Nguy cơ đô thị “ma” bủa vây sân bay Long Thành
LAM CHIỀU | 24/06/2020, 11:30:00
ENTERNEWS.VN Tham vọng xây dựng đô thị có quy mô 15.000 ha quanh sân bay Long Thành trong khi bài toán về thu hút người dân tới định cư vẫn đang bỏ ngỏ cho thấy nguy cơ đô thị “ma” bủa vây.
Hạ tầng chưa hoàn thiện, việc xây dựng đô thị 15.000 ha tại vùng II sân bay Long Thành tiềm ẩn nguy cơ tạo thành các đô thị ma tiếp theo. Ảnh: Sơ đồ quy hoạch vùng chức năng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Với tổng vốn đầu tư dự kiến 16 tỷ USD trên diện tích 5.000 ha, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tham vọng xây dựng sân bay Long Thành trở thành cảng hàng không tầm cỡ quốc tế, tương đương với cảng Incheon Hàn Quốc hay cảng Hong Kong.
“Tham vọng” khu đô thị đi trước sân bay
Theo đó, đơn vị này triển khai mô hình thành phố sân bay, dịch vụ vận chuyển hàng không làm trung tâm để hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, logistics, dịch vụ thương mại, đồng bộ như một đô thị nhưng không phát triển về khu dân cư.
Thay vào đó, để tận dụng nguồn lực từ kinh tế sân bay, khu vực 15.000 ha của vùng 2 sân bay sẽ được quy hoạch thành các khu đô thị, cụm đô thị vệ tinh với các khu dân cư hiện hữu, đô thị thông minh.
Có thể thấy tham vọng của Đồng Nai với sân bay Long Thành thực sự lớn. Tuy nhiên, theo TS Dương Như Hùng - Trưởng khoa Quản lý Công nghiệp, ĐH Bách khoa TP.HCM, với quy mô phục vụ 100 triệu hành khách/năm, sẽ cần khoảng 100.000 nhân viên làm việc hàng ngày tại sân bay Long Thành. Nhu cầu nhà ở, đô thị thiết yếu nhất hiện là để phục vụ 100.000 nghìn người lao động này.
Thế nhưng, đáng nói với quy hoạch vùng 2 lên tới 15.000 ha, đối chiếu theo diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019, số diện tích này sẽ phục vụ chỗ ở lên tới 6 triệu người. Hay chiếu từ quy hoạch tổng thể 1/500 của dự án Century City Sân Bay Long Thành được phê duyệt ngày 27/4/2020.
Với tổng diện tích dự án 49,8 ha, quy mô dân số được phê duyệt tối đa 10.000 người. Như vậy, với tỷ lệ trên, quy mô 15.000 ha sẽ cung cấp chỗ ở lên tới hơn 3 triệu người.
Dễ thấy, với con số dễ thở hơn là 3 triệu người người dường như vẫn đang cách quá xa với tình hình thực tế sau khi sân bay Long Thành đi vào vận hành.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc chuẩn bị một đại đô thị sân bay với quy mô 15.000 ha là quá sớm, bởi hiện tại việc xây dựng sân bay Long Thành vẫn chưa ai chắc được bao giờ sẽ hoàn thành.
Hơn hết, đô thị sân bay cũng chịu nhiều tác động như ô nhiễm tiếng ồn, cách xa khu trung tâm, hệ thống hạ tầng chưa hoàn thiện. Để thu hút con số hàng triệu người về đây sinh sống, định cư là rất khó, và nếu không thu hút được cư dân thì viễn cảnh đại đô thị “ma” rất dễ diễn ra.
Theo TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn, việc đô thị đi trước sân bay cũng sẽ gây hậu quả lớn như việc xuất hiện đầu cơ đất, thổi giá, gây khó khăn trong quá trình triển khai, giải phóng mặt bằng, xây dựng sân bay.
Bài học từ đô thị ma Nhơn Trạch
Thực tế, từ hơn 20 năm trước, tỉnh Đồng Nai cũng đã từng ôm tham vọng biến huyện Nhơn Trạch với diện tích 8.000 ha thành đô thị loại II, đồng thời là đô thị vệ tinh của TP.HCM vào năm 2020. Thế nhưng sau ngần ấy năm, trải qua bao cuộc sốt đất, khủng hoảng, Nhơn Trạch vẫn chỉ là một “đô thị ma” không hơn không kém.
