Tập Lái
10/6/16
42
143
33
48
“Kéo” sân bay Long Thành về TP.Hồ Chí Minh có khả thi?
LĐO | 03/06/2020 | 06:29

Đang có ý kiến đề xuất nên sáp nhập một phần huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) vào “Thành phố phía Đông” của TPHCM. Ảnh: Quang Duy

Đang có ý kiến đề xuất nên sáp nhập một phần huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) vào “Thành phố phía Đông” của TPHCM. Ảnh: Quang Duy
Play
00:00
04:36
Mute
Voices

Mới đây, một số ý kiến đề xuất nên mở rộng Thành phố phía Đông (gồm quận 2, 9, Thủ Đức) của TPHCM sang một phần huyện Long Thành (cả sân bay Quốc tế Long Thành) và Nhơn Trạch (Đồng Nai) để tăng nội lực, có dư địa phát triển về kinh tế - xã hội. Đề xuất này đang nhận được nhiều quan điểm trái chiều.
Tầm nhìn cho tương lai?
Theo đánh giá của các chuyên gia, khu đô thị phía Đông TPHCM này hình thành, khả năng sẽ trở thành đô thị loại 1. Vì khu đô thị mới Thủ Thiêm là nòng cốt của quận 2, khu Vingroup tại quận 9, khu Đại học Quốc gia… nhập lại dân số khoảng 1 triệu người, tương đương với TP.Đà Nẵng và đông hơn nhiều tỉnh khác.
Nói về tầm nhìn và động lực để phát triển, TPHCM phát triển suốt mấy chục năm qua với tốc độ có thể nói đã đạt ngưỡng bão hòa. Những năm qua TPHCM muốn tăng trưởng GRDP thêm 1% không đơn giản. Do đó thành phố phải tìm động lực mới vì tốc độ phát triển đang chậm dần.


Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM - việc thành lập thành phố phía Đông của TPHCM sẽ tạo điều kiện cho các nguồn lực mới để tạo đà phát triển, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Khi chúng ta nói đến khu đô thị sáng tạo phía Đông hoàn toàn không tách rời không gian đô thị cũ, về mặt không gian đô thị các khu vực đều có gắn kết với nhau. Hiện nay TPHCM đang xây dựng đề án khu đô thị sáng tạo, đây là việc làm cụ thể chính sách thành phố đã thông qua. Thành phố phía Đông cũng không thể tách rời khu vực trung tâm như quận 1, quận 3, cũng không tách rời các tỉnh lân cận.
Nói về mặt quy hoạch, rõ ràng không thể thoát ra khỏi không gian năng động của vùng trung tâm Đông Nam Bộ, bắt đầu từ Long Khánh qua Dầu Giây (Đồng Nai), kéo dài qua Tân Uyên (Bình Dương) hay Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Bà Rịa - Vũng Tàu...
Với tầm nhìn lâu dài, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, nếu Nhơn Trạch và Long Thành là một phần của TPHCM sẽ tương đồng với sự phát triển của Hà Nội sau khi sắp xếp lại địa giới hành chính. Ngoài ra, trục cảnh quan của TPHCM không chỉ có sông Sài Gòn, mà còn có cả sông Đồng Nai. Còn về tầm nhìn lâu dài đối với cả nước, với khu vực, nếu có thêm Nhơn Trạch, có thêm sân bay Long Thành, TPHCM thực sự là đầu tàu của cả nước.
Sẽ tính đến trong tương lai
Với những nhà phát triển bất động sản thì xét về mặt kinh tế nếu như ý tưởng đề xuất này thành hiện thực thì “Thành phố phía Đông” sẽ trở thành một khu trung tâm mới, đô thị mới đúng nghĩa và nâng tầm giá trị hơn rất nhiều.
Nhơn Trạch và Long Thành nếu được sáp nhập về TPHCM sẽ trở thành một khu đô thị sân bay, với điểm nhấn trung tâm là sân bay quốc tế Long Thành thì sự hình thành các khu vực phụ cận và phụ trợ hàng không sẽ thu hút nguồn đầu tư khổng lồ. Không những giúp TPHCM giải quyết được vấn đề giãn dân mà còn giúp thành phố có thêm quỹ đất rất lớn để phát triển bất động sản trong dài hạn.
Bên cạnh đó, khu vực 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) theo Quy hoạch đang tập trung khá nhiều cảng biển là một lợi thế để phát triển logistic của vùng, tạo đà phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm cho rằng, hiện tại nên tập trung nguồn lực cho việc sáp nhập 3 quận của TPHCM thành lập Thành phố phía Đông trước. Việc mở rộng ra khu vực lân cận có thể sẽ tính đến trong tương lai. Bởi sự tương đồng về mặt quy mô và các yếu tố nền tảng còn phải xem xét trong quá trình sáp nhập. Cần xác định vai trò như thế nào trong tổng thể chiến lược khu Đông để xem xét về sự cần thiết hay không trong giai đoạn này.
Trả lời phỏng vấn báo Lao Động về ý tưởng đề xuất này, ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho rằng, đề xuất sáp nhập sân bay Long Thành vào TPHCM là không khả thi. Ông Vĩnh cho biết, ông có nắm được đề xuất về việc xây dựng thành phố phía Đông của TPHCM, còn thông tin về việc sáp nhập các huyện cũng như sân bay Long Thành vào TPHCM là thông tin từ đề xuất mang tính cá nhân. Khi nào có thông tin từ hệ thống chính trị thì mới xem xét.
 
