Hạng F
1/6/15
5.527
29.076
113
Nhưng đường chỉ có 1 làn hỗn hợp hoặc 1 làn ô tô thì nó đồng nghĩa là cấm vượt mà bác, hay bác muốn vượt bên phải :D
Không đồng nghĩa, vì không vượt qua vạch được nên không vượt xe khác được chứ không cấm vượt xe khác, vì suy diễn nên mới lớ ngớ vạch - vượt và bị phạt oan đó.
 
  • Like
Reactions: bacai
Hạng D
24/10/14
1.859
1.592
113
TP.HCM
Không đồng nghĩa, vì không vượt qua vạch được nên không vượt xe khác được chứ không cấm vượt xe khác, vì suy diễn nên mới lớ ngớ vạch - vượt và bị phạt oan đó.
Trích: "
1 - Vạch nằm ngang
Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
- Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.
+ Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
+ [BCOLOR=#ffff00]Vạch dọc liền kép[/BCOLOR] thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy vớitốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
+ Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
+ Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình)....
Bác tham khảo ở đây:
http://www.baogiaothong.vn/cac-vach-ke-duong-trong-luat-giao-thong-duong-bo-d147656.html
 
Hạng F
8/7/16
5.097
10.650
113
Ở Hoàng Hoa Thám VT đường rộng có 2 vạch liền xe chạy rề rề kiếm nhà hàng, tìm địa chỉ, taxi chạy rề rề kiếm khách, xe máy cò xúm bu chèo kéo... đường rộng thành chật các xe thường cán vạch lấn sang phần đường ngược chiều để vượt. Bình thường giao thông, trật tự ngó lơ nhưng khi xảy ra tai nạn thì lại là cơ sở để xác định lỗi.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
vậy xe đi trước họ bật xi-nhan phải + chạy sát về bên phải, nhường cho anh vượt (đủ bề rộng để anh không cán vạch) a có vượt không hay vẫn đi sau đít xe đó?
Trích: "
...................................
+ Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
....................................
http://www.baogiaothong.vn/cac-vach-ke-duong-trong-luat-giao-thong-duong-bo-d147656.html

cần phải hiểu sự tách bạch giữa bảng cấm vượt và các vạch (liên tục / không liên tục) kẻ trên đường
 
  • Like
Reactions: ntt61 and atomlife
Hạng F
1/6/15
5.527
29.076
113
Trích: "
1 - Vạch nằm ngang
Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
- Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.
+ Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
+ [BCOLOR=#ffff00]Vạch dọc liền kép[/BCOLOR] thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy vớitốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
+ Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
+ Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình)....
Bác tham khảo ở đây:
http://www.baogiaothong.vn/cac-vach-ke-duong-trong-luat-giao-thong-duong-bo-d147656.html
Em rất nghi ngờ nguồn thông tin của bài báo này, làm gì có cái gọi là "các vạch kẻ đường trong Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2016 tại Việt Nam."
 
  • Like
Reactions: atomlife
Hạng D
24/10/14
1.859
1.592
113
TP.HCM
vậy xe đi trước họ bật xi-nhan phải + chạy sát về bên phải, nhường cho anh vượt (đủ bề rộng để anh không cán vạch) a có vượt không hay vẫn đi sau đít xe đó?


cần phải hiểu sự tách bạch giữa bảng cấm vượt và các vạch (liên tục / không liên tục) kẻ trên đường
Em đồng ý với bác là nếu xe trước tấp phải cho mình vượt thì mình vẫn vượt được. Nhưng trên thực tế thường xe trước chỉ tấp vào khoảng 1/2 xe để xe sau vượt lên cho tương đối "an toàn" với chiều ngược lại, và với khoảng rộng đó thì chắc chắn phải cán vạch lấn tuyến mới vượt được :D
Cái dòng chữ bác nói em nghĩ thực tế khó xảy ra lắm ah :D

P/S: Còn trong luật thì như em đưa link dẫn chứng, vẫn có nội dung lưu ý là cấm ô tô vượt khi đường vạch liền đó. Có điều link cũng là để tham khảo thêm thôi, còn chúng ta muốn an toàn thì cứ cố gắng tuân thủ luật trong phạm vị có thể là được.
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng D
24/10/14
1.859
1.592
113
TP.HCM
Em rất nghi ngờ nguồn thông tin của bài báo này, làm gì có cái gọi là "các vạch kẻ đường trong Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2016 tại Việt Nam."
Tham khảo thôi bác :D
Trên thực tế theo em có những sự việc tuy tách bạch nhưng nó có liên quan mật thiết với nhau, nên em mới dùng từ dồng nghĩa, là bởi vì rất khó để làm được.

Vd: Vì ghét Trạng nên Chúa Trịnh sai quân đến ỉa vào nhà Trạng. Khi quân đến Trạng cầm dao lăm lăm và bảo: "Chúa sai chúng bay đến ỉa nhưng không nói gì thêm, nên thằng nào đái là tao cắt....uuu". Thế là cả đám quân lính lủi thủi quay về :D
 
  • Like
Reactions: Honda 67
Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
nói thật với bác, xe trước bật xi-nhan phải, tấp vào bên phải, chỉ cần chừa được 1/2 chiều dọc xe là mình phi lên rồi, vì xe đó đã tạo đủ điều kiện cho xe sau biết có thể vượt.
bảng cấm vượt xe mới là bảng có hiệu lực không được vượt xe
Em đồng ý với bác là nếu xe trước tấp phải cho mình vượt thì mình vẫn vượt được. Nhưng trên thực tế thường xe trước chỉ tấp vào khoảng 1/2 xe để xe sau vượt lên cho tương đối "an toàn" với chiều ngược lại, và với khoảng rộng đó thì chắc chắn phải cán vạch lấn tuyến mới vượt được :D
Cái dòng chữ bác nói em nghĩ thực tế khó xảy ra lắm ah :D

P/S: Còn trong luật thì như em đưa link dẫn chứng, vẫn có nội dung lưu ý là cấm ô tô vượt khi đường vạch liền đó. Có điều link cũng là để tham khảo thêm thôi, còn chúng ta muốn an toàn thì cứ cố gắng tuân thủ luật trong phạm vị có thể là được.
 
  • Like
Reactions: ntt61