Cụ thể, mượn danh đô thị vệ tinh TP.HCM, những năm qua mỗi khi có thông tin xôn xao về công trình hạ tầng kết nối giữa Nhơn Trạch và TP.HCM như xây cầu nối quận 9 – Nhơn Trạch năm 2006, sân bay quốc tế Long Thành 2014, hay cầu Cát Lái 2016,.. khiến thị trường Nhơn Trạch lạo lập tức “sốt ảo”.
Tại Nhơn Trạch, dễ bắt gặp những biệt thự, nhà phố bỏ hoang lác đác, những dự án quây tôn cùng mưa nắng không có dấu hiệu thi công.
Theo đánh giá của các kiến trúc sư, Nhơn Trạch là điển hình cho kiểu phát triển đô thị đi trước hạ tầng, và là bài học cho những đô thị phát triển sau này, nhất là khu đô thị quanh sân bay Long Thành.
LAM CHIỀU | 24/06/2020, 11:30:00
ENTERNEWS.VN Tham vọng xây dựng đô thị có quy mô 15.000 ha quanh sân bay Long Thành trong khi bài toán về thu hút người dân tới định cư vẫn đang bỏ ngỏ cho thấy nguy cơ đô thị “ma” bủa vây.
Hạ tầng chưa hoàn thiện, việc xây dựng đô thị 15.000 ha tại vùng II sân bay Long Thành tiềm ẩn nguy cơ tạo thành các đô thị ma tiếp theo. Ảnh: Sơ đồ quy hoạch vùng chức năng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Với tổng vốn đầu tư dự kiến 16 tỷ USD trên diện tích 5.000 ha, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tham vọng xây dựng sân bay Long Thành trở thành cảng hàng không tầm cỡ quốc tế, tương đương với cảng Incheon Hàn Quốc hay cảng Hong Kong.
“Tham vọng” khu đô thị đi trước sân bay
Theo đó, đơn vị này triển khai mô hình thành phố sân bay, dịch vụ vận chuyển hàng không làm trung tâm để hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, logistics, dịch vụ thương mại, đồng bộ như một đô thị nhưng không phát triển về khu dân cư.
Thay vào đó, để tận dụng nguồn lực từ kinh tế sân bay, khu vực 15.000 ha của vùng 2 sân bay sẽ được quy hoạch thành các khu đô thị, cụm đô thị vệ tinh với các khu dân cư hiện hữu, đô thị thông minh.
Có thể thấy tham vọng của Đồng Nai với sân bay Long Thành thực sự lớn. Tuy nhiên, theo TS Dương Như Hùng - Trưởng khoa Quản lý Công nghiệp, ĐH Bách khoa TP.HCM, với quy mô phục vụ 100 triệu hành khách/năm, sẽ cần khoảng 100.000 nhân viên làm việc hàng ngày tại sân bay Long Thành. Nhu cầu nhà ở, đô thị thiết yếu nhất hiện là để phục vụ 100.000 nghìn người lao động này.
Thế nhưng, đáng nói với quy hoạch vùng 2 lên tới 15.000 ha, đối chiếu theo diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019, số diện tích này sẽ phục vụ chỗ ở lên tới 6 triệu người. Hay chiếu từ quy hoạch tổng thể 1/500 của dự án Century City Sân Bay Long Thành được phê duyệt ngày 27/4/2020.
Với tổng diện tích dự án 49,8 ha, quy mô dân số được phê duyệt tối đa 10.000 người. Như vậy, với tỷ lệ trên, quy mô 15.000 ha sẽ cung cấp chỗ ở lên tới hơn 3 triệu người.
Dễ thấy, với con số dễ thở hơn là 3 triệu người người dường như vẫn đang cách quá xa với tình hình thực tế sau khi sân bay Long Thành đi vào vận hành.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc chuẩn bị một đại đô thị sân bay với quy mô 15.000 ha là quá sớm, bởi hiện tại việc xây dựng sân bay Long Thành vẫn chưa ai chắc được bao giờ sẽ hoàn thành.
Hơn hết, đô thị sân bay cũng chịu nhiều tác động như ô nhiễm tiếng ồn, cách xa khu trung tâm, hệ thống hạ tầng chưa hoàn thiện. Để thu hút con số hàng triệu người về đây sinh sống, định cư là rất khó, và nếu không thu hút được cư dân thì viễn cảnh đại đô thị “ma” rất dễ diễn ra.
Theo TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn, việc đô thị đi trước sân bay cũng sẽ gây hậu quả lớn như việc xuất hiện đầu cơ đất, thổi giá, gây khó khăn trong quá trình triển khai, giải phóng mặt bằng, xây dựng sân bay.