Hạng B2
22/4/20
205
378
63
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM - ..............................................................................................................
Bác này thật đáng nể, lời nói ra như khuôn vàng thước ngọc, cứ vậy mà cân ký bán.
Cơ mà có khi nào 70 năm sau, nó thành sự thật không ta.
 
Tập Lái
10/6/16
42
143
33
48
Tiếp tục chi trả hơn 170 tỷ đồng tiền đền bù, hỗ trợ người dân vùng dự án Sân bay Long Thành
Cập nhật lúc 22:38, Thứ Năm, 11/06/2020 (GMT+7)
(ĐN) - Ông Lê Văn Tiếp, Phó chủ tịch UBND H.Long Thành cho biết, hôm nay 12-6, H.Long Thành sẽ thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đợt 2 cho người dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế (Sân bay) Long Thành.
Người dân nhận tiền đền bù, hỗ trợ trong đợt chi trả đầu tiên vào ngày 18-5
Người dân nhận tiền đền bù, hỗ trợ trong đợt chi trả đầu tiên vào ngày 18-5
Theo đó, trong đợt 2, H.Long Thành sẽ chi trả hơn 170 tỷ đồng cho 148 hộ dân trong khu vực dự án Sân bay Long Thành. Trước đó, vào ngày 18-5, UBND H.Long Thành đã thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đợt 1 cho 17 hộ dân đầu tiên với số tiền gần 70 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, việc chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân thuộc khu vưc ưu tiên giải phóng mặt bằng (khu vực 1,8 ngàn ha) dự án Sân bay Long Thành sẽ được chia làm 3 đợt và sẽ hoàn thành trong tháng 6-2020. Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án Sân bay Long Thành là hơn 5,3 ngàn ha, trong đó diện tích đất để làm sân bay là 5 ngàn ha, còn lại là đất thu hồi thực hiện 2 khu tái định cư. Giai đoạn 1, H.Long Thành sẽ tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực 1,8 ngàn ha để có thể bàn giao mặt bằng khu vực này cho chủ đầu tư khởi công xây dựng Sân bay Long Thành giai đoạn 1 trong năm 2021.
Đến thời điểm hiện tại, cơ bản các hộ dân đã đồng thuận chủ trương, địa phương đã kiểm đếm và áp giá bồi thường. Trong khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng dự án Sân bay Long Thành có khoảng 630ha đất thuộc quyền sử dụng của 1.007 hộ gia đình, cá nhân. Phần diện tích còn lại là đất của Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai. Đối với phần diện tích của Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai, hiện UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.
Phạm Tùng
 
Hạng B2
18/12/15
390
4.727
93
Sau sự cố như hôm qua mới thấy vùng TP.HCM ít nhất phải có 2 sân bay tầm cỡ ... mới sự cố nhỏ đã tê liệt ... Nong Thành phải nhanh thôi ... giống Seoul có Incheon và Gimpo, Tokyo có Haneda và Narita ... Mà rất nhiều người đang so sánh TP.HCM tương lai như Seoul và Tokyo ...hehe