Thị trường BĐS ngay từ thời điểm 1993 đã bộc lộ là không phù hợp nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường nhà ở đúng nghĩa. Nhưng với nền kinh tế què quặt dựa trên bán rẻ tài nguyên thô (bao gồm cả con người) và vay mượn (bao gồm cả tự in tiền), nhưng có tăng trưởng cao là nhờ ở thời kỳ khai hoang và đặc biệt là nhờ lạm phát phi mã, từ phong trào nhà nhà đi buôn - người người đánh quả thì thị trường BĐS là mảnh đất màu mỡ nhất
do tiền mất giá quá xá và không có kênh nào hay như BĐS - găm giữ được tiền nhưng vẫn sinh lợi nhuận vì người nở nhưng đất không nở, hình thành một tầng lớp nhà đầu tư mới gọi nôm na là đầu cơ dẫn đến đã phát đi những tín hiệu sai lệch sau dẫn đến thị trường khủng khoảng: (i) tập trung quá lớn vào phân khúc cao cấp, (ii) lập các dự án với quy mô lớn tại những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thích ứng, và đặc biệt (iii) hai loại dự án này phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Do vậy, ngoài chuyện chủ đầu tư kê kích giá cho tham lợi nhuận quá nhiều dẫn đến giá cao, nhưng về cơ bản là rất nhiều và rất nhiều sản phẩm BĐS "ế" không phải vì giá mà vì không phù hợp với nhu cầu đúng nghĩa, đương nhiên trừ một số nhà đầu cơ bị kẹp, phần lớn bank bị kẹp chứ không phải chủ đầu tư. Khi bank bị kẹp bởi khá nhiều bởi các dự án hoặc "cao cấp" hoặc "chưa đủ cơ sở vật chất" thì đương nhiên nhiều dự án khác vạ lây, kéo khá nhiều nguồn lực của xã hội bị dính chùm.
Phát biểu của bác Lọ dường như đã được các nhà đầu cơ chờ đợi, với hy vọng sẽ thổi luồng sinh khí mới giúp thị trường BĐS ấm trở lại. Nhưng vậy thì đi về đâu hỡi em nhưng dự án cao cấp hay những dự án mà có thể lắp đặt được các trạm phong điện. Quan điểm của bác Lọ là <span style=""color: #ff6600;"">"Phải có rà soát, đánh giá để xác định thực trạng tài chính và nguyên nhân nếu có thua lỗ của DN BĐS. Đồng thời, phải thận trọng khi tiếp thêm nguồn tài chính cho thị trường này
bởi mặt bằng giá BĐS quá cao so với khả năng của số đông người dân và so với giá trị thực do bị làm giá, mua đi bán lại qua nhiều tay trong giai đoạn trước đây. Nếu cho DN vay để hình thành loại BĐS đang ở tình trạng thanh khoản kém sẽ làm tăng tình trạng mất cân đối trên thị trường. Còn nếu cho vay mua BĐS trong điều kiện tính minh bạch của thị trường thấp, chưa có biện pháp xử lý tình trạng làm giá sẽ làm giá tăng lên, đối tượng cần hỗ trợ nhà ở càng khó khăn khi tiếp cận nhà ở và như vậy chỉ các nhà đầu tư có lợi. Quan trọng hơn, nếu không kiểm soát cho vay BĐS sẽ khó kiểm soát lạm phát, khó đưa lãi suất trở về mặt bằng thấp hơn hiện nay, kéo dài khó khăn cho nền kinh tế và đời sống nhân dân"</span>.
Sự điều chỉnh chính sách linh hoạt & lãi suất NH hợp lý, với mục tiêu cao cả định hướng dòng tiền vào các phân khúc có tính thanh khoản để tăng thu cho ngân sách , tạo việc làm, thúc đẩy nhiều ngành khác phát triển và đặc biệt là tăng GDP.
Những sản phẩm có tính thanh khoản cao và chưa hoàn thiện mới được ưu tiên.
![Frown :( :(]()
![Frown :( :(]()
![Frown :( :(]()