Bài học từ đô thị ma Nhơn Trạch
Thực tế, từ hơn 20 năm trước, tỉnh Đồng Nai cũng đã từng ôm tham vọng biến huyện Nhơn Trạch với diện tích 8.000 ha thành đô thị loại II, đồng thời là đô thị vệ tinh của TP.HCM vào năm 2020. Thế nhưng sau ngần ấy năm, trải qua bao cuộc sốt đất, khủng hoảng, Nhơn Trạch vẫn chỉ là một “đô thị ma” không hơn không kém.
Cụ thể, mượn danh đô thị vệ tinh TP.HCM, những năm qua mỗi khi có thông tin xôn xao về công trình hạ tầng kết nối giữa Nhơn Trạch và TP.HCM như xây cầu nối quận 9 – Nhơn Trạch năm 2006, sân bay quốc tế Long Thành 2014, hay cầu Cát Lái 2016,.. khiến thị trường Nhơn Trạch lạo lập tức “sốt ảo”.
Tại Nhơn Trạch, dễ bắt gặp những biệt thự, nhà phố bỏ hoang lác đác, những dự án quây tôn cùng mưa nắng không có dấu hiệu thi công.
Theo đánh giá của các kiến trúc sư, Nhơn Trạch là điển hình cho kiểu phát triển đô thị đi trước hạ tầng, và là bài học cho những đô thị phát triển sau này, nhất là khu đô thị quanh sân bay Long Thành.
Thấy gì ở giá bất động sản Long Thành?
Hạ Vy | 26/06/2020 06:56
0
Dù giao dịch không có dấu hiệu đột phá nhưng giá BĐS khu vực này vẫn liên tục leo thang. Nếu so với thời điểm trước Tết, giá đất nơi đây ghi nhận tăng thêm 15-20%.
Giá vẫn âm thầm tăng
Mục sở thị tại thị trường BĐS Long Thành cho thấy giá đất vẫn tiếp tục tăng lên theo làn sóng thông tin sân bay Long Thành sắp khởi công. Giá đất ở một số khu vực chạm mốc 30-40 triệu đồng/m2, ngang ngửa với khu vực ven Tp.HCM.
Liên hệ theo thông tin tại các tờ dán rao bán nhà đất tại khu vực này, nhận thấy, giá đất thổ cư thấp nhất nơi đây cũng đã 15 triệu đồng/m2 (đất trong hẻm, đường nhỏ), còn với các dự án có mặt tiền rộng gần các khu vực cư dân hiện hữu giá đất đa số chạm mốc 30-40 triệu đồng/m2. Riêng một số khu dân cư gần quốc lộ 51 đi vào, đường lớn, thuộc khu vực buôn bán sầm uất giá hiện tại dao động khoảng 70-80 triệu đồng/m2.
Tìm hiểu được biết, so với cùng kì năm ngoái mức giá nhà đất tại Long Thành tăng trung bình khoảng 20-30%. Mức tăng giá nhanh nhất ở khu vực này diễn ra vào khoảng đầu năm 2018 đến giữa năm 2019 khi mà các thông tin sân bay xuất hiện. Trước đó, cuộc đua tăng giá cũng đã âm thầm trong hoạt động mua bán của giới đầu tư, đổ về săn đất nền. Hiện tại, theo ghi nhận, mức độ tăng giá đã có phần hạ nhiệt, phần vì ảnh hưởng của dịch bệnh, phần nữa là mức giá hiện tại đã chạm ngưỡng khá cao so với mặt bằng chung giá khu vực lân cận.
Giá đất khu vực này vẫn âm thầm thiết lập mặt bằng giá mới dù giao dịch còn khá khiêm tốn. Ảnh: Hạ Vy
Tuy nhiên, so với thời điểm trước Tết, giá bán trên thị trường thứ cấp của các dự án đất nền đã tăng ít nhất 15%, có một số dự án tăng đến 20% mặc dù giao dịch không mấy sáng sủa.
Theo khảo sát trước đó, tính đến tháng 9/2019 giá đất khu vực gần dự án sân bay Long Thành tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, giá nhà đất tại các khu vực phụ cận phía Nam sân bay để phát triển dịch vụ như Bàu Cạn, Tân Hiệp, Phước Bình liên tục "nhảy múa" trong thời gian ngắn.
