của thèng nào nên chả sợ ai vì vậy mà TQ không bị mắc cái nguyên nhân vĩ mô thứ 2 này.

Trên đây là tâm sự của em nhưng về CN xe máy, có thể hơi lạc đề xin các bác bỏ quá nhưng em nghĩ đọc xong thì các bác cũng có 1 chút liên tưởng đến CN Oto như một quan chức bộ Công nghiệp đã từng nói "mong rằng chính sách cho CN oto không mắc phải sai lầm như xe máy".
 
Hạng D
29/10/07
2.005
9.479
113
HCM
www.bsdinsight.com
4BVN nói:
Đọc bài báo này trên báo TN xong buồn như con chuồn chuồn.
"...Trong khi đó, ông Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp dẫn chứng một hình ảnh cụ thể: "Trong một chiếc Toyota lắp ráp tại Việt Nam, hiện các DN Việt Nam chỉ đóng góp được một chi tiết duy nhất đó là chiếc đinh ốc lắp biển số xe, đây cũng là bộ phận bị han gỉ đầu tiên trên chiếc xe này"."

http://www.thanhnien.co...0918/20090427220230.aspx

Nền công nghiệp ô tô của VN đây sao??? Toy LD và Toy Nhập có gì khác nhau đâu???

Quá đúng, xe em chiều hôm qua phải đi thay 2 con ốc gắn bản số phía sau, vì sợ nó lây lang món han gỉ tới cái thùng xe sau.

Hoan hô ngành công nghiệp ô-tô của ta!!!!
 
