Em không theo trường phái tất cả đi xuống bác. Nhà phố chỉ có tăng, khó giảm lắm bác, đặc biệt là các khu ( đang và sẽ) quy hoạch tốt. Ý em nói là [BCOLOR=#ff6600]khu em đang ở[/BCOLOR] sẽ khó tăng ( không giảm nữa) chứ không phải tất cả nhà phố các khu khác không tăng, do đó em đang tìm khu khác nhưng chưa được mà nhà nhỏ chật chội nên muốn lánh nạn cũng như trãi nghiệm ở chung cư như thế nào.
Còn chuyện mua nhà mà không vay thì bác xem lại " ai nhận định". Báo chí viết bài do chủ đầu tư bỏ tiền ra. Định hướng thế nào phải viết thế đó. Nếu mua căn hộ, theo em biết người mua phải tự bỏ ra trước 30% rồi mới đến đi vay ngân hàng, cho nên mấy dự án mới chắc chắn giờ này vẫn chưa đến phần ngân hàng giải ngân. Nếu người mua không vay, vậy tiền ở đâu mua bác? Người ta cũng rút tiền gửi ngân hàng, bán vàng?, kiều hối?. Em e là người có tâm lý giữ vàng thì khó người chịu buông vàng để mua chung cư. Nếu rút tiền gửi ngân hàng để mua nhà ==> số dư huy động của các ngân hàng có nguy cơ bị giảm ==> tỷ lệ cho vay/huy động của các ngân hàng tăng ( nôm na là tỷ lệ an toàn vốn) ==> ngân hàng có nguy cơ bị khống chế tăng trưởng tín dụng ==> giải ngân cho các dự án BĐS sẽ chậm, khó khăn hơn ==> nguy cơ các chủ đầu tư không đủ tiền xây hoàn thành cao lắm bác.
Em cũng đang thống kê một số số liệu liên quan, các ngân hàng bây giờ tỷ lệ cho vay BĐS cao lắm rồi bác, tiền gửi huy động phải tăng nhanh mới đủ bù. Nó còn phụ thuộc vào tăng trưởng GDP mới kéo theo tăng thu nhập dân cư ==> tiền mới nhiều đủ cho vay( ngoại trừ có dòng tiền nước ngoài đủ lớn chứ nội lực trong nước không đủ cho các đại dự án đâu)
Còn về 1% người nước ngoài/10 triệu dân bác lạc quan quá. Người Việt còn phải chạy đôn chạy đáo ra nước ngoài làm. Mãnh lực nào thu hút người nước ngoài vào VN. Họa chăng mấy công ty nghĩ ngon ăn, trốn thuế, rửa tiền ở VN còn dễ nên vậy thôi bác.
Nếu bác nhận định như vậy thì không cần hỏi nữa.