Một môi giới BĐS khu vực cho hay, mức giá thấp nhất tại thị trường Long Thành ở hiện tại cũng đã 15-16 triệu đồng/m2, nhưng đất trong hẻm xe máy. Riêng, đất dự án dù chưa có sổ cũng đã ở mức 20-25 triệu đồng/m2. Nói về biên độ tăng giá, môi giới này hứa hẹn, trong vòng một năm giá chắc chắn sẽ tăng ít nhất 25%. Đối với đất dự án, đến thời điểm ra được sổ giá có thể tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên, khi được hỏi, nếu bỏ tiền lướt sóng ở thời điểm này thì như thế nào, môi giới này cho hay, nếu lướt sóng trong vòng 6 tháng đến 1 năm có thể được vài trăm triệu. Nhưng, tốt nhất nên để dài hạn khoảng 2-3 năm, lúc đó đất dự án ra sổ thì giá sẽ tăng gấp nhiều lần.
Tiềm năng lớn nhưng cũng cần thận trọng
Nếu so với khu vực lân cận như Nhơn Trạch hay Bà Rịa – Vũng Tàu thì giá BĐS tại Long Thành có phần cao hơn do nơi đây đang được hưởng loạt lợi thế về hạ tầng giao thông cũng như thông tin dự án sân bay Long Thành sắp khởi công.
Không thể phủ nhận, Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) là hai địa phương có tiềm năng và là động lực để Đồng Nai phát triển bứt phá cũng như tạo nên sự khác biệt trong định hướng tương lai.
Tuy nhiên, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang khi nói về câu chuyện đầu tư BĐS Long Thành thì cho rằng, nếu dân cư sân bay phát triển trước sân bay thì có lý do để đầu tư BĐS. Còn nếu sân bay có trước, cư dân có sau thì khó đầu tư, người dân sẽ ít về gần đó để sinh sống khi đã có sân bay. Theo đó, phương án cư dân giãn ra Nhơn Trạch, hay Phú Mỹ thì sẽ tốt để đầu tư hơn.
Cũng theo ông Quang, hiện giá đất Long Thành nói riêng, Đồng Nai nói chung cũng đã khá cao, cho nên việc đầu tư cũng cần được cân nhắc để biên độ lợi nhuận có thể đạt như kì vọng.
Trả lời trên Diễn đàn doanh nghiệp trước đó, ông Nguyễn Hữu Vinh, một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS chia sẻ: Trong thực tế, nhu cầu về nhà ở và đất nền tại Đồng Nai không phải là quá cao so với các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội… Vì vậy, nếu người dân cứ "tham lam" và lao theo vòng xoáy BĐS ở thời điểm này là rất nhạy cảm.
Chưa kể, hiện nay xuất hiện một số NĐT tay ngang, "cò" đất… tung tin về các khu đất chưa đầy đủ tính pháp lý nhưng đã tự vẽ quy hoạch, phân lô bán nền khiến nhiều địa phương phải dựng biển cảnh báo về các chiêu trò này cho người dân được biết là rất đáng lo ngại.
Theo vị chuyên gia này, những thông tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng về tính pháp lý của các khu đất được đem ra để phân lô, bán nền không chỉ khiến cho người dân "tiền mất, tật mang" mà còn khiến cho các cơ quan chức năng phải đau đầu để tìm ra các giải pháp, nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng đầu cơ, lũng đoạn như thời gian vừa qua.
Cũng theo một số ý kiến chuyên gia trong ngành, việc đầu tư để đón đầu Dự án sân bay Long Thành hay một dự án cao tốc là chuyện hết sức bình thường, nhưng cũng có nhiều câu chuyện cười ra nước mắt vì đón đầu nhầm chỗ.
Không thể phủ nhận, đất đai ở khu vực quanh dự án sân bay Long Thành đang rất hấp dẫn nên không ít dự án quảng cáo ăn theo, nhưng có một thực tế, sân bay là khu dịch vụ khép kín, khách ra khỏi sân bay thì cũng đi thẳng về thành phố chứ ít khi mua bán gì được ở đây. Đất khu vực ngoài sân bay vẫn chỉ là đất nông nghiệp. Do đó, việc quan sát, tìm hiểu kỹ càng về tiềm năng của dự án, uy tín chủ đầu tư, pháp lý… hay hơn là việc đu theo câu chuyện của sân bay Long Thành để quảng bá. Theo các chuyên gia, nếu người mua không tỉnh táo NĐT rất dễ sập bẫy hoặc mua phải đất không đúng giá trị thực.
Hạ Vy | 26/06/2020 06:56
0
Dù giao dịch không có dấu hiệu đột phá nhưng giá BĐS khu vực này vẫn liên tục leo thang. Nếu so với thời điểm trước Tết, giá đất nơi đây ghi nhận tăng thêm 15-20%.
