Ý của bác về việc căn cứ điều 27 em thấy hợp lý về mặt suy luận logic,chấp nhận!sgb345 nói:NGUYEN T nói:...
Trong QCVN 41: 2012/BGTVTQUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIAVỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ, những người soạn thảo đã KHÔNG NHẤT QUÁN trong các quy định về hiệu lực cỉa biển báo,vì vậy dẫn đến việc hiểu sai hiệu lực của các biển báo cấm. Mà cụ thể trong trường hợp này là biển 127 Hạn chế tốc độ tối đa.
......................
<span style=""color: #ff0000;"">e) Hiệu lực của biển hạn chế tốc độ tối đa bắt đầu từ vị trí đặt biển đến vị trí đặt biển số 134 "Hết hạn chế tốc độ tối đa" (hoặc đến vị trí đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).</span>
Theo em,quy định ở phần Phụ lục này mới là quy định đúng và phải chấp hành.
Nếu chỉ căn cứ theo nội dung cái Phụ lục chưa đầy đủ này để phủ nhận các quy định tại những điều luật khác, chúng ta sẽ phải chạy xe kiểu gì trong trường hợp phía sau một biển 40km/h ta gặp biển khác quy định 60km/h?
Theo quy định trong Phụ lục như bác nêu thì biển 40 vẫn chưa hết hiệu lực phía sau biển 60 nhé.
Do vậy, cá nhân mình theo quan điểm không thể căn cứ vào nội dung hạn chế ghi trong một Phụ lục để phủ nhận các quy định ghi trong các điều luật khác được.
Trong trường hợp cụ thể này, Điều 27 có hiệu lực thi hành cao hơn một Khoản ghi trong Phụ lục.
Giải thích:
Cá nhân mình cho rằng khi có sự mâu thuẫn giữa các điều luật ta có thể dựa trên một số nguyên tắc về mức độ ưu tiên về hiệu lực để thi hành. Ví dụ:
1- Một điều luật chính có hiệu lực thi hành cao hơn một điều luật phụ.
2- Một điều luật khung có hiệu lực cao hơn một điều luật cụ thể.
3- Một điều luật trong nội dung chính có hiệu lực cao hơn một điều luật ghi trong các phụ lục.
4- Một điều luật có lợi cho người dân được ưu tiên áp dụng hơn so với một điều luật gây bất lợi cho người dân.
v.v...
Trên những điểm nêu trên, hiệu lực của biển hạn chế tốc độ tối đa (biển số 127) phải được hiểu theo quy định tại "Điều 27- Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển", như bác Voleyball đã nêu, nghĩa là biển chỉ có hiệu lực tới 1- nơi đường giao nhau tiếp giáp, 2- vị trí đặt biển hết cấm (biển 134 và 135) và 3- (cái này không có trong luật nè) vị trí đặt biển hạn chế tốc độ mới (mức tốc độ thấp hơn hoặc cao hơn biển trước đó).
Trong trường hợp phía sau một biển 40km/h ta gặp biển khác quy định 60km/h?,thì khi gặp biển 60 km/h ta sẽ phải tuân thủ nó tahy vì đã tuân thủ biển 40 km/h kia. Cơ sở của việc này,theo em nằm ở đây:
Điều 22. Tác dụng của biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà nội dung biển đã thể hiện.
Nghĩa là,khi gặp cũng 1 loại biển báo mà khác nội dung, biển tiếp sau sẽ phủ nhận biển đứng trước,vì người lái xe thei điều 22,bắt buộc phải chấp hành biển báo cấm mà họ nhìn thấy trên đường đi.