Hạng B1
19/2/08
80
21
8
RustedCar nói:
Hôm nay rảnh rỗi vào thấy mọi người cũng quan tâm đến vấn đề này quá (em là người rất tâm huyết về NĐH xe máy cách đây đúng 10 năm). Em xin đưa ra ý kiến của riêng em để các bác tham khảo. xin phép nếu em hơi rông dài
Có 2 lý do vĩ mô kìm hãm nền CN ôtô xe máy nước ta.
1. Thể chế chính trị: Lý luận của Mark về nhà nước tư bản và XHCN đã đúng và luôn đúng các bác ạ, nếu bác nào làm doanh nghiệp riêng thì thấu hiểu hơn ai hết.
+ Nhà nước Tư bản là đại diện cho tầng lớp tư sản (ở Mỹ, Đức, Ý, Nhật rất nhiều nghị sĩ là các trùm tư bản sở hữu các tập đoàn) Nó bảo vệ tối đa quyền lợi của tầng lớp tư sản chính là các công ty và tập đoàn, các chính sách của nó là dài hơi và đúng đắn để cho các công ty phát triển. Ví dụ mới đây nhất về bảo hộ là khủng hoảng sảy ra các nước tư bản đã và đang tìm mọi cách dựng hàng rào thuế (tăng tối đa thuế nhập khẩu cho phép) thậm chí tạm ngừng nhập khẩu thép để bảo vệ ngành thép của họ. Khi các tập đoàn đã phát triển thì nhà nước tư bản sẽ tạo công bằng xã hội bằng tiền thuế thu được.
+ Nhà nước XHCN : Là nhà nước vì dân (bây giờ vẫn chính xác là vậy-không như các bác nói là chính phủ mặc kệ dân đâu). Mọi chính sách đều phục vụ cho đa số người dân vì thế mới có việc chính sách thay đổi liên tục cho phù hợp với các mục tiêu xã hội. Ví dụ mới đây là mặc dù nghành thép đang chết gần hết nhưng chính phủ không thể tăng thuế NK phôi lên mức tối đa (được phép 20%) mà chỉ tăng dần 5%-10% vì phải phục vụ chỉ tiêu chính là chỉ số tiêu dùng (nếu tăng giá thép tăng chỉ số tiêu dùng sẽ tăng). Các bác để ý thì sẽ thấy vị thế của doanh nghiệp rất thấp và chỉ được cải thiện trong những năm gần đây và còn lâu mới được như các nước khác. Có những thời điểm CP gần như vô cảm với doanh nghiệp (cả nhà nước và tư nhân). Như vậy thì làm sao DN phát triển nhanh được.
+ Chiến lược về ôtô xe máy như em đã đề cập rất cần sự đầu tư dài hơi (khoa học vật liệu, đội ngũ tri thức...) mà cái này chỉ có DN mới làm được (đến giờ chỉ có duy nhất VINAXUKI là thuê lao động Nhật bản sang để tham gia vào quá trình thiết kế). Vì dài hơi như vậy nên các DN rất cần sự cam kết hậu thuẫn của CP thì các DN mới mạnh dạn làm, không phải cam kết suông mà là sự bảo vệ và hậu thuẫn đến cùng như các nước TB (các bác thấy Obama, Đức,  cứu ngành CN ôtô thế nào chứ). Đó chính là Niềm tin cho các DN xây dựng nền CN oto.
2. Điều hành chính sách bị định hướng (giật dây)
+ Một điều quá dễ hiểu mà học sinh lớp 1 cũng biết đó là các LD không muốn VN tự làm được xe (thế nó ăn cháo à). Có một điều nữa cũng là thông tin thú vị em hầu các bác. Toàn bộ các kiến nghị, các văn bản tư vấn lên bộ, lên CP của 3 LD xe máy Honda, Yamaha, Suzuki đều đi đến Đại sứ quán Nhật Bản nằm ở đương Liễu giai. Từ đây nó được trình lên CP Việt nam qua một văn phòng đặc trách. Các bác hiểu rồi chứ, ODA của Nhật đứng thứ mấy?? Ai là nước ủng hộ VN ở Liên hợp Quốc?? Trả lời được thì tự biêt phải làm gì rồi nhé. 55 doanh nghiệp xe máy của Việt nam trong đó có 30% là DN nhà nước phát triển như bão từ năm 1999 - 2001 đe doạ nghiêm trọng đến lợi nhuận của 3 LD Nhật bản, năm 2001 CP băt đâu điều chỉnh chính sách liên tục (qui định tỷ lệ SX chi tiết Động cơ, đồ nhựa...và vô lý nhất là diện tích nhà xưởng, không đủ T/C là chém. Ngày đó nhìn qua cũng biết là các bộ muốn chém hết các DN trong nước dưới chiêu bài chỉ để lại một số DN lớn để đầu tư trọng điểm (đến giờ có đầu tư mịa gì đâu) và LD bắt dầu hạ giá xe. kết quả là trong oánh ra (CP ta) ngoài oánh vô (các LD hạ giá). đến năm 2003 các DN xe máy VN cơ bản đã chết hết.
Thực ra vấn đề này rất khó, CP ta biêt, rất muốn nhưng lực bất tòng tâm nhìn vài chục DN nhà nước ra đi các bác ý cũng đau lòng lắm nhưng phải khôn khéo vì cần đạt nhiều mục đích nên phải hy sinh các DN lắp ráp Xe máy. Như ở TQ thì khác, đã LD thì TQ>51% và ghế TGĐ nhá, còn không thì té, TQ nó cũng chả cần ODA của thèng nào nên chả sợ ai vì vậy mà TQ không bị mắc cái nguyên nhân vĩ mô thứ 2 này.

Trên đây là tâm sự của em nhưng về CN xe máy, có thể hơi lạc đề xin các bác bỏ quá nhưng em nghĩ đọc xong thì các bác cũng có 1 chút liên tưởng đến CN Oto như một quan chức bộ Công nghiệp đã từng nói "mong rằng chính sách cho CN oto không mắc phải sai lầm như xe máy".


ui hay thật 
lâu lâu đọc được bài có giá trị thế,
quan điểm là quan điểm , tui muốn sửa chính trị đảng vì cái này đấy ^_^