- Cận cảnh khu đất hơn 1,8 nghìn ha đang thu hồi làm sân bay Long Thành
- Thu hồi 39.000m2 đất cho dự án xây sân bay Long Thành
- Chi tiết giá đền bù từng loại đất dự án sân bay Long Thành
Giá vẫn âm thầm tăng
Mục sở thị tại thị trường BĐS Long Thành cho thấy giá đất vẫn tiếp tục tăng lên theo làn sóng thông tin sân bay Long Thành sắp khởi công. Giá đất ở một số khu vực chạm mốc 30-40 triệu đồng/m2, ngang ngửa với khu vực ven Tp.HCM.
Liên hệ theo thông tin tại các tờ dán rao bán nhà đất tại khu vực này, nhận thấy, giá đất thổ cư thấp nhất nơi đây cũng đã 15 triệu đồng/m2 (đất trong hẻm, đường nhỏ), còn với các dự án có mặt tiền rộng gần các khu vực cư dân hiện hữu giá đất đa số chạm mốc 30-40 triệu đồng/m2. Riêng một số khu dân cư gần quốc lộ 51 đi vào, đường lớn, thuộc khu vực buôn bán sầm uất giá hiện tại dao động khoảng 70-80 triệu đồng/m2.
Tìm hiểu được biết, so với cùng kì năm ngoái mức giá nhà đất tại Long Thành tăng trung bình khoảng 20-30%. Mức tăng giá nhanh nhất ở khu vực này diễn ra vào khoảng đầu năm 2018 đến giữa năm 2019 khi mà các thông tin sân bay xuất hiện. Trước đó, cuộc đua tăng giá cũng đã âm thầm trong hoạt động mua bán của giới đầu tư, đổ về săn đất nền. Hiện tại, theo ghi nhận, mức độ tăng giá đã có phần hạ nhiệt, phần vì ảnh hưởng của dịch bệnh, phần nữa là mức giá hiện tại đã chạm ngưỡng khá cao so với mặt bằng chung giá khu vực lân cận.
Giá đất khu vực này vẫn âm thầm thiết lập mặt bằng giá mới dù giao dịch còn khá khiêm tốn. Ảnh: Hạ Vy
Tuy nhiên, so với thời điểm trước Tết, giá bán trên thị trường thứ cấp của các dự án đất nền đã tăng ít nhất 15%, có một số dự án tăng đến 20% mặc dù giao dịch không mấy sáng sủa.
Theo khảo sát trước đó, tính đến tháng 9/2019 giá đất khu vực gần dự án sân bay Long Thành tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, giá nhà đất tại các khu vực phụ cận phía Nam sân bay để phát triển dịch vụ như Bàu Cạn, Tân Hiệp, Phước Bình liên tục "nhảy múa" trong thời gian ngắn.
Một môi giới BĐS khu vực cho hay, mức giá thấp nhất tại thị trường Long Thành ở hiện tại cũng đã 15-16 triệu đồng/m2, nhưng đất trong hẻm xe máy. Riêng, đất dự án dù chưa có sổ cũng đã ở mức 20-25 triệu đồng/m2. Nói về biên độ tăng giá, môi giới này hứa hẹn, trong vòng một năm giá chắc chắn sẽ tăng ít nhất 25%. Đối với đất dự án, đến thời điểm ra được sổ giá có thể tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên, khi được hỏi, nếu bỏ tiền lướt sóng ở thời điểm này thì như thế nào, môi giới này cho hay, nếu lướt sóng trong vòng 6 tháng đến 1 năm có thể được vài trăm triệu. Nhưng, tốt nhất nên để dài hạn khoảng 2-3 năm, lúc đó đất dự án ra sổ thì giá sẽ tăng gấp nhiều lần.
Tiềm năng lớn nhưng cũng cần thận trọng
Nếu so với khu vực lân cận như Nhơn Trạch hay Bà Rịa – Vũng Tàu thì giá BĐS tại Long Thành có phần cao hơn do nơi đây đang được hưởng loạt lợi thế về hạ tầng giao thông cũng như thông tin dự án sân bay Long Thành sắp khởi công.
Không thể phủ nhận, Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) là hai địa phương có tiềm năng và là động lực để Đồng Nai phát triển bứt phá cũng như tạo nên sự khác biệt trong định hướng tương lai.
Tuy nhiên, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang khi nói về câu chuyện đầu tư BĐS Long Thành thì cho rằng, nếu dân cư sân bay phát triển trước sân bay thì có lý do để đầu tư BĐS. Còn nếu sân bay có trước, cư dân có sau thì khó đầu tư, người dân sẽ ít về gần đó để sinh sống khi đã có sân bay. Theo đó, phương án cư dân giãn ra Nhơn Trạch, hay Phú Mỹ thì sẽ tốt để đầu tư hơn.
Cũng theo ông Quang, hiện giá đất Long Thành nói riêng, Đồng Nai nói chung cũng đã khá cao, cho nên việc đầu tư cũng cần được cân nhắc để biên độ lợi nhuận có thể đạt như kì vọng.
Trả lời trên Diễn đàn doanh nghiệp trước đó, ông Nguyễn Hữu Vinh, một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS chia sẻ: Trong thực tế, nhu cầu về nhà ở và đất nền tại Đồng Nai không phải là quá cao so với các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội… Vì vậy, nếu người dân cứ "tham lam" và lao theo vòng xoáy BĐS ở thời điểm này là rất nhạy cảm.
Chưa kể, hiện nay xuất hiện một số NĐT tay ngang, "cò" đất… tung tin về các khu đất chưa đầy đủ tính pháp lý nhưng đã tự vẽ quy hoạch, phân lô bán nền khiến nhiều địa phương phải dựng biển cảnh báo về các chiêu trò này cho người dân được biết là rất đáng lo ngại.
Theo vị chuyên gia này, những thông tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng về tính pháp lý của các khu đất được đem ra để phân lô, bán nền không chỉ khiến cho người dân "tiền mất, tật mang" mà còn khiến cho các cơ quan chức năng phải đau đầu để tìm ra các giải pháp, nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng đầu cơ, lũng đoạn như thời gian vừa qua.
Cũng theo một số ý kiến chuyên gia trong ngành, việc đầu tư để đón đầu Dự án sân bay Long Thành hay một dự án cao tốc là chuyện hết sức bình thường, nhưng cũng có nhiều câu chuyện cười ra nước mắt vì đón đầu nhầm chỗ.
Không thể phủ nhận, đất đai ở khu vực quanh dự án sân bay Long Thành đang rất hấp dẫn nên không ít dự án quảng cáo ăn theo, nhưng có một thực tế, sân bay là khu dịch vụ khép kín, khách ra khỏi sân bay thì cũng đi thẳng về thành phố chứ ít khi mua bán gì được ở đây. Đất khu vực ngoài sân bay vẫn chỉ là đất nông nghiệp. Do đó, việc quan sát, tìm hiểu kỹ càng về tiềm năng của dự án, uy tín chủ đầu tư, pháp lý… hay hơn là việc đu theo câu chuyện của sân bay Long Thành để quảng bá. Theo các chuyên gia, nếu người mua không tỉnh táo NĐT rất dễ sập bẫy hoặc mua phải đất không đúng giá trị thực.
Tăng tốc xây sân bay Long Thành
22-06-2020 - 08:06 AM|Thời sự trong nước
Chia sẻ
Dự án sân bay Long Thành bắt đầu vào giai đoạn nước rút, tăng tốc để bàn giao mặt bằng triển khai thi công
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo bằng văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến UBND tỉnh Đồng Nai về việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành). Trong khi đó, dự kiến trong tháng 6-2020, Hội đồng Thẩm định nhà nước sẽ trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt dự án đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Chưa có tiền lệ nên làm chắc từng bước
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, dự án xây dựng sân bay Long Thành được Chính phủ giao Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư bước lập dự án. Còn dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án sân bay Long Thành do tỉnh làm chủ đầu tư với phạm vi khoảng 5.000 ha. "Đầu tháng 6-2020, các đơn vị chức năng đã thực hiện giải ngân được hơn 1.200 tỉ đồng nguồn vốn được bố trí cho dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành" - UBND tỉnh Đồng Nai thông tin.
Nói về tiến độ thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, theo UBND tỉnh, đây là dự án đồ sộ chưa có tiền lệ nên công tác chuẩn bị có thể nói là rất công phu và giai đoạn giải tỏa mặt bằng được đánh giá đúng với câu "vạn sự khởi đầu nan". Hiện với dự án thành phần giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai đang tập trung ngay việc triển khai 2 khu tái định cư (Lộc An - Bình Sơn và Bình Sơn) phục vụ di dời dân cư và kiểm đếm, áp giá, bồi thường 1.165 ha để bàn giao cho Bộ Giao thông Vận tải xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1. Trong đó, việc xây các khu tái định cư đang được thực hiện với tốc độ cao, còn công tác thu hồi đất được thực hiện "cuốn chiếu" theo từng khu vực, riêng tiền bồi thường cho các hộ giải tỏa tái định cư đã được chuyển đến tay người dân theo từng đợt.
"UBND huyện Long Thành đã hoàn thành 2 đợt chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 165 hộ dân đầu tiên với số tiền hơn 240 tỉ đồng. Cụ thể, đợt 2, chi trả hơn 170 tỉ đồng cho 148 hộ dân trong khu vực dự án sân bay. Đợt 1, chi trả cho 17 hộ dân đầu tiên với số tiền gần 70 tỉ đồng" - UBND tỉnh Đồng Nai cho biết. Cũng theo tỉnh này, dự kiến ban đầu việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ sẽ chia làm 3 đợt. Tuy nhiên, vì số hộ dân đông, nguồn tiền chi trả lớn nên việc chi trả sau đó đã được thực hiện thành nhiều đợt. Tổng cộng, trong khu vực ưu tiên nhất về giải phóng mặt bằng, có 1.007 hộ dân phải di dời để phục vụ xây dựng sân bay giai đoạn 1, dự kiến được khởi công vào năm 2021, với diện tích 1.800 ha trong tổng 5.000 ha diện tích xây dựng sân bay. Trong đó, khoảng 630 ha đất thuộc quyền sử dụng của 1.007 hộ gia đình, các cơ sở của nhà nước, phần diện tích còn lại là đất của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
Đặc biệt, cách đây vài ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - ông Võ Văn Chánh - đã ký quyết định thu hồi đất do Bưu điện tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam sử dụng ở vùng lõi xã Suối Trầu cũ - xã duy nhất trong 6 xã được giải tỏa trắng để xây sân bay, đã được thu hồi.
UBND huyện Long Thành đã hoàn thành 2 đợt chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 165 hộ dân đầu tiên với số tiền hơn 240 tỉ đồng
Linh động giải quyết
"Giai đoạn đầu bao giờ cũng khó khăn. Người dân trong diện tái định cư đến lúc này cơ bản là hài lòng và ủng hộ cơ quan chức năng với khối lượng công việc quá lớn nhưng thực hiện khá tốt. Chúng tôi cũng muốn góp phần giúp tỉnh nhà thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng cho việc khởi công sân bay đã cận kề…" - ông Nguyễn Lượng, một hộ dân bị giải tỏa ở xã Suối Trầu, bày tỏ.
Theo thông tin từ UBND huyện Long Thành, trong quá trình thực hiện giải tỏa và tái định cư, thỉnh thoảng xảy ra những thay đổi đột xuất, tuy nhiên các bên thực hiện dự án đều có kịch bản chuẩn bị sẵn. Chẳng hạn mới đây, trong việc tái định cư, trước đây một số người dân đăng ký chỗ ở tại khu tái định cư Bình Sơn nhưng sau đó lại có mong muốn được thay đổi nguyện vọng, chuyển về khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Lý do có thể vì khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn đã được khởi công xây dựng trước. Với vấn đề này, đáp ứng nguyện vọng của người dân, tỉnh Đồng Nai cũng đã chấp nhận sắp xếp lại theo nguyện vọng.
Một vấn đề khác nảy sinh trong việc quy hoạch xây dựng khu tái định cư, đó là ở khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, ban đầu dự kiến xây dựng 4 block nhà cao tầng, giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân, vừa tạo điểm nhấn cho khu vực. Tuy nhiên, sau khi có thay đổi về số lượng người dân đăng ký nguyện vọng tái định cư, tỉnh Đồng Nai đã đưa ra phương án điều chỉnh bỏ 3 block nhà cao tầng, chuyển thành các lô đất tái định cư, chỉ giữ lại một block nhà cao tầng để làm điểm nhấn. Hiện phương án này đang được gấp rút xem xét.
Theo ghi nhận, tại công trường 5 hạng mục hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, công tác thi công đang được gấp rút thực hiện. Theo kế hoạch, trong tháng 8, những hộ tái định cư đầu tiên sẽ nhận suất tái định cư tại đây. Hết năm 2020, hạ tầng cơ bản sẽ hoàn thành, song song đó, tại nhiều nơi đã bắt đầu công việc khởi công từng phần xây dựng sân bay.
Xây dựng kho, đường ống dẫn nhiên liệu
UBND tỉnh Đồng Nai và Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cùng các đơn vị liên quan cũng vừa có buổi làm việc xung quanh vấn đề xây dựng kho và đường ống dẫn nhiên liệu phục vụ cho toàn hệ thống sân bay cả trong quá trình thi công và vận hành sau này.
Theo đó, ACV và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cùng nghiên cứu kế hoạch quy hoạch kho xăng dầu đầu nguồn có thể đặt tại điểm cảng Gò Dầu với diện tích 15 ha. Theo đề nghị ban đầu, các đơn vị đã đề xuất phương án vận chuyển xăng dầu từ kho đầu nguồn theo tuyến ống đến sân bay. Vì vậy, có thể xây dựng hệ thống ống dẫn nối từ cảng Gò Dầu đi dọc theo cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (về sân bay) hoặc đường ống nối từ cảng Phú Hữu về sân bay.
Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG
Gạch em áo dài đỏ dzú to
Tin tuc hang ngay, Showbiz Việt
Chủ Nhật, 28/06/2020 19:48:35 Hotline: 0901 514 799
- Thời sự - Xã hội
- Giao thông
- Kinh tế
- Chất lượng sống
- Pháp luật
- Văn hóa giải trí
- Thể thao
- Công nghệ
- Thế giới
- Đi ++
- Truyền hình GT
Tin thể thao Thời sự hôm nay Tin thế giới mới nhất Dịch viêm phổi ở Trung Quốc ở Việt Nam
Văn hóa giải trí Showbiz Điện ảnh Âm nhạc Sách
Trường Giang tiết lộ Trấn Thành, Hari Won là đại gia ngầm đất Long Thành
11:09, 27/06/2020
Trường Giang tiết lộ gia đình Trấn Thành - Hari Won rất giàu, là đại gia bất động sản.
Tin tức trong ngày hôm nay
Vốn là cặp vợ chồng đắt show nhất nhì showbiz Việt nên tài sản của Hari Won - Trấn Thành luôn là điều khiến nhiều người tò mò. Trong hậu trường chương trình "Chọn ai đây" mới đây, Trường Giang đã tiết lộ cặp vợ chồng này là một "đại gia bất động sản".
Cụ thể, khi Trường Giang bỏ giày Tây để đi một đôi giày thể thao đế cao trẻ trung, Khả Như đã đá xoáy chiều cao của đàn anh, cho rằng Trường Giang đi đôi giàu kiểu này cao thêm được mấy phân nên tiện cả đôi đường. Đáp lại, nam danh hài giải thích đây là giày mà vợ anh mua chứ anh không thích đi giày hiệu mà đi thế nào cũng được.
Lúc này, Khả Như cho rằng, Trường Giang để tiền mua nhà mua đất chứ không mua giày. Nghe thấy vậy, chàng hề xứ Quảng lập tức khẳng định chắc nịch: "Nhà đất ở đây là ai? Còn ai ngoài vợ chồng Trấn Thành, Hari Won. Hai vợ chồng nhà ấy mới mua đất ở Long Thành, mua chỗ nào tôi biết luôn".
Play Video
Không thể chối được, Hari Won đã ngượng ngùng trả lời rằng miếng đất mà vợ chồng cô mua ở Long Thành rất nhỏ, không đáng là bao. Cô mong mọi người đừng đồn thổi là gia đình cô giàu có.
Tuy nhiên, Vũ Hà đã nhanh chóng nhấn mạnh, nhà vợ chồng Hari Won và Trấn Thành rất giàu. Cả hai đã mua đất ngay sau sân bay Long Thành để sau này xây nhà. "Tôi phải công nhận nhà này giàu dễ sợ", anh cảm thán.
Thực tế trước đây, Trường Giang cũng từng tiết lộ cơ ngơi giàu có của vợ chồng Trấn Thành, Hari Won. Anh cho biết, cặp vợ chồng giàu nhất showbiz. Hai vợ chồng đều kiếm tiền nhưng Hari Won không biết tiêu tiền. Bản thân Hari Won chỉ đi hát mà cũng có thể mua được nhà 20 tỷ đồng. Cô cũng không bao giờ tiêu tiền của mình mà toàn tiêu tiền của chồng.
Tin tuc hang ngay, Showbiz Việt
Trường Giang tiết lộ Trấn Thành, Hari Won là đại gia ngầm đất Long Thành
Trường Giang tiết lộ vợ chồng Trấn Thành - Hari Won đã mua một miếng đất ở ngay sau sân bay Long Thành
...
Đầu tư đất đai thì cứ kiếm "Sâu đất" mà học hỏi, đừng học theo "Sâu bít" là chết mất ngáp, nhóe.
Để tấu hài. Sắp tới mấy anh mua ngoài LT chắc cần tấu hài nhiều.Mua đất Long Thành để mở tiệm sửa máy bay hả các anh?